Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Các biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc
4.2.4. So sánh các mặt biểu hiện của tính tích cực ở các nhóm người lao động khác nhau
4.2.4.1. So sánh tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội biểu hiện ở khía cạnh nhận thức của các nhóm người lao động khác nhau
Để so sánh tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội biểu hiện ở khía cạnh nhận thức của các nhóm người lao động khác nhau tác giả luận án đã sử dụng phép kiểm định One way ANOVA cho các cặp so sánh 3 biến trở lên và phép kiểm định T-test so sánh các cặp 2 biến, kết quả được thể hiện ở bảng số liệu 4.9 như sau:
Bảng 4.9. So sánh tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội biểu hiện ở khía cạnh nhận thức của các nhóm NLĐ khác nhau
Phân nhóm ĐTB ĐLC Mức ý nghĩa
Giới tính: Nam 3,02 0,25 t(548) =.3.110;p
= 0.002
Nữ 2,96 0,21
Loại hình Doanh nghiệp:
Doanh nghiệp
nhà nước 3,05 0,18 t(548) = 3.110;
p = 0.002 Doanh nghiệp
FDI 2,93 0,27
Tuổi 18-27 3,00 0,23 F(3.500)=.908;
p = 0.00
28-37 2,93 0,20
38-46 3,09 0,23
trên 47 2,83 0,22
Trình độ Tiểu học, THCS 2,90 0,27 F(3.401) = 3.412; p = 0.00
THPT 2,90 0,09
Trung cấp,
cao đẳng 3,01 0,05
Đại học,
sau đại học 3,24 0,31
Vị trí làm việc
Trực tiếp
sản xuất 2,91 0,21
F(2.426) = 3.828; p = 0.00 Nhân viên các
phòng ban 3,01 0,05
Lãnh đạo, quản lý
3,24 0,31
Các số liệu ở bảng 4.9 trên cho thấy về mặt nhận thức có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm nam và nữ. Trong đó nhóm lao động nam, (ĐTB = 3,02, ĐLC = 0,25, nữ ĐTB = 2,96; ĐLC = 0,21) t(548) =.3.110; p=0.002
So sánh tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội biểu hiện ở khía cạnh nhận thức của người lao động thuộc doanh nghiệp Nhà nước và người lao động thuộc doanh nghiệp FDI, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Người lao động thuộc doanh nghiệp nhà nước (ĐTB = 3,05;
ĐLC = 0,18; ĐTB doanh nghiệp FDI = 2,93; ĐLC = 0,27).t(548)= 3.110, p = 0.002. Điều này cho sự khác biệt này có liên quan đến cách thức tổ chức của từng loại hình doanh nghiệp, chính sách của từng doanh nghiệp đối với các hoạt động xã hội.
Nhóm người lao động có tuổi đời từ 28-37 có (ĐTB cao nhất = 3,09; ĐLC = 0,23), Nhóm NLĐ có tuổi đời trên 47 ĐTB thấp nhất (ĐTB = 2,83; ĐLC = 0,22).
Nhóm người lao động có trình độ tiểu học và THPT có ĐTB bằng nhau (ĐTB = 2,90). Nhóm có trình độ trung cấp, cao đẳng, (ĐTB = 3,01; ĐLC = 0,50), nhóm trình độ đại học, sau đại học, ĐTB = 3,24; ĐLC = 0,31). Như vậy, nhóm người lao động có trình độ càng cao có xu hướng đánh giá về ý nghĩa và lợi ích của việc tham gia các hoạt động xã hội cao hơn nhóm người lao động phổ thông. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. F(3.401) = 3.412; p = 0.00.
Nhóm người lao động có vị trí làm việc khác nhau cũng có nhận thức khác nhau. Trong đó nhóm người lao động làm ở cương vị lãnh đạo, quản lý có nhận thức cao hơn, (ĐTB = 3,01; ĐLC = 0,50). Sau đó là nhóm người lao động phòng ban (ĐTB = 3,31; ĐLC = 0,05) và nhóm những người công nhân lao động trực tiếp nhận thức ở mức thấp hơn, (ĐTB = 2,91; ĐLC = 0,21). Sự khác này có ý nghĩa về mặt thống kê F (2.426) = 3.828; p = 0.00.
4.2.4.2. So sánh tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội biểu hiện ở mặt sẵn sàng, chủ động của các nhóm người lao động khác nhau
Bảng 4.10. So sánh tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội biểu hiện ở mặt sẵn sàng chủ động của các nhóm NLĐ khác nhau
Phân nhóm ĐTB ĐLC Mức ý nghĩa
Giới tính: Nam 2,96 0,37 t(548) =
1.561;p = 0.11
Nữ 2,91 0,36
Loại hình Doanh nghiệp:
Doanh nghiệp
nhà nước 2,91 0,38 t(548) =-
1.369; p = 0.11 Doanh nghiệp
FDI 2,96 0,35
Tuổi 18-27 2,97 0,35 F(3.429;
1.581; p = 0.00
28-37 2,83 0,32
38-46 3,00 0,38
trên 47 2,71 0,21
Trình độ Tiểu học, THCS 2,75 0,29 F(4.403) = 5.472; p = 0.00
THPT 2,83 0,31
Trung cấp,
cao đẳng 3,05 0,33
Đại học,
sau đại học 3,23 0,37
Vị trí làm việc
Công nhân 2,80 0,30 F(2.429)=
7.919;p = 0.00 Nhân viên các
phòng ban 3,05 0,33
Lãnh đạo,
quản lý 3,23 0,37
Các số liệu ở bảng 4.10 cho thấy về tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động biểu hiện ở sự sẵn sàng, chủ động không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm nam và nữ. Trong đó nhóm lao động nam, ĐTB = 2,96;
ĐLC = 0,37, nữ ĐTB = 2,91; ĐLC = 0,36. t(548) = 1.561; p = 0.11
So sánh tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội biểu hiện ở mặt sẵn sàng, chủ động của người lao động thuộc doanh nghiệp Nhà nước và người lao động thuộc doanh nghiệp FDI, kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Người lao động thuộc doanh nghiệp nhà nước (ĐTB = 2,91; ĐLC = 0,38), ĐTB doanh nghiệp FDI = 2,96; ĐLC = 0,35, t(548) = -1.369;
p = 0.11.
Tuy nhiên khi so sánh sự sẵn sàng, chủ động của nhóm người lao động theo các nhóm tuổi khác nhau cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong đó nhóm người lao động có độ tuổi từ 38-46 có (ĐTB cao nhất = 3,00; ĐLC = 0,38).
Tiếp đến là nhóm người lao động có độ tuổi từ 18-27(ĐTB = 2,97; ĐLC = 0,35).
Nhóm người lao động có ĐTB thấp nhất là nhóm người lao động có độ tuổi từ trên 47(ĐTB = 2,71; ĐLC = 0,21).
Nhóm người lao động có trình độ đại học, sau đại học có (ĐTB cao nhất = 3,23; ĐLC = 0,37). Tiếp đến là nhóm người lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng, (ĐTB = 3,05; ĐLC = 0,33) và nhóm có trình độ tiểu học có (ĐTB thấp nhất = 2,75; ĐLC = 0,29). Như vậy, nhóm người lao động có trình độ cao sự sẵn sàng, chủ động càng cao. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, trong đó F(4.403) = 5.472, p = 0.00
Nhóm người lao động có vị trí làm việc khác nhau sự sẵn sàng, chủ động tham gia các hoạt động xã hội cũng khác nhau. Trong đó nhóm người lao động làm ở cương vị lãnh đạo, quản lý có sự sẵn sàng, chủ động cao hơn các nhóm khác.
(ĐTB = 3,23; ĐLC = 0,37) sau đó là nhóm người lao động làm ở các phòng ban, (ĐTB = 3,05; ĐLC = 0,33) và nhóm những người công nhân lao động trực tiếp sự sẵn sàng, chủ động ở mức thấp nhất, (ĐTB = 2,80; ĐLC = 0,30) Sự khác này có ý nghĩa về mặt thống kê. F(2.429)= 7.919, p = 0.00.
4.2.4.3. So sánh tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội biểu hiện ở hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó của các nhóm người lao động khác nhau
Bảng 4.11. So sánh tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội biểu hiện ở hành động kiên trì, nỗ lực vƣợt khó của các nhóm NLĐ khác nhau
Phân nhóm ĐTB ĐLC Mức ý nghĩa
Giới tính: Nam 3,28 0,32 t(548) =2.253, p
= 0.02
Nữ 3,22 0,29
Loại hình Doanh nghiệp:
Doanh nghiệp
nhà nước 3,26 0,31 t(548) = -.535, p
= 0.59 Doanh nghiệp
FDI 3,25 0,30
Tuổi
18-27 3,27 0,30 F(3.545); .609; p
= 0.00
28-37 3,20 0,30
38-46 3,32 0,30
trên 47 3,10 0,31
Trình độ
Tiểu học, THCS 3,20 0,27 F(3.545) = .720, p = 0.00
THPT 3,20 0,27
Trung cấp,
cao đẳng 3,30 0,36
Đại học,
sau đại học 3,36 0,29
Vị trí làm việc
Công nhân 3,20 0,27 F(2.533)= 1.064,
p = 0.00 Nhân viên các
phòng ban 3,36 0,29
Lãnh đạo,
quản lý 3,30 0,36
Các số liệu ở bảng 4.11 cho thấy về tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động biểu hiện ở hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó không có sự khác biệt giữa nhóm nam và nữ. Trong đó nhóm lao động nam (ĐTB = 3,28; ĐLC = 0,32), nữ (ĐTB = 3,22; ĐLC = 0,29). t(548) = 2.253, p = 0.02. Nhóm người lao động ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau cũng không có sự khác biệt. Số liệu cho thấy: Ở loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp nhà nước (ĐTB = 3,26; ĐLC = 0,31), ĐTB Doanh nghiệp FDI = 3,25; ĐLC = 0,30. t(548) =-.535, p = 0.59
Tuy nhiên khi so sánh hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó của nhóm người lao động theo các nhóm tuổi khác nhau cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong đó, nhóm người lao động có độ tuổi từ trên 38-46 có (ĐTB cao nhất = 3,32; ĐLC = 0,30), nhóm người lao động có độ tuổi từ trên 49 (ĐTB= 3,10; ĐLC = 0,31). F(3.545); .609; p = 0.00.
Nhóm người lao động có trình độ đại học, sau đại học có (ĐTB cao nhất = 3,30, ĐLC = 0,36). Tiếp đến là nhóm người lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng, (ĐTB = 3,20; ĐLC = 0,27 và nhóm trình độ tiểu học (ĐTB = 3,20; ĐLC = 0,27). Như vậy, nhóm người lao động có trình độ cao sự nỗ lực càng cao. F(3.545)
= .720, p = 0.00.
Nhóm người lao động có vị trí làm việc khác nhau hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó tham gia các hoạt động xã hội cũng khác nhau. Trong đó, nhóm người lao động làm ở cương vị lãnh đạo, quản lý hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó cao hơn các nhóm khác (ĐTB = 3,30; ĐLC = 0,36), sau đó là nhóm người lao động làm ở các phòng ban (ĐTB = 3,36; ĐLC = 0,29) và nhóm những người công nhân lao động hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó ở mức thấp nhất (ĐTB = 3,20; ĐLC = 0,29), sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. F(2.533) = 1.064, p = 0.00
4.3. Các yếu tố yếu tố thuộc về cá nhân ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động
Tính tích cực của người lao động có mối liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố liên quan là một mảng rất rộng liên quan đến tính tích cực tham gia các hoạt động của người lao động, tác giả luận án chỉ giới hạn ở những yếu tố có mối quan hệ trực tiếp đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động cụ thể có 2 nhóm yếu tố thuộc về cá nhân và các yếu tố thuộc về tổ chức như sau:
4.3.1. Các yếu tố thuộc về cá nhân 4.3.1.1. Yếu tố tính trách nhiệm
Yếu tố tính trách nhiệm cũng có mối tương quan thuận tương đối chặt chẽ với tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động (r = .442; p
< 0,001).
Xem xét mối tương quan giữa yếu tố tính trách nhiệm với các mặt biểu hiện của tính tích cực cho thấy: Có mối tương quan thuận với các mặt biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội như với mặt nhận thức r =.184; p < 0,001);
mặt sẵn sàng chủ động r = .377; p < 0,001; mặt kiên trì r =.455; p < 0,001. Điều này cho thấy tính trách nhiệm càng cao thì tính tích cực tham gia các hoạt động càng cao. Ngược lại nếu người lao động không có tính trách nhiệm thì sẽ không thể tham gia một cách tích cực.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tính trách nhiệm được biểu hiện ở khía cạnh được tham gia các hoạt động xã hội đó là niềm vui, bổn phận (ĐTB = 3,24; ĐLC = 0,46). Điều này cho thấy người lao động đã hiểu được trách nhiệm của mình đối với xã hội, với tập thể, điều mà người lao động phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình mà không thể thoái thác. Đó là ý thức trách nhiệm là biểu hiện của tấm lòng, từ trái tim, từ trong tâm khảm mỗi người. Điều này thể hiện tinh thần trách nhiệm với vai trò là một công dân, họ luôn có ý thức làm tròn trách nhiệm của mình trước tập thể, xã hội. Điển hình qua chia sẻ với anh T.N.T công ty Apatit Lào Cai cho biết: “Mình nhận thấy đã là thành viên của tập thể thì phải có trách nhiệm trước hoạt động chung của tập thể. Vì ai cũng hiểu quyền lợi luôn đi kèm với trách nhiệm mà..”, ngoài ra không chỉ tham gia mà bản thân còn phải vận động đồng nghiệp, người thân cùng tham gia (ĐTB = 3,22; ĐLC = 0,68). Khi người lao động ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với tập thể, xã hội họ không chỉ dừng lại ở việc nhận trách nhiệm về mình mà còn cần phải vận động, lan tỏa các giá trị tốt đẹp đó cho những người xung quanh. Đó là việc làm hết sức cần thiết với vai trò là thành viên trong tập thể, luôn chấp hành dù việc đó là việc khó (ĐTB = 3.18; ĐLC
= 0,67). Điều này thể hiện rõ bản chất của giai cấp công nhân, lực lượng đi đầu
trong các phong trào, không đùn đẩy trách nhiệm, hay dựa dẫm vào người khác (ĐTB = 3,03; ĐLC = 0,68) và bản thân thấy mình cần phải làm nhiều việc hơn nữa cho bạn bè, đồng nghiệp và cộng đồng chỉ đạt (ĐTB = 3,02; ĐLC = 1,07. Điều này đòi hỏi cán bộ Công đoàn và lãnh đạo doanh nghiệp cần quan tâm tới việc giáo dục giá trị, ý thức trách nhiệm cho người lao động. Đây chính là biện pháp phát huy tính tích cực cho người lao động.
4.3.1.2. Yếu tố nhu cầu giao tiếp
Yếu tố nhu cầu giao tiếp cũng có mối tương quan thuận tương đối chặt chẽ với tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động (r = .430**); p < 0,001).
Xem xét mối tương quan giữa yếu tố nhu cầu giao tiếp với các mặt biểu hiện của tính tích cực cho thấy : Có mối tương quan thuận nhưng không chặt chẽ với các mặt biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội như với mặt nhận thức r = .151; p < 0,001); mặt sẵn sàng chủ động r = .510; p < 0,001;mặt kiên trì r = .294; p < 0,001. Điều này cho thấy nếu người lao động có tính thiện cảm trong giao tiếp ở mức cao thì sẽ phát huy tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tính thiện chí trong giao tiếp thể hiện ở sự thích bày tỏ sự thiện cảm với một người nào đó” (ĐTB = 3,76; ĐLC = 0,90). Khi có sự thiện cảm giúp cho người lao động xây dựng mối quan hệ lâu dài, tạo sự gần gũi, gắn bó với nhau trong một tập thể, tham gia hoạt động kỷ niệm thấy rất vui mừng (ĐTB = 3,75; ĐLC = 0,92), rất thông cảm với những người không có bạn thân (ĐTB = 3,72; ĐLC = 0,92). Điều này cho thấy người lao động có sự thiện cảm với người khác khá cao, chính vì lẽ đó nên người lao động dễ dàng chia sẻ những khó khăn của mình với đồng nghiệp và ngược lại họ dễ nhận được sự cảm thông chia sẻ từ những người đồng nghiệp với họ hơn. Trong quan hệ đối với tôi người ta thường không vô ơn (ĐTB = 3,63; ĐLC = 1,00), Nỗi đau buồn của bạn làm tôi thương đến nỗi có thể sẽ bị ốm (ĐTB = 3,61;ĐLC = 0,97) và thích giúp đỡ mọi người ngay cả khi điều đó gây khó khăn cho họ (ĐTB = 3,37;
ĐLC = 1,16), thích giúp đỡ mọi người ngay cả khi khó khăn (ĐTB = 3,37; ĐLC = 1,16). Qua đây cho thấy nhu cầu giao tiếp được thể hiện rất rõ qua tính thiện chí trong giao tiếp của người lao động. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn trong
công tác hoạt động quản lý. Đối với doanh nghiệp cần phát huy những mặt điểm mạnh trong giao tiếp của người lao động, qua các buổi sinh hoạt văn hóa nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho người lao động.
4.3.1.3. Yếu tố sự quan tâm làm việc thiện
* Yếu tố sự quan tâm làm việc thiện cũng có mối tương quan thuận tương đối chặt chẽ với tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động (r = .495; p < 0,001).
Xem xét mối tương quan giữa yếu tố sự quan tâm làm việc thiện với các mặt biểu hiện của tính tích cực cho thấy: Có mối tương quan thuận với các mặt biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội như với mặt nhận thức r =.
452; p < 0,001); mặt sẵn sàng chủ động r = .560; p < 0,001; mặt kiên trì r =. 157; p
< 0,001. Điều này cho thấy sự quan tâm làm việc thiện ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động. Sự quan tâm càng cao thì tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội càng cao và ngược lại. Trong đó sự nhạy cảm, lo lắng cho những người kém may mắn (ĐTB = 3,92; ĐLC = 0,61). Điều này cho thấy người lao động rất mong muốn được chia sẻ khó khăn với người khác.
Điển hình qua chia sẻ chị N.T.L ở công ty TNHH Đỉnh Vàng: “mình là người sống thiên về tình cảm, mình rất thích giúp đỡ người khác, đôi khi chỉ là những thứ nhỏ nhặt, đôi khi chỉ là những lời động viên an ủi người khác nhưng thấy họ vui lên là mình cũng thấy vui rồi, thấy ai đó bị lợi dụng cảm thấy muốn bảo vệ cũng là mệnh đề có điểm khá cao (ĐTB = 3,78; ĐLC = 0,70). Như chúng ta biết người lao động ở trong các khu công nghiệp hầu hết đều xuất thân từ nông thôn lối sống trọng tình cảm giữa con người với con người nên họ rất coi trọng tập thể, cộng đồng, làm việc gì cũng tính đến tập thể. Vì vậy tính cộng đồng làm cho mọi người luôn đoàn kết, tương trợ, luôn muốn bảo vệ cho người khác, thấu cảm với những hoàn cảnh của người khác. Chính vì lối sống trọng tình, trọng nghĩa nên người lao động dễ rung động trước những tình huống khó khăn, thương cảm của người khác, từ đó dễ thông cảm và thấu hiểu người khác hơn (ĐTB = 3,76; ĐLC = 0,71), cảm thấy tội nghiệp cho người khác khi họ gặp vấn đề trong cuộc sống (ĐTB = 3,37; ĐLC =1,14), thấy ai đó bị đối xử bất công, đôi khi họ cảm thấy thương hại (ĐTB = 3,39; ĐLC =
1,12). Qua câu hỏi đánh giá về sự quan tâm làm việc thiện của người lao động cho thấy người lao động đang có những điểm tích cực thể hiện tinh thần đùm bọc, sự đoàn kết, sự sẻ chia của người lao động thể hiện khá cao. Có thể thấy đây là một trong những dấu hiệu tích cực của người lao động trong cung cách ứng xử với những người khác. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn cho công tác quản lý cần đưa ra những chính sách khen thưởng hợp lý đối với những tấm gương người tốt, việc tốt để nhân rộng trong tập thể cũng như trong cộng đồng.
4.3.1.4. Yếu tố động cơ tham gia các hoạt động xã hội
Động cơ tham gia cũng có mối tương quan thuận tương đối chặt chẽ với tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động (r = . 40; p < 0,001).
Xem xét mối tương quan giữa yếu tố động cơ tham gia với các mặt biểu hiện của tính tích cực cho thấy: Có mối tương quan thuận với 2 mặt biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội như với mặt nhận thức r =.411; p < 0,001); mặt sẵn sàng chủ động r = .465; p < 0,00. Tuy nhiên mặt kiên trì, nỗ lực với r =.077; p >
0,001, không có tương quan giữa động cơ tham gia với sự kiên trì, nỗ lực.
Trong đó động cơ tham gia vì thành tích chung của tập thể đạt mức cao nhất (ĐTB = 3,73; ĐLC = 0,82). Như vậy, người lao động đã có động cơ rất đúng đắn trước hết tham gia vì cái chung của tập thể, tham gia để tính điểm thi đua, tham gia để duy trì các mối quan hệ đều bằng nhau (ĐTB = 3,38; ĐLC = 1,05).
Như chúng ta biết bất kỳ một tổ chức nào khi phát động các phong trào đều đề ra các tiêu chí thi đua không chỉ cho người lao động mà còn cho cả tập thể mục đích của thi đua là để các thành viên trong tập thể đoàn kết, cùng hợp tác và cùng phát triển. Chính vì vậy trong các doanh nghiệp khi phát động phong trào đều lấy tiêu chí thi đua nhằm phát huy tính tích cực của người lao động. Không những đề tính điểm thi đua mà người lao động nhận thấy rất cần thiết phải duy trì các mối quan hệ với đồng nghiệp. Có thể thấy đây là một nhu cầu quan trọng ở người lao động, đến nơi làm việc không phải vì một mục đích duy nhất là kiếm tiền mà ngoài mục đích về kinh tế người lao động còn cần có những mối quan hệ thân thiện với những người xung quanh đặc biệt là đối với đồng nghiệp của mình đó là nhu cầu giao tiếp xã hội chung của người lao động, tham gia để cống hiến cho cộng đồng