Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá
Căn cứ xác định tiêu chí đánh giá: dựa trên các khái niệm công cụ; dựa trên đặc điểm tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động. Nghiên cứu đánh giá mức độ biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc với các tiêu chí đánh giá của đề tài này qua 3 mặt biểu hiện; sự nhận thức, sự sẵn sàng chủ động, sự kiên trì, nỗ lực vượt khó khi tham gia các hoạt động xã hội.
3.4.2. Thang đánh giá dành cho người lao động 3.4.2.1. Cách tính điểm
Thang đo này được thiết kế trên cơ sở những biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động và những yếu tố ảnh hưởng. Hình thức thể hiện của thang đo là hệ thống các mệnh đề có tính chất nhận định và tương ứng với mỗi mệnh đề là các thang đo.
* Thiết kế thang đo và tính toán điểm số của bảng hỏi
Thang đo của bảng hỏi gồm 5 mức độ, điểm cao nhất là 5, điểm thấp nhất là 1, điểm cao nhận thức càng đúng và cần thiết, tính tích cực càng cao và điểm càng thấp nhận thức càng không rõ ràng và tính tích cực càng thấp, quy điểm như sau: ví dụ câu 2: nhận thức về sự cần thiết của hoạt động xã hội:
+ Hoàn toàn không cần thiết - 1 điểm + Ít cần thiết - 2 điểm
+ Cần thiết -3 điểm + Khá cần thiết - 4 điểm + Rất cần thiết - 5 điểm
3.4.2.2. Thang đánh giá: Đánh giá theo điểm trung bình
Để tính chênh lệch giữa các mức độ của thang đo, chúng tôi lấy điểm cao nhất của thang đo (5 điểm) trừ đi điểm thấp nhất của thang đo (1 điểm) và chia cho 5 mức, điểm chênh lệch giữa mỗi mức độ là: (5;1)= 0,8 và các mức độ của thang đo là:
Mức 1: 1,00 ≤ ĐTB < 1,80: Rất thấp Mức 2: 1,80 ≤ ĐTB < 2,60: Thấp Mức 3: 2,60 ≤ ĐTB < 3,40: Trung bình Mức 4: 3,40 ≤ ĐTB <4,20: Khá
Mức 5: 4,20 ≤ ĐTB ≤ 5,00: Cao
* Cách tính điểm số trong từng bảng hỏi
Để đánh giá chung về thực trạng tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội và 3 mặt biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội: nhận thức về sự cần
thiết, lợi ích tham gia hoạt động xã hội, sự sẵn sàng chủ động, hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó và các yếu tố ảnh hưởng, chúng tôi cho điểm theo 5 mức độ: cao cho 5 điểm; khá: cho 4 điểm; trung bình: cho 3 điểm; thấp: cho 2 điểm; rất thấp: cho 1 điểm.
Trong thang đó, điểm thấp nhất là 1 điểm và cao nhất là 5 điểm. Sau đó tính điểm trung bình của từng mặt biểu hiện.
* Tiêu chí đánh giá: Đánh giá mức độ, biểu hiện tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội theo tiêu chí: Nhận thức về sự cần thiết và lợi ích của hoạt động xã hội, sự sẵn sàng chủ động, hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó. Kết hợp 3 mặt biểu hiện, chúng tôi phân mức độ biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội thành 5 mức độ như sau:
- Mức độ 1: Rất thấp: Ở mức độ này, người lao động đã nhận thức về sự cần thiết, lợi ích của tham gia hoạt động xã hội nhưng chưa đúng đắn, chưa thể hiện sự sẵn sàng chủ động và hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó khi tham gia các hoạt động xã hội.
- Mức độ 2: Thấp: Ở mức độ này người lao động đã nhận thức về sự cần thiết và lợi ích tham gia hoạt động xã hội một cách tương đối đúng đắn nhưng chưa thể hiện sự sẵn sàng chủ động và hành động kiên trì, nỗ lực
- Mức độ 3: Trung bình : Ở mức độ này người lao động đã nhận thức về sự cần thiết và lợi ích tham gia hoạt động xã hội một cách đúng đắn, sự sẵn sàng chủ động và hành động kiên trì, nỗ lực ở mức trung bình
- Mức độ 4: Khá : Ở mức độ này người lao động đã nhận thức gần như đầy đủ về sự cần thiết và lợi ích tham gia hoạt động xã hội, sự sẵn sàng chủ động và hành động kiên trì, nỗ lực khá cao.
- Mức độ 5: Cao: Ở mức độ này người lao động đã nhận thức đầy đủ về sự cần thiết và lợi ích tham gia hoạt động xã hội, sự sẵn sàng chủ động và hành động kiên trì, nỗ lực ở mức cao.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, tác giả luận án đã trình bày về tiến trình thực hiện đề tài nghiên cứu qua 3 giai đoạn và các phương pháp được sử dụng để nghiên cứu lý luận cũng như nghiên cứu thực tiễn. Các giai đoạn nghiên cứu gồm: Giai đoạn 1:
Nghiên cứu lý luận; Giai đoạn 2: Khảo sát thực tiễn (bao gồm điều tra thử và điều tra chính thức), Giai đoạn 3: Viết và hoàn thành luận án. Các phương pháp tác giả đã sử dụng
Gồm: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học, phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình, phương pháp thực nghiệm. Các công cụ điều tra đã được tiến hành nghiên cứu thử nghiệm và chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện trước khi điều tra chính thức. Độ tin cậy, độ hiệu lực của các thang đo cũng đã được thực hiện nhằm đảm bảo tính chính xác và khoa học của kết quả nghiên cứu thực tiễn. Mô hình hồi quy tuyến tính cũng đã được kiểm định. Kết quả đã chỉ ra rằng mô hình nghiên cứu là phù hợp với dữ liệu thực tế.
Đây là cơ sở để tác giả luận án đưa ra được các kết luận về thực trạng vấn đề nghiên cứu của mình.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TÍNH TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở MỘT SỐ
KHU CÔNG NGHIỆP CÁC TỈNH PHÍA BẮC