Thực nghiệm biện pháp tác động nhằm nâng cao tính tích cực tham gia hoạt động xã hội cho người lao động

Một phần của tài liệu Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 132 - 146)

Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.5. Thực nghiệm biện pháp tác động nhằm nâng cao tính tích cực tham gia hoạt động xã hội cho người lao động

Qua tìm hiểu thực trạng tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động chưa cao. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động. Trong đó yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là điều kiện làm việc, cách thức tổ chức các hoạt động xã hội ở Doanh nghiệp, cách quản lý các hoạt động xã hội ở Doanh nghiệp, tính trách nhiệm, nhu cầu giao tiếp, sự quan tâm làm việc thiện của người lao động. Qua phỏng vấn sâu tìm hiểu các biện pháp nhằm nâng cao tính tích cực cho người lao động chúng tôi thấy có nhiều biện pháp khác nhau được đưa ra; biện pháp nhằm nâng cao sự hiểu biết về ý nghĩa của việc

tham gia các hoạt động xã hội cho người lao động, biện pháp đổi mới nội dung cách thức hoạt động xã hội, biện pháp đổi mới cách quản lý.... trong đó biện pháp nâng cao nhận thức về ý nghĩa của sự tham gia hoạt động xã hội là biện pháp khả thi nhất. Đồng thời qua tìm hiểu thực trạng tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội và các yếu tố ảnh hưởng, chúng tôi nhận thấy; người lao động vẫn chưa nhận thức đúng đắn, rõ ràng về sự cần thiết và lợi ích của việc tham gia các hoạt động xã hội.

Vì vậy việc cung cấp hiểu biết về sự cần thiết và lợi ích của việc tham gia các hoạt động xã hội sẽ góp phần nâng cao tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội cho người lao động. Trước khi thực nghiệm tiến hành chúng tôi tìm hiểu mức độ tích cực tham gia các hoạt động của người lao động, kết quả thu được như sau:

Bảng 4.14. Mức độ tích cực tham gia các hoạt động xã hội trước thực nghiệm

STT Các mặt biểu hiện

Thực nghiệm Đối chứng

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1 Nhận thức 3,03 0,08 3,05 0,11

2 Sẵn sàng chủ động 2,76 0,17 2,76 0,17

3 Hành động kiên trì,

nỗ lực 3,13 0,09 3,13 0,09

4 Tích cực chung 2,97 0,07 2,94 0,10

Qua bảng 4.14 cho thấy các mức độ tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở nhóm người lao động đối chứng và nhóm người lao động thực nghiệm là tương đương nhau. Cụ thể tất cả các mặt biểu hiện nhận thức của người lao động về sự cần thiết tham gia hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng, lợi ích khi tham gia, sự sẵn sàng chủ động, sự kiên trì và nỗ lực vượt khó khi tham gia ở cả hai nhóm người lao động đều đạt mức “trung bình”. Các mức độ tích cực tham gia của hai nhóm người lao động thực nghiệm và đối chứng đều phản ánh đúng thực trạng mức độ tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động nói chung. Điều này cho thấy các nhóm người lao động được chọn được coi là đại diện cho các nhóm người lao động trong khu công nghiệp.

Mặt khác để xác định mức độ tương đương của hai nhóm người lao động trên chúng tôi đã tiến hành kiểm định T-test với hai mẫu độc lập. Kiểm định T-test cho kết quả p = 0,32 > 0.05. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm người lao động thực nghiệm và nhóm đối chứng. Trong phạm vi nghiên cứu này tiến hành thực nghiệm thông qua hoạt động sinh hoạt văn hóa nhóm kết hợp với chia sẻ, tuyên truyền những giá trị về ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động xã hội và tổ chức cho người lao động tham gia theo cách thức đổi mới nhằm nâng cao tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

* Đánh giá sự thay đổi tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của nhóm người lao động đối chứng và nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm Bằng biện pháp cung cấp hiểu biết về sự cần thiết và lợi ích của việc tham gia hoạt động xã hội và tổ chức cho người lao động tham gia các hoạt động xã hội đã làm thay đổi nhận thức, thái độ và thay đổi chính các hành động tham gia các hoạt động xã hội của người lao động theo hướng tích cực 100 các ý kiến đều khẳng định có sự tiến bộ rõ rệt trong nhận thức của bản thân. Sự thay đổi của người lao động được thể hiện qua bảng như sau:

Bảng 4.15. So sánh mặt nhận thức của NLĐ ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở thời điểm trước và sau thực nghiệm

Nhóm thực nghiệm

Thời điểm Số lƣợng

nghiệm thể ĐTB ĐLC

Khác nhau ĐTB sau TN so với trước TN

Kết luận thống kê về sự khác biệt

Nhóm thực nghiệm

Sau TN 20 3,32 0,11 0,29 Khác biệt có ý

nghĩa p <0,01

Trước TN 20 3,03 0,08

Nhóm đối chứng

Sau TN 20 3,03 0,08 0,02 Không khác

biệt có ý nghĩa p > 0,05

Trước TN 20 3,05 0,11

Số liệu bảng 4.15 cho thấy sau khi nhận tác động thực nghiệm. ĐTB mặt nhận thức của nhóm thực nghiệm đã tăng lên 2,9 điểm. sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê với xác suất p-value = 0.00 < 0.01. Trong khi đó nhóm đối chứng không tăng lên.

* So sánh các mặt biểu hiện của nhận thức trước và sau thực nghiệm

Biểu đồ 4.4. So sánh sự nhận thức của người lao động ở nhóm thực nghiệm ở trước và sau thực nghiệm

Biểu đồ 4.4 cho thấy sau thực nghiệm ĐTB mặt nhận thức của nhóm thực nghiệm đều tăng lên. Cụ thể. mặt nhận thức về sự cần thiết tham gia các hoạt động xã hội tăng 0.39 điểm (từ 2,96 lên 3,35). Nhận thức về lợi ích tham gia các hoạt động xã hội tăng 0,23 điểm (từ 3,08 lên 3,31). Kiểm định T-test cho thấy sự tăng lên về ĐTB của mặt nhận thức có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0.01).

Chúng tôi tiếp tục so sánh sự nhận thức của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm. Kết quả thể hiện ở biểu đồ sau:

2.7 2.8 2.9 3 3.1 3.2 3.3 3.4

Sau TN-NT lợi ích

Trước TN-NTL lợi ích

Sau TN-NT sự cần thiết

Trước TN-NT sự cần thiết 3.35

2.96

3.31

3.08

Biểu đồ 4.5. So sánh sự nhận thức của người lao động ở nhóm đối chứng Biểu đồ 4.5 cho thấy sau thực nghiệm ĐTB mặt nhận thức của nhóm đối chứng cũng có sự thay đổi không đáng kể. Nhận thức về sự cần thiết tham gia các hoạt động xã hội tăng 0.06 điểm (từ 3,05 lên 3,31). Sự nhận thức về lợi ích tham gia các hoạt động xã hội tăng 0.01 điểm (từ 3,06 lên 3,07). Kiểm định T-test cho thấy sự tăng lên về ĐTB của mặt nhận thức không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0.05). Chúng tôi tiến hành đo lường sự sẵn sàng chủ động của NLĐ của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả so sánh trước và sau TN của hai nhóm thể hiện ở bảng 4.17

Bảng 4.16. So sánh sự sẵn sàng chủ động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở thời điểm trước và sau thực nghiệm

Nhóm thực nghiệm

Thời điểm

Số lƣợng nghiệm

thể

ĐTB ĐLC

Khác nhau ĐTB sau TN

so với trước TN

Kết luận thống kê về sự

khác biệt Nhóm

thực nghiệm

Sau TN

20 3,29 0,18 0,53 Khác biệt có ý

nghĩa p < 0.01 Trước

TN

20 2,76 0,17 Nhóm

đối chứng

Sau TN

20 2,70 0,22 0,05 Không khác

biệt có ý nghĩa p > 0.05 Trước

TN

20 2,65 0,21

,3.02 ,3.03 ,3.04 ,3.05 ,3.06 ,3.07 ,3.08 ,3.09 ,3.10 ,3.11

Sau TN-NT lợi ích Trước TN-NTL lợi ích Sau TN-NT sự cần thiết Trước TN-NT sự cần thiết

3.11

3.05

3.07

3.06

Số liệu ở bảng 4.16 cho thấy sau khi nhận tác động thực nghiệm ĐTB sự sẵn sàng chủ động của NLĐ ở nhóm thực nghiệm đã tăng lên 0,53 điểm (từ 2,76 đến 3,29). Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê với xác suất p - value = 0.00 <

0.01. Trong đó sau khoảng thời gian tương tự ĐTB sự sẵn sàng chủ động của NLĐ ở nhóm đối chứng cũng tăng lên 0.05 điểm nhưng sự thay đổi này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0.05).

Chúng tôi cũng tiến hành so sánh sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của NLĐ ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm. Kết quả thu được như sau:

So sánh hành động kiên trì, nỗ lực của NLĐ ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở thời điểm trước và sau thực nghiệm.

Bảng 4.17. Hành động kiên trì, nỗ lực của NLĐ ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở thời điểm trước và sau thực nghiệm

Nhóm thực nghiệm

Thời điểm

Số lƣợng nghiệm

thể

ĐTB ĐLC

Khác nhau ĐTB sau TN

so với trước TN

Kết luận thống kê về sự khác biệt Nhóm

thực nghiệm

Sau TN 20 3,59 0,19 0,46 Khác biệt có

ý nghĩa. P <

0.01 Trước

TN

20 3,13 0,09

Nhóm đối chứng

Sau TN 20 3,11 0,12 0,02 Không khác

biệt có ý nghĩa. P >

0.05 Trước

TN 20 3,13 0,12

Số liệu ở bảng 4.17 cho thấy sau khi nhận tác động thực nghiệm ĐTB hành động kiên trì, nỗ lực của người lao động ở nhóm thực nghiệm đã tăng lên 0,46 điểm (từ 3,13 đến 3,59) sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê với xác suất p - value = 0.00 < 0.01. Trong đó sau khoảng thời gian tương tự ĐTB hành động kiên

trì, nỗ lực của NLĐ ở nhóm đối chứng không tăng lên, thậm chí giảm đi, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê p > 0.05. Chúng tôi cũng tiến hành so sánh điểm hành động kiên trì, nỗ lực của người lao động của nhóm thực nghiệm ở thời điểm trước thực nghiệm và sau thực nghiệm. Kết quả thể hiện ở biểu đồ 4.6 như sau:

Biểu đồ 4.6. So sánh hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó của người lao động ở nhóm thực nghiệm trước thời điểm thực nghiệm và sau thời điểm thực nghiệm

Biểu đồ 4.6 cho thấy sau thực nghiệm ĐTB hành động kiên trì, nỗ lực của nhóm thực nghiệm có sự thay đổi đáng kể. Trong đó hành động kiên trì tăng 0,14 điểm (từ 3,35 lên 3,49). Sự nỗ lực vượt khó tăng 0,45 từ 2,71 lên 3,16. Kiểm định T-test cho thấy sự tăng lên về ĐTB của cả hành động kiên trì và sự nỗ lực vượt khó đều có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0.01).

Chúng tôi tiến hành đo lường hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó của người lao động nhóm đối chứng. Kết quả so sánh trước và sau TN của nhóm đối chứng thể hiện ở biểu đồ 4.7 như sau:

,0.00 ,0.50 ,1.00 ,1.50 ,2.00 ,2.50 ,3.00 ,3.50

Sau TN-NT lợi ích Trước TN-NTL lợi ích

Sau TN-NT sự cần thiết

Trước TN-NT sự cần thiết

3.16 2.71

3.49 3.35

Biểu đồ 4.7. So sánh hành động kiên trì. nỗ lực vƣợt khó của NLĐ ở nhóm đối chứng trước thời điểm thực nghiệm và sau thời điểm thực nghiệm

Nhìn vào biểu đồ 4.7 cho thấy sau thực nghiệm ĐTB hành động kiên trì của nhóm đối chứng cũng không có sự thay đổi. Hành động kiên trì trước thực nghiệm (ĐTB = 3,14), sau TN (ĐTB = 3,09) giảm đi (0.05 điểm). Phải chăng thời gian đó một số hoạt động chưa được DN tổ chức nên người lao động chưa tham gia. Hành động nỗ lực vượt khó khi tham gia các hoạt động xã hội cũng không có sự thay đổi nhiều, tăng (0.05) điểm (từ 2,83-2,88). Kiểm định T-test cho thấy sự tăng lên về ĐTB của sự nỗ lực vượt khó không có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0.05).

Tiểu kết chương 4

Qua nghiên cứu thực trạng tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động có thể rút ra một số kết luận sau:

Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động đạt mức

“trung bình”.

Mức độ tích cực tham gia hoạt động xã hội thể hiện qua 3 mặt; sự nhận thức.

sự sẵn sàng chủ động và hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó đều đạt mức “trung bình”. Tuy nhiên tính tích cực ở các mặt biểu hiện này có sự khác nhau, trong đó

,2.65 ,2.70 ,2.75 ,2.80 ,2.85 ,2.90 ,2.95 ,3.00 ,3.05 ,3.10 ,3.15

Sau TN-NT lợi ích Trước TN-NTL lợi ích

Sau TN-NT sự cần

thiết Trước TN-NT sự cần thiết 2.88

2.83

3.09 3.14

mặt nhận thức và hành động kiên trì đạt mức cao hơn mặt sẵn sàng chủ động và sự nỗ lực vượt khó

Nhóm người lao động có tính tích cực ở mức cao nhất là nhóm có trình độ Đại học, sau đại học, vị trí làm việc lãnh đạo, quản lý (từ tổ trưởng trở lên).

So sánh tình tích cực ở 2 nhóm nam và nữ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Trong đó nhóm nam cao hơn nhóm nữ.

So sánh giữa hai loại hình doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp FDI cho thấy ĐTB doanh nghiệp nhà nước cao hơn ĐTB doanh nghiệp FDI, nhóm có vị trí làm việc là công nhân có trình độ ở bậc tiểu học ĐTB thấp nhất và nhóm có độ tuổi cao nhất tính tích cực thấp nhất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực của người lao động bao gồm tính trách nhiệm, nhu cầu giao tiếp, sự quan tâm thấu cảm, cách thức tổ chức, cách quản lý, chính sách của doanh nghiệp, điều kiện làm việc của người lao động. Các yếu tố này đều có ảnh hưởng tích cực đến tính tích tham gia các hoạt động nói chung và từng mặt biểu hiện nói riêng, điều kiện làm việc, chính sách của doanh nghiệp, tính trách nhiệm có ảnh hưởng mạnh nhất đến tính tích cực của họ. Cách thức tổ chức, sự quan tâm làm việc thiện, nhu cầu giao tiếp, cách quản lý có ảnh hưởng nhất định đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động, động cơ tham gia có ảnh hưởng đáng kể đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động.

Kết quả nghiên cứu từ phần nghiên cứu 02 trường hợp điển hình cung cấp thêm thông tin về người người lao động tích cực tham gia ở mức “cao” và “thấp”

cũng cho thấy cái nhìn sâu sắc hơn về biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở các mặt biểu hiện.

Kết quả thực nghiệm tác động cho thấy có thể nâng cao tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội cho người lao động thông qua việc tổ chức tập huấn tuyên truyền những giá trị về ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động xã hội. Kết quả nghiên cứu trên cho phép khẳng định kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết đã nêu trong luận án và các nhiệm vụ của luận án đã được giải quyết thỏa đáng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về “Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc”.

có thể rút ra một số kết luận sau:

1.1. Về mặt lý luận

Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận từ các công trình đi trước, luận án đã khái quát một số vấn đề như sau: Tính tích cực có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy mọi hoạt động của con người diễn ra nhanh chóng và có kết quả cao.Tính tích cực hướng đến phát triển năng lực tâm lý, phát triển nhân cách của con người. Nghiên cứu tính tích cực tham gia các hoạt động xã hôi càng trở nên cần thiết hơn giúp ta hiểu rõ bản chất của tính tích cực, các mặt biểu hiện của tính tích cực để từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao tính tích cực cho người lao động, tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong tập thể và đóng góp cho cộng đồng.

Có thể hiểu tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội là phẩm chất tâm lý của người lao động, biểu hiện ở sự nhận thức, sự sẵn sàng chủ động và hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó để mang lại kết quả.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia hoạt động xã hội của người lao động là tính trách nhiệm, nhu cầu giao tiếp, sự quan tâm làm việc thiện, động cơ tham gia, cách thức tổ chức, cách quản lý, chính sách của doanh nghiệp và điều kiện làm việc.

1.2. Về mặt thực tiễn

Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng đại đa số người lao động có tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội chỉ đạt mức “trung bình”

Luận án đã cung cấp cơ sở số liệu để xác nhận cấu trúc tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội gồm 3 mặt biểu hiện là sự nhận thức, sự sẵn sàng chủ động và hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó. Hơn nữa kết quả còn làm rõ được sự tồn tại của các mặt này của mỗi người lao động nhưng có sự không đồng nhất. Mặt nhận thức nói chung của người lao động về sự cần thiết và lợi ích khi tham gia các hoạt động

xã hội đạt mức “trung bình”. Nhận thức về sự cần thiết của việc tham gia các hoạt động xã hội cao hơn nhận thức về lợi ích mang lại cho người lao động. Mặt sẵn sàng chủ động khi tham gia các hoạt động xã hội chưa cao. Mặt kiên trì, nỗ lực vượt khó đạt mức cao nhất, trong đó sự kiên trì đạt mức cao hơn.

So sánh tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động thuộc Doanh nghiệp Nhà nước và người lao động thuộc Doanh nghiệp FDI, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Người lao động thuộc doanh nghiệp Nhà nước có tính tích cực cao hơn người lao động thuộc doanh nghiệp FDI.

Nhóm người lao động có tính tích cực ở mức cao nhất là nhóm có trình độ Đại học, sau đại học, có vị trí làm việc từ cấp tổ trưởng trở lên. Giữa nhóm lao động nam và nữ có sự khác biệt. Trong đó nhóm lao động nam tích cực hơn nhóm lao động nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê.

Nghiên cứu cũng cho thấy, trong các yếu tố ảnh hưởng yếu tố điều kiện làm việc, chính sách của doanh nghiệp, tính trách nhiệm của người lao động có ảnh hưởng mạnh nhất đến tính tích cực của họ.

Kết quả nghiên cứu tiến hành phân tích và nghiên cứu sâu 02 chân dung tâm lý điển hình với 02 mức độ biểu hiện tính tích cực tham gia hoạt động xã hội gồm mức độ cao và mức độ thấp khi đánh giá về tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người họ.

Kết quả thực nghiệm tác động đã khẳng định được giả thuyết nghiên cứu. Có thể nâng cao tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội cho người lao động bằng việc tác động vào nhận thức của người lao động, khi họ hiểu sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia các hoạt động xã hội họ sẽ tích cực tham gia hơn.

Kết quả nghiên cứu thực trạng tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội đã chứng minh được giả thuyết khoa học của luận án.

- Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho học phần lý luận và nghiệp vụ Công đoàn ở trường Đại học Công đoàn và các nhà quản lý người lao động.

Một phần của tài liệu Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 132 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)