Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động biểu hiện ở các hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó trong tham gia hoạt động xã hội

Một phần của tài liệu Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 98 - 108)

Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc

4.2.3. Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động biểu hiện ở các hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó trong tham gia hoạt động xã hội

4.2.3.1. Các hành động kiên trì trong tham gia hoạt động xã hội của người lao động Chúng ta đều biết rằng điều kiện làm việc, thời gian làm việc của người lao động ở các khu công nghiệp rất hạn hẹp hàng ngày họ làm việc theo một chu trình khép kín. Ngoài ra đời sống của công nhân hiện nay còn rất nhiều khó khăn. Để người lao động tích cực tham gia các hoạt động xã hội thì hành động kiên trì vượt khó là một trong những dấu hiệu cơ bản để đánh giá người lao động có tích cực hay không?.

Trong nghiên cứu này chúng tôi đo mức độ kiên trì thông qua việc tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội mà Doanh nghiệp tổ chức. Nếu người lao động thể hiện sự kiên trì cao sẽ tham gia rất đầy đủ nếu không thì ngược lại. Hành động kiên trì được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.2. Sự tham gia các hoạt động tập thể của người lao động Nhìn vào biểu đồ 4.2 cho thấy: Có 6/12 hoạt động được người lao động tham gia ở mức “rất thường xuyên”. Cụ thể hoạt động bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp, ĐTB = 4,89. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đều nhận thức rõ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường, có thể coi đây là thước đo quan trọng để đánh giá sự thành công của doanh nghiệp. Việc tuân thủ luật

,0.0 ,0.5 ,1.0 ,1.5 ,2.0 ,2.5 ,3.0 ,3.5 ,4.0 ,4.5 ,5.0

3.82 3.21

3.61

2.32 3.77

3.32

4.19 4.71 4.59 4.53 4.89 4.75

bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm, đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan nơi làm việc sẽ trực tiếp giúp cho sức khỏe của người lao động được đảm bảo, đồng thời sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Tiếp đến là sự tham gia các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng được người lao động tham gia ở mức “rất thường xuyên”, (ĐTB = 4,74), có thể thấy đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho người lao động sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt nhọc nên đã được các doanh nghiệp quan tâm một cách xác đáng và đã nhận được sự tham gia, ủng hộ một cách đông đảo của người lao động. Qua chia sẻ của anh N.M.H công ty Apatit Lào Cai cho biết: “Theo như thông lệ hè năm nào công ty em cũng cho NLĐ đi du lịch nghỉ dưỡng đều đặn, công ty tổ chức theo từng đợt để mọi người đăng ký nên không đi được đợt này thì sắp xếp đi đợt khác, hầu hết ai cũng tham gia”. Tiếp theo là hoạt động bảo vệ cơ sở vật chất của doanh nghiệp cụ thể như hành động (tiết kiệm điện, vật liệu sản xuất, gìn giữ máy móc...).

(ĐTB = 4,71), hoạt động bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động ĐTB = 4,59. Hoạt động đóng góp quỹ cho người lao động hay còn gọi “quỹ mái ấm công đoàn”, ĐTB

= 4,53. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực, giúp những người lao động khó khăn có điều kiện ổn định cuộc sống gia đình. Anh Đ.Q.T đang làm việc tại công ty than Dương Huy là một trong những đoàn viên công đoàn được nhận sự hỗ trợ từ chương trình mái ấm Công đoàn đã xúc động chia sẻ: “Thời gian qua, gia đình em phải sống trong căn nhà tạm, khó khăn hơn khi con thứ hai của vợ chồng em thường xuyên ốm đau với mức lương ít ỏi, việc trang trải, lo cho cuộc sống hằng ngày cộng thêm với việc con ốm nên gia đình rất chật vật, không dám nghĩ đến việc sửa nhà. Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên công ty đã trích quỹ mái ấm công đoàn hỗ trợ cho gia đình em 30 triệu đồng cùng với sự giúp đỡ của họ hàng, anh em, bạn bè nên vợ chồng em đã làm được căn nhà cấp 4 khang trang hơn. Em thật sự biết ơn công đoàn cũng như anh, chị, em trong công ty đã giúp đỡ gia đình em. Điều đó giúp cho em yên tâm lao động, cống hiến cho công ty hơn đấy ạ”, tham gia tổ chức các sự kiện trong các ngày lễ tết ĐTB = 4,19. Như vậy đa số người lao động tham ở mức “rất thường uyên” lại liên quan đến hoạt động lao động sản xuất và liên đến quyền lợi thiết thực đối với người lao động.

Có 5/12 hoạt động người lao động tham gia ở mức “thường xuyên”. Cụ thể:

Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao (ĐTB = 3,82) và hoạt động thăm hỏi đồng nghiệp khi ốm đau, hiếu hỉ (ĐTB = 3,77), điều này có thể lý giải như sau: Người lao động đã hiểu rõ về mối quan hệ với đồng nghiệp là vô cùng cần thiết, họ đã coi nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai và chính những người đồng nghiệp là những người thân trong gia đình thứ hai đó, đồng nghiệp là nguồn động viên an ủi, họ có thể chia sẻ với nhau những niềm vui và nỗi buồn, giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống. Vì vậy hoạt động thăm hỏi đồng nghiệp đã giúp cho người lao động gắn bó, đoàn kết, thương yêu nhau, đồng thời cũng là động lực để người lao động gắn bó với công việc và với tổ chức hơn. Tuy nhiên khi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng tôi đã phỏng vấn một số người lao động cho thấy, hầu hết mọi người đều nhận thấy hoạt động này là cần thiết và giúp mọi người gắn bó với nhau hơn, nhưng một thực tế hình thức tham gia chưa đạt ở mức thực sự gắn bó qua chia sẻ của các công nhân ở công ty TNHH Panasonic cho biết: “ Thăm hỏi đồng nghiệp ốm đau chúng em có thường uyên tham gia nhưng chủ yếu là gửi tiền thăm hỏi thôi vì các hoạt động đều tham gia ngoài giờ hành chính, mọi người rất khó khăn để sắp xếp đi thăm, nhất là đối với chị em phụ nữ chúng em cứ hết giờ là vội vàng về nhà cơm nước, con cái nhưng thực ra nếu đi thăm được vẫn là tốt nhất vì nó giúp cho mọi người có tình cảm gắn bó và hiểu nhau hơn đấy ạ”, hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (ĐTB = 3,21) và hoạt động ủng hộ quỹ khuyến học cho con em người lao động trong khu công nghiệp (ĐTB = 3,61), hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản có mức (ĐTB = 2,31). Như vậy, nhận thức về sự cần thiết và lợi ích tham gia có liên quan chặt chẽ với hành động tham gia các hoạt động xã hội của người lao động đó là những hoạt động liên quan đến lao động sản xuất và hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Tuy nhiên vẫn có một số hoạt động người lao động đánh giá sự cần thiết ở mức “thấp” nhưng tham gia lại ở mức “thường xuyên” như hoạt động bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động, hoạt động bảo vệ cơ sở vật chất. Điều đó chưa hẳn đã mang tính tích cực mà do phong trào, do chủ trương của Doanh nghiệp bắt buộc mọi người phải tham gia nhưng sự nhận thức chưa thực sự đúng đắn đối với sự tham gia các hoạt động này. Để người lao

động tích cực tham gia các hoạt động xã hội thì mặt nhận thức và hành động phải có sự tương đương với nhau.

4.2.3.2. Hành động kiên trì tham gia các hoạt động cộng đồng

Biểu đồ 4.3. Sự tham gia các hoạt động cộng đồng của người lao động Nhìn vào biểu đồ 4.3 cho thấy: Có 2/5 hoạt động được người lao động tham gia ở mức “rất thường xuyên”, hoạt động Ủng hộ đồng bào lũ lụt, thiên tai, hạn hán, người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam (ĐTB = 4,82) và hoạt động bảo vệ môi trường khu dân cư (trồng cây xanh, phát quang bụi rậm, nạo vét kênh mương, dọn vệ sinh môi trường sau bão, lũ...)(ĐTB = 4,25). Có thể nói hoạt động từ thiện ở các doanh nghiệp nói riêng và ở Việt Nam nói chung ngày càng có tính tự nguyện hơn và đây là một thuận lợi lớn cho việc phát huy sức mạnh của hoạt động từ thiện cộng đồng, hoạt động bảo vệ môi trường khu dân cư ĐTB = 4,25 đạt mức “rất thường xuyên”, nhưng hoạt động cứu trợ cho đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt,hỏa hoạn ĐTB chỉ đạt 2,39. Để lý giải cho vấn đề này chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu hầu hết người lao động trong các doanh nghiệp đều cho rằng hoạt động quyên góp cứu trợ bằng hiện vật không được nhiều người lao động hưởng ứng vì có những lý do khác nhau. Thứ nhất là do không phù hợp với điều kiện làm việc của người lao động cũng như hoàn cảnh

,0.0 ,0.5 ,1.0 ,1.5 ,2.0 ,2.5 ,3.0 ,3.5 ,4.0 ,4.5 ,5.0

Thăm hỏi những người

có công với cách mạng

Hiến máu

nhân đạo Cứu trợ thiên tai

Bảo vệ môi trường khu

dân cư

Đóng góp ủng hộ 1.8

2.23 2.39

4.25

4.82

của người lao động. Thứ hai, có thể do quan niệm về sự cho đi, sự mang tặng mỗi người là khác nhau là khác nhau. Điển hình như qua phỏng vấn sâu chị Đ.T.H công ty TNHH Đỉnh Vàng cho biết; “Mình không bao giờ ủng hộ quần áo cho những người không quen biết có chăng, chỉ nhờ những người thân trong họ hàng dùng hộ nếu họ đã đồng ý nhận. Theo mình được biết những đồ cũ cho đi nếu người ta không dùng được, hoặc người ta không muốn nhận thì lại thành

“lỗi” cho mình nên tốt hơn hết có tiền thì mình ủng hộ tiền có tiền họ muốn mua gì thì mua”, hoạt động hiến máu nhân đạo ĐTB = 2,23 cũng chỉ đạt mức “hiếm khi tham gia”, hoạt động thăm hỏi những người có công với cách mạng (thương bệnh binh, nạn nhân chất độc màu da cam...,tại các trung tâm bảo trợ”, ĐTB

=1,80 như vậy hoạt động này hầu như các công ty đều không tham gia. Mặc dù đây là một hoạt động vô cùng cần thiết thể hiện sự tri ân (báo ơn) những người đã anh dũng hi sinh máu thịt của mình cho Tổ Quốc để chúng ta được như ngày hôm nay. Qua chia sẻ của anh L.T.K cho biết:Công ty có đi tri ân các anh hùng liệt sĩ qua việc kết hợp tổ chức cho người lao động đi thăm quan nghỉ mát vào dịp hè mà thôi, còn nếu có đi thăm quan các thương bệnh binh thì mình cũng không tham gia, hầu hết mọi người không được tham gia hoạt động này, nếu có chỉ là đại diện công ty họ đi thôi”. Điều đó cho thấy cách thức tổ chức các hoạt động còn rất sơ sài, chủ yếu mang tính phong trào, chưa quan tâm tới chất lượng các hoạt động, chưa khơi dậy được tiềm năng vốn có của người lao động.

Như vậy, sự tham gia hoạt động xã hội hướng đến cộng đồng phù hợp với nhận thức về sự cần thiết tham gia hoạt động xã hội, cụ thể tham gia các hoạt động tập thể có (ĐTB = 3,08; ĐLC = 0,39) cao hơn không đáng kể so với các hoạt động hướng đến cộng đồng. (ĐTB = 3,05; ĐLC = 0,29).

4.2.3.2. Các hành động nỗ lực vượt khó trong tham gia các hoạt động xã hội

Tham gia các hoạt động xã hội đây là các hoạt động vì người khác, vì cộng đồng, tuy nhiên không phải khi tham gia các hoạt động đó đều gặp thuận lợi. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của NLĐ.

Nếu trong quá trình tham gia người lao động nỗ lực vượt qua khó khăn thì thể hiện sự tích cực cao và ngược lại. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.6 như sau:

Bảng 4.6. Hành động nỗ lực vƣợt khó khi tham gia các hoạt động xã hội của NLĐ

Các biểu hiện

Mức độ biểu hiện ở sự sẵn sàng chủ động

khi tham gia hoạt động xã hội đối với người lao động (%)

ĐTB ĐLC

Hoàn toàn không

đồng ý

Đồng ý một phần

Đồng ý

Khá đồng

ý

Rất đồng

ý

Dù có người cản trở, gây khó khăn nhưng tôi luôn kiên định tham gia các hoạt động xã hội

2,34 0,49 0,4 65,5 33,6 0,5 0

Tôi cố gắng hết sức để giải quyết khó khăn trong quá trình tham gia HĐXH

3,44 0,51 0 1,1 53,3 45,6 0

Trong quá trình tham gia không phải lúc nào cũng suôn sẻ nhưng tôi không bao giờ bỏ cuộc

3,52 0,51 0 0,7 46,5 52,7 0

Dù mệt mỏi nhưng doanh nghiệp tổ chức các hoạt động tôi đều tham gia đầy đủ

2,35 0,49 0,4 64,0 35,1 0,5 0 ĐTB chung 2,91 0,50

Kết quả bảng 4.6 cho thấy, nhìn chung ĐTB chung của toàn thang đo “sự nỗ lực khi tham gia hoạt động xã hội” (ĐTB = 2,91; ĐLC = 0,50) đạt mức “trung bình”. Sự nỗ lực biểu hiện ở chỗ không bao giờ bỏ cuộc (ĐTB = 3,52; ĐLC = 0,51).

Trong đó có 4 người, chiếm 0,7 % trả lời ở mức “đồng ý một phần”, 256 người,

chiếm 46,5 % trả lời ở mức “đồng ý” và 290 người, chiếm 52,7% trả lời ở mức

Khá đồng ý”. Tiếp theo là luôn kiên định tham gia các hoạt động xã hội (ĐTB=2,34; ĐLC = 0,49) đạt mức “thấp”

Trong đó có tới 360 người, chiếm 65,5 % trả lời ở mức “đồng ý một phần”

và 185 người, chiếm 33,6 % trả lời ở mức “đồng ý”, có 2 người, chiếm 0,4 % trả lời ở mức “không đồng ý”, 3 người, chiếm 0,5 % trả lời ở mức “Khá đồng ý”. Điều này cho thấy hầu hết người lao động chưa khắc phục khó khăn khi tham gia các hoạt động xã hội, chưa khẳng định rõ vai trò, nhiệm vụ của mình đối với các hoạt động vì tập thể, vì cộng đồng, cố gắng hết sức để giải quyết khó khăn trong quá trình tham gia HĐXH (ĐTB = 3,44; ĐLC = 0,51) đạt mức “trung bình”, dù mệt mỏi nhưng doanh nghiệp tổ chức các hoạt động tôi đều tham gia đầy đủ (ĐTB chỉ đạt 2,35; ĐLC = 0,49) đạt mức “thấp”. Chúng ta biết rằng đối với công nhân lao động tại các khu công nghiệp họ phải đối mặt với chồng chất những khó khăn khác nhau trong cuộc sống, phải thích ứng với công việc, ngoài ra hầu hết người lao động đều là nhà, khó khăn trong việc thuê nhà trọ, gửi con cái nên đối với họ quả là sự khắc phục khó khăn đáng kể. Đặc biệt với cường độ làm việc ở các công ty hiện nay, việc làm tăng ca, tăng giờ cũng là một trong những yếu tố cản trở đối với sự tham gia các hoạt động xã hội của người lao động. Điển hình qua chia sẻ của chị L.T.H công ty Đỉnh Vàng: “ Thực sự công việc nó cuốn đi ngày nào cũng thế sáng đi làm, chiều về nhà với bao công việc bề bộn, em đây còn kiêm chức tổ trưởng công đoàn phân ưởng nên khá nhiều việc không tên, có nhiều người còn bảo em là ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng. Tuy nhiên em không quan tâm đến điều đó, quan trọng là mình đã nhận trách nhiệm thì mình làm hết mình, đóng góp được phần nào cho tập thể và cho cộng đồng thì em sẵn sàng làm thôi”.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự nỗ lực của người lao động khi tham gia mới chỉ dừng lại ở mức “trung bình”. Điều này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Nếu họ xác định đây là việc làm rất cần thiết gắn với sứ mệnh của mỗi người giống như cơm ăn, nước uống hàng ngày của thì chắc hẳn họ sẽ nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để thực hiện đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên qua phỏng vấn sâu hầu hết người lao động đều có suy nghĩ rằng đây chỉ là những hoạt động mang tính phong

trào. Điển hình qua phỏng vấn sâu chị N.T.L.A công ty Đỉnh Vàng chia sẻ: “ Hầu hết các hoạt động xã hội ở công ty không phải là mục tiêu hàng đầu nên việc tham gia chỉ mang tính phong trào mà thôi, nếu để nói đến sự tích cực tham gia của một người lao động thì trước hết họ phải luôn chú trọng, quan tâm đến hoạt động đó chứ không phải làm cho có phong trào, làm qua loa đại khái...”.Hoặc cũng có thể là do điều kiện khách quan không thuận lợi. Điển hình như qua chia sẻ của anh Đ.H.N công ty cổ phần LiLaMa 18 cho hay; Mình cũng biết rằng tham gia các hoạt động xã hội là việc rất cần thiết đối với mỗi người. Trước đây thời trẻ khi còn đang tham gia sinh hoạt ở đoàn thanh niên tại địa phương thì mình cũng là một trong những người rất tích cực tham gia các hoạt động do đoàn thanh niên tổ chức. Nhưng khi vào đây rồi suốt ngày chỉ đi làm nên lực bất tòng tâm”.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhận thức về sự cần thiết và lợi ích của việc tham gia, sự sẵn sàng chủ động, hành động kiên trì tham gia hoạt động hướng đến cộng đồng và sự nỗ lực vượt khó khi tham gia các hoạt động xã hội của người lao động chỉ đạt mức “trung bình”, chỉ có hành động kiên trì tham gia hoạt động hướng đến tập thể đạt mức “khá”. Điều đó cho thấy về mặt nhận thức, sự sẵn sàng chủ động, sự nỗ lực vượt khó khi tham gia chưa cao nhưng họ luôn tuân thủ một cách nghiêm túc khi doanh nghiệp tổ chức các hoạt động xã hội. Tuy nhiên để phát huy được tính tích cực của người lao động khi tham gia các hoạt động xã hội thì không phải chỉ dừng lại ở hành động tuân thủ một cách nghiêm túc mà sự tích cực phải được thể hiện ở sự nhận thức một cách sâu sắc về sự cần thiết và lợi ích mang lại khi tham gia các hoạt động xã hội, sự sẵn sàng chủ động và sự kiên trì, nỗ lực vượt khó đạt ở mức cao.

* Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động thể hiện ở kết quả tham gia

Như ở mục 4.21, 4.22, 4.23 đã phân tích các biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội đó là sự nhận thức, sự sẵn sàng chủ động, sự kiên trì, nỗ lực vượt khó đó để mang lại kết quả thông qua ĐTB của các biểu hiện trên. Tuy nhiên để tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về tính tích cực của người lao đông, trong nghiên cứu chúng tôi hỏi thêm các câu hỏi sau khi tham gia các hoạt động xã hội do doanh

Một phần của tài liệu Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 98 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)