Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Các biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc
4.2.1. Nhận thức của người lao động về hoạt động xã hội
4.2.1.1. Nhận thức về sự cần thiết tham gia các hoạt động xã hội của người lao động Kết quả thống kê toàn thang đo hoạt động hướng đến tập thể (ĐTB = 3,08;
ĐLC = 0,39) đạt mức “trung bình”. Trong đó, có 6 hoạt động được người lao động đánh giá là cần thiết hơn cả trong số 12 hoạt động. Kết quả nghiên cứu cụ thể ở bảng sau:
Bảng 4.2. Nhận thức về sự cần thiết tham gia các hoạt động tập thể của NLĐ
Các hoạt động tập thể
Mức độ cần thiết đối với người lao động (%)
ĐTB ĐLC
Hoàn toàn không cần
thiết
Ít cần thiết Cần thiết Khá cần thiết
Rất cần thiết
Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao 3,10 0,42 0 5,1 89,3 3,3 2,4
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật cho người lao động 3,08 0,34 0 1,1 90,5 6,5 1,8
Hoạt động ủng hộ quỹ khuyến học cho
học sinh giỏi con em của NLĐ 3,04 0,37 0 3,6 89,8 5,3 1,3
Hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản
cho người lao động 2,99 0,32 0 3,6 89,5 5,1 1,8
Hoạt động thăm hỏi giúp đỡ đồng nghiệp và gia đình đồng nghiệp ốm đau, tai nạn, bệnh hiểm nghèo...
3,09 0,39 0 0 5,4 89,3 5,3
Hoạt động thi đua lao động sản xuất,
lao động sáng tạo 3,09 0,37 0 0,7 91,8 6,0 1,5
Hoạt động sự kiện trong các ngày lễ, tết, ngày tết thiếu nhi cho con em NLĐ, ngày phụ nữ 8/3,20/10...)
3,15 0,41 0 0 86,5 11,3 2,2
Các hoạt động tập thể
Mức độ cần thiết đối với người lao động (%)
ĐTB ĐLC
Hoàn toàn không cần
thiết
Ít cần thiết Cần thiết Khá cần thiết
Rất cần thiết Hoạt động bảo vệ cơ sở vật chất của
DN (tiết kiệm điện, vật liệu sản xuất, gìn giữ máy móc...
3,03 0,39 0 4,5 89,1 4,7 1,6
Hoạt động bảo vệ sức khỏe và an toàn
lao động 3,08 0,33 0 0 93,1 5,3 1,6
Hoạt động ủng hộ quỹ cho người lao
động không may gặp hoàn cảnh éo le 3,08 0,32 0 0 92,7 6,0 1,3
Hoạt động bảo vệ, gìn giữ môi trường
xanh, sạch đẹp tại Doanh nghiệp 3,10 0,36 0 0 90,9 7,3 1,8
Hoạt động tham quan du lịch, nghỉ
dưỡng 3,20 0,45 0 0,2 81,5 16,4 2,0
ĐTB chung 3,08 0,39
Nhìn vào bảng 4.2 cho thấy hoạt động được người lao động đánh giá ở mức cao nhất đó là “Hoạt động tham quan du lịch, nghỉ dưỡng” (ĐTB = 3,20).
Trong đó có tới 448 người, chiếm 81,5 % cho rằng đây là hoạt động cần thiết đối với họ, 90 người, chiếm 16,4 cho là “khá cần thiết”. Tuy nhiên chỉ có 11 người, chiếm 2,0 người cho là “rất cần thiết” và 1 người, chiếm 0,2 cho là “rất không cần thiết”, tiếp đến là “Hoạt động sự kiện ở doanh nghiệp như hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 hay 20/10 và những ngày tết thiếu nhi…cho con em người lao động” (ĐTB = 3,15, ĐLC = 0,41).
Trong đó có tới 448 người, chiếm 86,5% cho là “cần thiết”, 90 người, chiếm 11,3 cho là “khá cần thiết” và 11 người, chiếm 2,2% ý kiến cho là “rất cần thiết"
và không có ý kiến nào cho là rất không cần thiết. “Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao”, (ĐTB = 3,10). Trong đó có 491 người, chiếm 89,3% cho là cần thiết, 18 người, chiếm 3,3 cho là “khá cần thiết” và 13 người, chiếm 2,4 cho là “rất cần thiết”. Điều này cho thấy, ngoài những mong muốn về nhu cầu vật chất như tiền lương, tiền thưởng thì nhu cầu văn hóa tinh thần cũng là một trong những nhu cầu thiết yếu đối với người lao động sau những ngày làm việc căng thẳng, họ đều mong muốn được nghỉ ngơi, giải trí, được giao lưu, được chia sẻ qua những hoạt động văn hóa tinh thần như tham quan du lịch, nghỉ dưỡng, hoạt động kỷ niệm các ngày lễ tết mà doanh nghiệp tổ chức. Vì vậy, các hoạt động này được người lao động đánh giá ở mức “cần thiết” chiếm tỷ lệ cao nhất. Không chỉ đánh giá sự cần thiết đối với các hoạt động hướng đến đời sống văn hóa tinh thần mà hoạt động “Bảo vệ giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp tại Doanh nghiệp” cũng được người lao động đánh giá ở mức tương tự các hoạt động trên (ĐTB = 3,10; ĐLC = 0,36). Trong đó có 500 người, chiếm 90,9 cho là “cần thiết”, 40 người, chiếm 7,3 cho là “khá cần thiết”. Tuy nhiên chỉ có 10 người, chiếm 1,8 cho là “rất cần thiết”. Điển hình qua chia sẻ của chị N.T.L công ty TNHH Panasonic cho rằng: “Đây là hoạt động rất cần thiết, công ty em mọi người đều thực hiện rất nghiêm túc, làm tốt công tác này thì trước tiên là bảo vệ sức khỏe cho chính họ, để người lao động hoàn thành tốt công việc của mình, đạt năng suất và chất lượng sản phẩm”. Tiếp đến “Hoạt động thi đua lao động sản xuất, lao động sáng tạo” (ĐTB = 3,09; ĐLC =0,37). Trong đó có tới 498 người, chiếm 91,8% cho rằng đây là hoạt động “cần thiết” đối với họ, 36
người, chiếm 6,0% cho rằng đây là hoạt động “khá cần thiết” và chỉ có 6 người, chiếm 1,5% cho rằng đây là hoạt động “rất cần thiết”.
Anh Đ.T.T công ty Apatit Lào Cai chia sẻ: “Hoạt động này rất cần thiết đối với doanh nghiệp như thúc đẩy năng suất lao động tăng cao, rút ngắn thời gian làm việc từ đó tăng thu nhập cho cả người lao động và cho doanh nghiệp. Riêng đối với bản thân tôi cũng là người rất thích sáng tạo, vì thế năm nào cũng tham gia, nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất là 2016 tôi đã đạt giải sáng tạo và được tặng bằng khen của Bộ công thương, được một chuyến đi du lịch nước ngoài. Đây cũng là niềm tự hào của bản thân tôi, cũng như sự động viên kịp thời của tổ chức làm tôi thấy yêu nghề hơn”. Điều này đã minh chứng cho việc người lao động đã có tính tích cực khá cao trong việc tham gia các hoạt động xã hội- hoạt động nghề nghiệp của mình.
Trong mối quan hệ với đồng nghiệp hoạt động thăm hỏi giúp đỡ đồng nghiệp và gia đình đồng nghiệp ốm đau, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ĐTB = 3,09; ĐLC = 0,39. Trong đó 491 người, chiếm 89,3% cho rằng đây là hoạt động “khá cần thiết”, 29 người, chiếm 5,3 % cho rằng đây là hoạt động “rất cần thiết” và chỉ có 30 người, chiếm 5,5% cho rằng đây là hoạt động “cần thiết”. Như vậy, người lao động đều hiểu rõ về mối quan hệ với đồng nghiệp là cần thiết, họ đã coi nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai và chính những người đồng nghiệp là những người thân trong gia đình thứ hai đó, ở đó họ có thể chia sẻ với nhau những niềm vui và nỗi buồn, giúp đỡ nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống. Chính hoạt động này đã giúp cho người lao động gắn bó, đoàn kết, thương yêu nhau hơn, đồng thời cũng là động lực để người lao động gắn bó với công việc và với tổ chức. Ngoài ra hoạt động quỹ cho người lao động hay còn gọi “quỹ mái ấm công đoàn”; (ĐTB = 3,08), hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động, (ĐTB = 3,08; ĐLC
= 0,34). Trong đó có 505 người, chiếm 90,5 cho là “cần thiết”, 33 người, chiếm 6,5% cho là khá cần thiết. Tuy nhiên chỉ có 8 người, chiếm 1,8 cho là “rất cần thiết”, có 4 người, chiếm 1,1 cho là “ít cần thiết”. Hoạt động bảo vệ sức khỏe và an toàn cho NLĐ, (ĐTB = 3,08; ĐLC = 0,33). Trong đó có 512 người, chiếm 93,1%
cho là “cần thiết”, 29 người chiếm 5,3 cho là “khá cần thiết” và 9 người, chiếm 1,6 cho là “rất cần thiết”.
Đây là một hoạt động đã và đang có sức lan tỏa sâu rộng, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách” hoạt động này đã được đông đảo đoàn viên, công nhân viên chức lao động trong các doanh nghiệp đồng tình hưởng ứng. Anh Đ.Q.T đang làm việc tại công ty than Dương Huy là một trong những đoàn viên công đoàn được nhận sự hỗ trợ từ chương trình mái ấm công đoàn đã xúc động chia sẻ: “Thời gian qua, gia đình em phải sống trong căn nhà tạm, khó khăn hơn khi con thứ hai của vợ chồng em thường xuyên ốm đau với mức lương ít ỏi, việc trang trải, lo cho cuộc sống hằng ngày cộng thêm với việc con ốm nên gia đình rất chật vật, không dám nghĩ đến việc sửa nhà. Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên công ty đã trích quỹ mái ấm công đoàn hỗ trợ cho gia đình em 30 triệu đồng cùng với sự giúp đỡ của họ hàng, anh em, bạn bè nên vợ chồng em đã làm được căn nhà cấp 4 khang trang hơn. Em thật sự biết ơn công đoàn cũng như anh, chị, em trong công ty đã giúp đỡ gia đình em. Điều đó giúp cho em yên tâm lao động, cống hiến cho công ty hơn đấy ạ”. “Hoạt động bảo vệ cơ sở vật chất của DN (tiết kiệm điện, vật liệu sản xuất, gìn giữ máy móc” (ĐTB = 3,03; ĐLC = 0,39).
Trong đó có 490 người, chiếm 89,1 , có 26 người, chiếm 4,7 cho là “khá cần thiết”, có 25 người, chiếm 4,5 cho là “ít cần thiết”, có 9 người, chiếm 1,6% cho là
“rất cần thiết”, Hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản (ĐTB = 2,99;ĐLC = 0,32).
Trong đó có 492 người, chiếm 89,5 cho là “cần thiết”, có 28 người, chiếm 5,1%
cho là “khá cần thiết”, có 20 người, chiếm 3,6 cho là “ít cần thiết”. Tuy nhiên chỉ có 10 người, chiếm 1,8 cho là “rất cần thiết”.
Tóm lại, với kết quả thu được ở bảng trên cho thấy nhận thức về sự cần thiết tham gia các hoạt động của NLĐ chỉ ở mức độ chung chung, chưa nhận thấy rõ ràng về sự cần thiết của việc tham gia các hoạt động xã hội trong tập thể, dường như đây là một hoạt động được mặc định sự tồn tại của nó từ trước đến nay nhưng chỉ là những hoạt động mang tính chất phong trào của công ty, nếu công ty phát động với yêu cầu bắt buộc phải tham gia thì tham gia. Vì vậy nhận thức về sự cần thiết tham gia các hoạt động tập thể của NLĐ chỉ đạt mức trung bình (ĐTB =3,08, ĐLC= 0,39).
* Nhận thức về sự cần thiết tham gia các hoạt động hướng đến cộng đồng của NLĐ
Bảng 4.3. Nhận thức về sự cần thiết tham gia các hoạt động cộng đồng của NLĐ
Các hoạt động
cộng đồng ĐTB ĐLC
Mức độ cần thiết đối với người lao động (%) Hoàn
toàn không
cần thiết
Ít cần thiết
Cần thiết
Khá cần thiết
Rất cần thiết
Hoạt động hiến máu
nhân đạo 3,00 0,33 0 5,1 89,5 5,3 0,2
Hoạt động thăm hỏi những người có công với cách mạng
3,05 0,25 0 0,5 93,8 5,5 0,2
Hoạt động cứu trợ cho đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt,hỏa hoạn...
3,07 0,26 0 0 92,7 7,1 0,2
Hoạt động bảo vệ môi trường khu dân cư (trồng cây xanh, phát quang bụi rậm, nạo vét kênh mương, dọn vệ sinh môi trường sau bão, lũ...)
3,03 0,26 0 0 2,0 92,7 5,3
Hoạt động ủng hộ
“Đồng bào lũ lụt, thiên tai, hạn hán, người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam..”
3,14 0,39 0% 0% 87,8% 10,4
% 1,8%
ĐTB chung 3,05 0,29
Nhìn vào bảng 4.3. Kết quả thống kê toàn thang đo hoạt động hướng đến cộng đồng (ĐTB = 3,05, ĐLC = 0,29). Đạt mức “trung bình”.
Có 5/5 mệnh đề đều đạt mức “trung bình”. Trong đó hoạt động được người lao động đánh giá cao nhất là hoạt động ủng hộ đồng bào lũ lụt, thiên tai (ĐTB = 3,14, ĐLC = 0,39). Trong đó chỉ có 10 người chiếm 10,4% cho rằng “khá cần thiết” và có tới 483 người, chiếm 87,8% cho rằng “cần thiết” và không có ý kiến nào cho rằng “rất không cần thiết”. Thực tế cho thấy đây là hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách, uống nước nhớ nguồn”
của dân tộc ta đã được phát huy từ lâu, tuy nhiên nhận thức về hoạt động một cách sâu sắc, thấu đáo thì vẫn chỉ đạt ở mức hạn chế chỉ chiếm 1,8% cho rằng “rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn cho công tác quản lý cần phải làm thế nào để người lao động hiểu được ý nghĩa, mục đích của hoạt động này, từ đó họ sẽ phát huy được tính tích cực của họ, điều này vô cùng quan trọng. Khi tác giả luận án trực tiếp phỏng vấn hầu hết người lao động đều trả lời ở mức “Khá cần thiết” và vẫn còn đôi chút băn khoăn. Điển hình qua chia sẻ của chị P.T.C 23 tuổi quê Vĩnh Bảo - Hải Phòng “Em thì cũng sẵn sàng ủng hộ khi công ty phát động các phong trào, nhưng thực sự em thấy băn khoăn không biết đóng góp như vậy nhưng đến tay người nghèo được bao nhiêu”, có lẽ đây cũng là một trong những lý do chính là hoạt động từ thiện thiếu tính công khai, minh bạch, chưa tạo được niềm tin cho người đóng. Hoạt động cứu trợ cho đồng bào gặp thiên tai, lũ lụt,hỏa hoạn (ĐTB = 3,07; ĐLC = 0,26).Trong đó có 510 người, chiếm 92,7% cho rằng đây là hoạt động cần thiết, 39 người, chiếm 7,1 cho là “khá cần thiết” và chỉ có 1 người, chiếm 0,2 cho là “rất cần thiết”, hoạt động thăm hỏi người có công ĐTB = 3,05; ĐLC = 0,25). Trong đó không có ý kiến nào cho là rất không cần thiết. Tuy nhiên chỉ có 1 người, chiếm 0,2 cho là “rất cần thiết” và 30 người, chiếm 5,5 cho là “khá cần thiết” và hầu hết, có tới 516 người, chiếm 93,8% cho là “cần thiết”. Từ thực tế trên cho thấy người lao động chưa nhận thức chưa sâu sắc về hoạt động từ thiện nói chung. Nếu chỉ dừng lại ở việc đóng tiền để làm từ thiện th ì chưa thể hiện hết tinh thần tương thân tương ái đối với con người mà ở
đây họ cần phải nhận thức thấu đáo hơn nữa, không chỉ tham gia bằng cách đóng tiền mà còn cần dang rộng tấm lòng của mình hơn nữa đối với những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn đặc biệt bằng những hành động của mình như đi đến tận nơi để thăm hỏi, động viên, để trao tận tay những món quà, để động viên, an ủi họ trong những lúc khó khăn, hoạn nạn, để thể hiện tình yêu thương bằng cả trái tim.
Hoạt động bảo vệ môi trường khu dân cư (ĐTB = 3,03; ĐLC = 0,26). Trong đó có tới 510 người, chiếm 92,7 cho là “khá cần thiết”, 29 người, chiếm 5,3% cho là
“rất cần thiết”, chỉ có 11 người, chiếm 2,0 cho là “ít cần thiết”. Hoạt động hiến máu nhân đạo ĐTB chỉ đạt 3,00; ĐLC = 0,33. Trong đó có 492 người, chiếm 89,5 cho là “cần thiết”, 28 người, chiếm 5,1 cho là “ít cần thiết”, 29 người, chiếm 5,3 cho là “khá cần thiết”. Tuy nhiên chỉ có 1 người, chiếm 0,2% cho là
“rất cần thiết”. Phải chăng NLĐ còn băn khoăn lo sợ hiến máu sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe của người cho máu hay là lý do nào khác?. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng tôi có phỏng vấn trực tiếp cán bộ công đoàn công ty Apatit Lào Cai cho rằng: “Hoạt động này ở bên đoàn thanh niên công ty phát động và thực thi nhưng hầu hết chỉ lấy máu của những người trẻ tầm ngoài 20 tuổi chứ công nhân lao động ở tầm tuổi ngoài 30 trở đi không ai lấy cả”. Điều này cho thấy thực tế người công nhân lao động họ phải làm việc với cường độ cao, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý nên việc hiến máu cho người khác là điều hạn chế đối với công nhân lao động. Để tìm hiểu sâu hơn về sự nhận thức của người lao động, chúng tôi đưa ra một số câu hỏi để tìm hiểu về lợi ích của việc tham gia các hoạt động xã hội đối với người lao động kết quả cụ thể như sau:
4.2.1.2. Nhận thức về lợi ích tham gia các hoạt động xã hội của người lao động Nhìn chung ĐTB chung của thang đo “Nhận thức về lợi ích tham gia các hoạt động xã hội” chỉ đạt (ĐTB = 2,84; ĐLC = 0,53). Đạt mức “trung bình”. Trong đó có 5/6 mệnh đề đều có mức ĐTB đạt ở mức “trung bình” và 1/6 mệnh đề có mức ĐTB đạt mức “thấp” các kết quả thu được ở bảng 4.4 như sau:
Bảng 4.4. Nhận thức về lợi ích tham gia các hoạt động xã hội của NLĐ
Lợi ích tham gia ĐTB ĐLC
Mức độ lợi ích mang lại khi tham gia HĐXH đối với người lao động (%)
Hoàn toàn không đồng ý
Đồng ý một phần
Đồng ý
Khá đồng
ý
Rất đồng ý
Có tinh thần trách
nhiệm với tập thể, xã hội
2,94 0,49 6,0 15,3 76,4 1,8 0,5
Nâng cao nhận thức về các hoạt động chính trị xã hội
2,75 0,61 3,8 12,2 80,0 1,6 2,4
Nâng cao sức khỏe thể
chất và tinh thần 2,92 0,58 2,9 10,2 80,7 3,8 2,4 Nâng cao tay nghề,
chất lượng sản phẩm hoạt động
2,82 0,48 2,7 13,3 83,1 0,5 0,4
Chia sẻ, cảm thông với những người khó khăn (bệnh tật, thiên tai...)
2,81 0,53 3,8 13,6 80,5 1,5 0,5
Có tình cảm gắn bó với
tập thể Doanh nghiệp 2,86 0,60 0,5 13,6 77,1 8,5 0,2 Nâng cao kỹ năng
giao tiếp, ứng xử 2,85 0,47 2,2 11,8 84,9 0,2 0,9
ĐTB chung 2,84 0,53
Cụ thể nhìn vào bảng 4.4 cho thấy: Mệnh đề đạt ĐTB cao nhất khi hỏi về lợi ích mang lại cho NLĐ khi tham gia hoạt động xã hội là giúp cho họ có tinh thần trách nhiệm với tập thể và xã hội (ĐTB = 2,94; ĐLC = 0,49). Trong đó có 3 người, chiếm 0,5% trả lời ở mức “rất đồng ý”, 10 người, chiếm 1,8% trả lời ở mức khá đồng ý và 420 người, chiếm 76,4% trả lời ở mức “đồng ý”. Tuy nhiên có tới 84 người, chiếm 15,3% trả lời ở mức “đồng ý một phần” và 33 người, chiếm 6,0%
trả lời ở mức “không đồng ý” và giúp họ nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần (ĐTB = 2,92; ĐLC = 0,58). Có 13 người, chiếm 2,4% trả lời ở mức “rất đồng ý”, 21 người, chiếm 3,8% trả lời ở mức “khá đồng ý” và 444 người, chiếm 80,7% trả lời ở mức “đồng ý”. Tuy nhiên có 56 người, chiếm 10,2% trả lời ở mức “đồng ý một phần” và 16 người, chiếm 2,9% trả lời ở mức “không đồng ý”. Điều này cho thấy hầu hết người lao động chưa thấy hết lợi ích khi tham gia các hoạt động xã hội, kể cả đối với tập thể và đối với bản thân, hầu hết mới chỉ dừng lại ở mức chung chung. Điển hình qua chia sẻ của anh N.V.B 27 tuổi quê ở Vĩnh Phúc hiện đang làm việc công ty TNHH Chính Xác Việt Nam chia sẻ: “Em thấy các hoạt động của công ty phát động thì nó cũng chỉ mang tính chất là phong trào. Kể cả hoạt động văn hóa, văn nghệ hay thể dục thể thao cũng chỉ có đợt phát động thì anh em tham gia để lấy phong trào chứ có tham gia thường uyên đâu mà bảo nâng cao được sức khỏe, thậm chí còn mệt hơn, vì vừa đi làm sau gần hết giờ làm thì mới tham gia nên em thấy nó chưa mang lại lợi ích nhiều”. Tham gia hoạt động xã hội giúp họ gắn bó với doanh nghiệp.(ĐTB = 2,86; ĐLC = 0,60). Trong đó chỉ có 1 người, chiếm 0,2% cho rằng “rất đồng ý”, 47 người, chiếm 8,5% cho là “khá đồng ý” và có 424 người, chiếm 77,1 cho là “đồng ý”, tuy nhiên có tới 75, chiếm 13,6% cho rằng chỉ “đồng ý một phần” và 3 người, chiếm 0,5% cho rằng “không đồng ý”, tham gia hoạt động xã hội giúp họ nâng cao kỹ năng giao tiếp.(ĐTB = 2.85, ĐLC = 0.47). Có 5 người, chiếm 0,9% cho rằng “rất đồng ý”, 1 người, chiếm 0,2% cho là “khá đồng ý”, 467 người, chiếm 84,9% cho “đồng ý”.
Tuy nhiên có 65 người, chiếm 11,8% cho là chỉ “đồng ý một phần” và 12 người, chiếm 2,2% cho là “rất không đồng ý”, tham gia giúp họ chia sẻ, cảm thông với