Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động
4.3.3. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động
Bảng 4.12. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của NLĐ
Các yếu tố Beta p
Tính trách nhiệm .184 .442 0.000
Nhu cầu giao tiếp .130 .430 0.000
Sự quan tâm làm việc thiện .170 .495 0.000
Động cơ tham gia .141 .495 0.000
Cách thức tổ chức .195 .403 0.000
Cách quản lý .141 .324 0.000
Chính sách DN .202 .354 0.000
Điều kiện làm việc . 457 .748 0.000
Kết quả bảng 4.12 cho thấy, các yếu tố thuộc về cá nhân và các yếu tố thuộc về tổ chức đều ảnh hưởng tích cực đến tính cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động p - value < 0.05 có ý nghĩa thống kê.
Có thể thấy điều kiện làm việc có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động. ( = 0,457), điều kiện làm việc giải thích 45,7% sự biến thiên của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội).Tiếp đến là chính sách của doanh nghiệp. ( = 0,202), yếu tố này giải thích 20,2% sự biến thiên của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tiếp đến là cách thức tổ chức các hoạt động xã hội ( = 0,195 tương ứng 19,5%). Tiếp đến là tính trách nhiệm ( = 0,184) tương ứng 18.4%. Sự quan tâm làm việc thiện ( = 0,170). Sự quan tâm làm việc thiện giải thích 17,0 % sự biến thiên của tính tích cực, cách quản lý và động cơ tham gia bằng nhau ( = 0,141 tương ứng 14,1%) và nhu cầu giao tiếp ( = 0,130) tương ứng 13,0% sự biến thiên của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Như vậy, có thể nói rằng chỉ cần có một trong những yếu tố như: điều kiện làm việc, chính sách và cách thức tổ chức của doanh nghiệp và bản thân người lao động có tính trách nhiệm cao, có sự quan tâm làm việc thiện, người lao động có nhu cầu giao tiếp xã hội cao thì tính tích cực sẽ được phát huy. Ngược lại nếu điều kiện làm việc không thuận lợi, chính sách doanh nghiệp không tốt, cách tổ chức cho có phong trào, người lao động không có trách nhiệm ...thì sẽ không phát huy được tính tích cực tham gia các hoạt động của người lao động.
* Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tổng hợp
Như phần trên chúng ta đã bàn đến ảnh hưởng của từng yếu tố độc lập tác động đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét. Nếu kết hợp tất cả các yếu tố này thì mức độ ảnh hưởng tổng hợp sẽ ra sao?
Sự kết hợp của các yếu tố trên tổng hợp có ảnh hưởng mạnh tới tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động với =.789; p < 0.001. Tổng hợp các yếu tố này giải thích 78,9 % sự biến thiên của tính tích cực tham gia các hoạt
động xã hội của người lao động. Điều này có nghĩa là nếu có sự tác động tích cực đồng thời tất cả các yếu tố thì biểu hiện của tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong nghiên cứu sẽ rất tích cực và ngược lại. Sự vắng mặt các yếu tố này hoặc chúng ở mức độ thấp thì tính tích cực sẽ không cao đối với người lao động. Mặt khác ảnh hưởng của tổng hợp các yếu tố có mức độ ảnh hưởng mạnh hơn so với chỉ tác động từng yếu tố độc lập. Tuy nhiên vì điều kiện và hoàn cảnh khác nhau của các Doanh nghiệp ở một số khu công nghiệp các tỉnh phía Bắc hiện nay, cùng một lúc không thể tác động được với 8 yếu tố nêu trên nên nghiên cứu này sẽ đưa ra biện pháp tác động trên yếu tố “Điêu kiện làm việc” và “Cách thức tổ chức” “Tính trách nhiệm”. Kết quả dự báo thu được như sau:
Bảng 4.13. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tham gia hoạt động xã hội của NLĐ
Các yếu tố Beta p
Điều kiện làm việc .370 .135 000
Cách tổ chức .065 .605 000
Tính trách nhiệm .095 .228 000
Dự báo mức độ ảnh hưởng của các yếu đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động kết quả bảng 4.13 cho thấy: Cả 03 yếu tố trên đều có mức ảnh hưởng. Trong đó yếu tố “Điều kiện làm việc” có mức độ ảnh hưởng là 37,0 , “tính trách nhiệm” có mức ảnh hưởng là 9,5 và “Cách thức tổ chức” có mức độ ảnh hưởng là 6,5 . Điều này sẽ là cơ sở gợi ý cho các doanh nghiệp để phát huy tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội cho người lao động cần cải tạo và sắp xếp điều kiện lao động cho người lao động một cách khoa học, hợp lý và khơi gợi được tính trách nhiệm cao đối với người lao động và cải tiến cách thức tổ chức các hoạt động xã hội sẽ phát huy được tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động.
Tổng hợp lại cho thấy rằng:
Điều kiện làm việc, chính sách của doanh nghiệp có ảnh hưởng mạnh nhất đến tính tích cực của họ. Cách thức tổ chức, tính trách nhiệm và sự quan tâm làm
việc thiện có ảnh hưởng nhất định đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động. Nhu cầu giao tiếp, cách quản lý, động cơ tham gia có ảnh hưởng đáng kể đến tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động.
Tổng hợp các yếu tố có ảnh hưởng mạnh hơn so với ảnh hưởng của từng yếu tố độc lập. Đây là điểm rất cần được lưu ý trong các hoạt động của tổ chức công đoàn để đưa ra những giải pháp đồng bộ nhằm phát huy sức mạnh cho tập thể, cộng đồng và đồng thời nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động thông qua các hoạt động xã hội.