Khái niệm tính tích cực tham gia hoạt động xã hội của người lao động

Một phần của tài liệu Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 41 - 44)

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở MỘT SỐ

2.3. Lý luận về tính tích cực tham gia hoạt động xã hội của người lao động ở khu công nghiệp

2.3.1. Khái niệm tính tích cực tham gia hoạt động xã hội của người lao động

2.3.1.1. Khái niệm tham gia hoạt động xã hội

Con người sinh ra và lớn lên cũng đều có quyền và trách nhiệm tham gia các hoạt động xã hội để trở thành thành viên có ích cho cộng đồng và xã hội. Để hiểu rõ sự tham gia các hoạt động xã hội này chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm như sau:

- Khái niệm tham gia: là tham dự vào một hoạt động nào đó; tham dự với ai đó trong một số hoạt động [6]

- Khái niệm tham gia hoạt động xã hội là sự đồng ý các cách thức trong việc thực hiện các hoạt động thông qua mối quan hệ với người khác, cùng với người khác nhằm mang lại lợi ích cho bản thân và cho xã hội.

- Khái niệm tham gia hoạt động xã hội của người lao động trong khu công nghiệp là sự đồng ý các cách thức trong việc thực hiện các hoạt động do doanh nghiệp tổ chức nhằm mang lại lợi ích cho bản thân người lao động, cho tập thể và cho cộng đồng.

2.3.1.2. Khái niệm tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong khu công nghiệp

Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động có thể hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tổng thể những thuộc tính biểu hiện vai trò của chủ thể trong việc thực hiện các hoạt động để đạt kết quả có ích.

Tác giả A.VPetrovski khi bàn về tính tích cực của nhân cách.(tính tích cực của nhân cách được hiểu như tính tích cực xã hội) cho rằng tính tích cực nhân cách là quan điểm sống tích cực của con người biểu hiện ở nguyên tắc lý tưởng, thường xuyên bảo vệ quan điểm của mình, thống nhất giữa lời nói và việc làm; thể hiện ở sự sáng tạo, ở các hành động ý chí và giao tiếp. [91]

Tác giả Nguyễn Văn Hạ khi nghiên cứu về tính tích cực xã hội của con người cho rằng tính tích cực xã hội là thuộc tính bản chất của con người, đó là tính chủ động, sáng tạo và lòng hăng hái, nhiệt tình, quyết tâm của con người trong những hoạt động có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. [16]

A, Bandura khi giải thích hành vi con người cho rằng, việc thực hiện một hành vi nào đó không chỉ vì cái chúng ta nhận được mà còn trên cơ sở nhận thức, đánh giá về hậu quả của việc thực hiện hành vi chính là cơ sở của tính tích cực (Bandura,1976).

Tác giả Wilson, J., & Musick, M. cho rằng: “ tính tích cực xã hội được thể hiện thông qua hoạt động lao động có kết quả và có thể đánh giá hoặc đo đạc được”

và “Tính tích cực hoạt động xã hội được xác định ở sự nhận thức của cá nhân nhằm

giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ xã hội và hành động vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt” [101].

Tác giả Irenna Zaleskiene, biểu hiện của sự tích cực xã hội của sinh viên được mô tả dựa trên nhận thức, tình cảm, thực hành. Tác giả đã đưa ra các mô hình hiệu quả của thanh niên như mô hình lựa chọn dựa trên lý trí, mô hình sự công bằng xã hội, mô hình tích hợp nguồn vốn xã hội. [103]

Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các vấn đề liên quan đến phẩm chất cá nhân của tuổi trẻ; các vấn đề liên quan đến tổ chức thanh niên (trường hợp không có hình thức hấp dẫn của các hoạt động, sự thiếu năng lực của các nhà lãnh đạo và vấn đề tài chính đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính tích cực xã hội của thanh niên. . P. Stoltz lại quan tâm đến khía cạnh nỗ lược vượt khó của người lao động, ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm AQ (chỉ số vượt khó) và ông cho rằng những người có chỉ số AQ thấp thường dễ xúc động và dễ buông xuôi trước nhiều vấn đề trong cuộc sống, trong khi đó những người có AQ cao khi đối mặt với khó khăn, chủ động tìm kiếm các giải pháp để giải quyết vấn đề thay vì dựa vào sự phán quyết của người lãnh đạo hoặc bi quan, chán nản và họ ít khi đầu hàng trước những tình huống khó khăn trong công việc. [4]

Từ các dấu hiệu đặc trưng trên, theo chúng tôi hiểu:

Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động là một phẩm chất tâm lý của người lao động, biểu hiện ở sự nhận thức, sự sẵn sàng chủ động, hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó để mang lại kết quả.

Thứ nhất: Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội thể hiện ở sự nhận thức về sự cần thiết và lợi ích của việc tham gia các hoạt động xã hội. Khi người lao động hiểu được ý nghĩa và mục đích của việc tham gia thì họ sẽ có sự tự giác, có tinh thần hợp tác, có tính trách nhiệm và có sự sáng tạo cao khi tham gia các hoạt động để đạt kết quả tốt nhất.

Thứ hai, tính tích cực của người lao động khi tham gia các hoạt động xã hội biểu hiện ở sự sẵn sàng, chủ động. Sẵn sàng chủ động thể hiện ở sự chuẩn bị tâm thế một cách tốt nhất và không bị động trước những hoạt động được giao.

Thứ ba, tính tích cực hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó trong mọi hoàn cảnh để mang lại kết quả. Kiên trì thể hiện sự bền bỉ, sự nỗ lực vượt khó của người lao động là thể hiện là khả năng tham gia các hoạt động với sự nỗ lực ý chí nhằm đạt tới mục đích cuối cùng của hoạt động là đạt kết quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)