Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm tác động

Một phần của tài liệu Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 69 - 73)

Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Các phương pháp nghiên cứu

3.3.5. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm tác động

Do điều kiện thời gian và nguồn lực có hạn, tác giả luận án chỉ tập trung thực nghiệm biện pháp tác động nhằm nâng cao tính tích cực tham gia hoạt động xã hội của người lao động ở công ty TNHH Đỉnh Vàng - Hải Phòng.

3.3.5.1. Mục đích thực nghiệm

Mục đích của nghiên cứu thực nghiệm của luận án là thử nghiệm biện pháp tác động hợp lý, hiệu quả để nâng cao tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội cho người lao động trong những điều kiện, hoàn cảnh, văn hóa cụ thể ở Việt Nam hiện nay.

3.3.5.2. Giả thuyết thực nghiệm

Qua nghiên cứu thực trạng tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động trong các doanh nghiệp hiện nay, chúng tôi nhận thấy trong số những mặt biểu hiện của tính tích cực (sự nhận thức, sự sẵn sàng chủ động, sự kiên trì, nỗ lực vượt khó) thì mặt nhận thức về lợi ích khi tham gia các hoạt động xã hội của người lao động chỉ đạt mức thấp. Đa số người lao động không nhận thấy lợi ích mang lại khi tham gia các hoạt động xã hội nên sự sẵn sàng chủ động và hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó để tham gia chưa cao. Trên cơ sở những biện pháp mà luận án đề xuất, tác giả luận án cho rằng việc nâng cao nhận thức cho người lao động về ý nghĩa, giá trị và vai trò của hoạt động xã hội sẽ góp phần làm thay đổi hành vi tham gia của họ theo chiều hướng tích cực.

Để kiểm định giả thuyết này, tác giả luận án đã tiến hành thiết kế cách thức tác động thực nghiệm phù hợp với hoàn cảnh của người lao động, đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm nghề nghiệp của người lao động. Mẫu thực nghiệm, nội dung, quy trình thực nghiệm được đề cập ở phần sau:

3.3.5.3. Mẫu thực nghiệm

Lựa chọn ngẫu nhiên 40 nghiệm thể có tính tích cực tham gia hoạt động xã hội thấp và trung bình. Sau đó chia đôi thành hai nhóm, một nhóm nghiệm thể và một nhóm đối chứng, thành viên mỗi nhóm là 20 người, không phân biệt, nam nữ, tôn giáo, thành phần xuất thân, thâm niên công tác . Tât các các thành viên tham gia thực nghiệm đều được lập hồ sơ và ghi lại số điện thoại để liên hệ.

Bảng 3.4. Thông tin về nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng STT Đặc điểm

nhóm nghiên cứu Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

1 Giới Nam: 10 người Nam: 10 người

Nữ: 10 người Nữ: 10 người 2 Tuổi

Từ 18-27: 3 người Từ 18-27: 3 người 28-37: 3 người 28-37: 3 người 38-46: 3 người 38-46: 3 người Trên 47:1 người Trên 47:1 người 3 Vị trí làm việc

Công nhân: 5 người Công nhân: 5 người Phòng ban: 2 người Phòng ban: 2 người Quản lý (từ tổ trưởng trở

lên: 3)

Quản lý (từ tổ trưởng trở lên: 3)

Qua những đặc điểm vừa nêu, chúng tôi nhận thấy, mức độ nhận thức của người lao động về ý nghĩa lợi ích của việc tham gia hoạt động xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ và hành vi tham gia hoạt động này của họ. Vì vậy, nếu chúng ta tác động, nâng cao nhận thức của người lao động, sẽ góp phần làm thay đổi thái độ và hành vi tham gia hoạt động xã hội của người lao động theo chiều hướng tích cực hơn.

3.3.5.4. Nội dung thực nghiệm

Có nhiều biện pháp để nâng cao nhận thức của người lao động về ý nghĩa và giá trị của hoạt động xã hội, chúng tôi lựa chọn cách thức tổ chức các buổi tọa đàm, về chủ đề vai trò của hoạt động xã hội từ thiện, mời những cá nhân người lao động có thành tích xuất sắc trong các hoạt động trên của doanh nghiệp đến chia sẻ và xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động xã hội từ thiện trong tương lai.

Bên cạnh đó, chúng tôi tổ chức các buổi tập huấn nâng cao năng lực giao tiếp, ứng xử trong khi tham gia hoạt động xã hội cho nhóm nghiệm thể.

Các bước thực hiện các nội dung thực nghiệm cụ thể như sau:

- Bước 1: Liên hệ với cán bộ công đoàn công ty TNHH Đỉnh Vàng, tác giả luận án đã xin phép được phối hợp với tổ chức đoàn thể: (công đoàn và đoàn thanh niên, hội phụ nữ) công ty TNHH Đỉnh Vàng nêu vấn đề về mục đích, nội dung và lên kế hoạch tổ chức thực nghiệm biện pháp tác động.

- Bước 2: Lập kế hoạch và chuẩn bị thực nghiệm

Người lao động tham gia các buổi sinh hoạt văn hóa vào các buổi tối và các ngày nghỉ của người lao động

Các nội dung của từng buổi được tác giả luận án soạn thảo và xin ý kiến của các chuyên gia

- Bước 3: Phát bảng hỏi để đo trước khi tiến hành thực nghiệm. Nội dung tập trung vào mức độ biểu hiện sự nhận thức về sự cần thiết, lợi ích tham gia hoạt động xã hội, sự sẵn sàng chủ động, hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó khi tham gia các hoạt động xã hội.

- Bước 4: Triển khai buổi chia sẻ

Buổi 1: Giới thiệu nội dung của các buổi chia sẻ + Tổ chức các trò chơi tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái

Mục đích: Khơi dậy để người lao động mở tâm, vui vẻ, cười tươi, suy nghĩ tích cực

+ Buổi 2 + 3 Chia sẻ một số kỹ năng giao tiếp ứng xử

Mục đích: Giúp người lao động nắm được một số kỹ năng giao tiếp ứng xử cơ bản

Buổi 4 + 5 : Chia sẻ về mục đích, ý nghĩa của việc tham gia hoạt động xã hội Mục đích; Giúp người lao động hiểu thấu về sự cần thiết và lợi ích của việc tham gia các hoạt động xã hội

- Chia sẻ về những mảnh đời bất hạnh, những người gặp hoàn cảnh khó khăn qua các các câu chuyện, video. Sau đó đề nghị họ thể hiện sự thấu cảm bằng cách hình dung ra cảm xúc và tình thế của đối tượng.

- Chia sẻ về các hoạt động nhân đạo của một số các tổ chức cũng như một số những cá nhân đã làm tốt và giải thích tại sao họ làm tốt?.

Mục đích: Làm thế nào nâng cao sự thấu cảm và xuất phát từ tình yêu thương con người tha thiết chứ không phải chỉ có việc giúp đỡ người khác một cách đơn thuần. Như vậy họ có thể sẵn sàng chủ động tham gia một cách bền vững hoặc vận động những chính sách nhân đạo giúp các nhóm người thiệt thòi yếu thế. Qua

đó giúp họ hiểu hơn về giá trị của bản thân, giúp họ trân quý cuộc sống cũng như có tinh thần trách nhiệm nhiều hơn nữa đối với tập thể và cộng đồng.

Buổi 6 + 7: Giao lưu các trò chơi, văn nghệ do nhóm trình bày

Mục đích: Nhằm gắn kết các thành viên trong nhóm, tạo sự đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và trong cuộc sống

- Phối hợp với công đoàn và hội phụ nữ xã nơi người lao động đang sinh sống tham gia lao động công ích (Quét dọn vệ sinh, khơi thông cống rãnh tại địa phương nơi người lao động đang sinh sống) nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm của bản thân với cộng đồng.

- Bước 5: Đánh giá và kết thúc

+ Bằng cách sử dụng các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu của một số người lao động tham gia thực nghiệm để xem sự chuyển biến về tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động biểu hiện qua sự nhận thức về sự cần thiết, lợi ích tham gia hoạt động xã hội, sự sẵn sàng chủ động, hành động kiên trì, nỗ lực vượt khó tham gia các hoạt động do tác giả luận án phối hợp với tổ chức đoàn thể của công ty TNHH Đỉnh Vàng tổ chức.

Thời gian tổ chức thực hiện thực nghiệm tác động - Từ ngày tháng 10/2017 đến ngày tháng 3/2018 - Tổng số buổi thực hiện: 7 buổi

Một phần của tài liệu Tính tích cực tham gia các hoạt động xã hội của người lao động tại một số khu công nghiệp các tỉnh phía bắc (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)