Nhóm công trình nghiên cứu quản trị công ty (corporate governance) và quản trị kinh doanh

Một phần của tài liệu Đổi mới quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp nhà nước (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu quản trị công ty (corporate governance) và quản trị kinh doanh

Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đề cập đến khái niệm quản trị doanh nghiệp. Một trong những nghiên cứu sớm nhất là tác phẩm The Modern Corporation and Private Property của Berle and Means (1932). Tác phẩm này bắt đầu đề cập tới khái niệm quản trị công ty và sau này cũng trở thành cơ sở cho nhiều nghiên cứu khác.Quản trị công ty ở đây được hiểu là quá trình, các thủ tục, chính sách, quy định, luật pháp và thể chế để định hướng cho tổ chức và doanh nghiệp cách thức hành động, điều hành và kiểm soát các hoạt động của mình để đạt được mục tiêu đề ra.

Wong (2004) Improving Corporate Governance in SOEs: An Integrated Approach (Cải thiện quản trị doanh nghiệp nhà nước: phương pháp tiếp cận tích hợp) là công trình tiêu biểu nhất đề cập tới đổi mới quản trị DNNN do vị trí vai trò quan trọng của nó mặc dù tác giả xác định thời đại ngày nay tư nhân hóa đang diễn ra mạnh mẽ.

Wong nhấn mạnh kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp của một số nước đã phát triển như New Zealand, Thụy Điển để chứng minh rằng việc các quốc gia luôn nỗ lực thay đổi các phương thức quản trị DNNN để nâng cao chất lượng hoạt động của nó. Tuy nhiên, đổ mới (Improving) quản trị DNNN là vẫn là những thách thức to lớn đặt ra đối với các DNNN ở các nước hiện nay.

La Porta, Silanes và Shleifer (2000) cho rằng quản trị công ty là một hệ thống các cơ chế mà qua đó các nhà đầu tư bên ngoài (các cổ đông) bảo vệ lợi ích của họ trước nhà đầu tư bên trong doanh nghiệp (nhà quản lý). Khái niệm này lại nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cũng có nhiều nghiên cứu, khuyến nghị liên quan đến quản trị công ty bao gồm cả khái niệm về quản trị công ty.

Chẳng hạn, Bộ Nguyên tắc Quản trị công ty (2004)1 lần đầu ban hành vào năm 1999 đưa ra các nguyên tắc về quản trị công ty của OECD như quyền cổ đông, bảo đảm bình đẳng giữa các cổ đông, vai trò của các bên liên quan đến quản trị công ty, công bố thông tin và minh bạch, trách nhiệm của Hội đồng quản trị, cũng như các hướng dẫn thực hiện các nguyên tắc này. Bộ nguyên tắc (như luật mềm – soft law) nhằm giúp các nước thành viên và không thành viên của OECD đánh giá và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức và quản lý cho quản trị công ty và cung cấp các hướng dẫn, khuyến nghị cho thị trường chứng khoán, nhà đầu tư, công ty và các bên khác có vai trò trong quá trình phát triển quản trị công ty tốt. Khái niệm về quản trị trong Bộ Nguyên tắc Quản trị công ty (2004), như sau: “Quản trị công ty là hệ thống mà các doanh nghiệp được điều hành và kiểm soát. Cơ cấu quản trị công ty quy định việc phân phối quyền lực và trách nhiệm của các thành phần khác nhau tham gia vào doanh nghiệp như hội đồng quản trị, nhà quản lý, cổ đông, các bên có quyền lợi liên quan và việc đặt ra các quy định, thủ tục để ra quyết định đối với các vấn đề của công ty. Bằng cách này, quản trị công ty cũng tạo ra một cơ cấu mà theo đó, xác định các mục tiêu của doanh nghiệp, cách thức thực hiện mục tiêu và duy trì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp”. Đây là công trình thể hiện tính khoa học cao chứa đựng các lý thuyết, quan điểm về quản trị công ty thịnh hành tại các nước thành viên OECD có thể áp dụng trong thực tiễn quản trị doanh nghiệp.

Christiansen (2013) nghiên cứu về vấn đề xác định mục tiêu ưu tiên trong các DNNN trong khi thực hiện quản trị công ty và làm thế nào để cân bằng giữa mục tiêu thương mại và phi thương mại. Báo cáo cũng đưa ra các dẫn chứng cụ thể tại 5 quốc gia là New Zealand, Hungary, Israel, Hà Lan và Na Uy đối với việc thực hiện các mục tiêu phi thương mại. Báo cáo cho rằng, mặc dù 5 quốc gia đã thực hiện khá tốt Bộ hướng dẫn quản trị công ty đối với DNNN của OECD nhưng việc đánh giá hiệu quả thực hiện các mục tiêu phi thương mại và lợi ích của các DNNN khi thực hiện

1 Bản gốc do OECD xuất bằng tiếng Anh và tiếng Pháp: OECD Principles of Corporate Governance - 2004 Edition Principles de gouvernement d’entreprise de l’OCDE- Édition 2004 và qua một số lần sửa đổi.

các mục tiêu phi thương mại này vẫn chưa đồng đều giữa các quốc gia và tương ứng với bộ hướng dẫn.

Công trình “Corporate Governance: Principles, Policies, and Practices” - Bob Tricker (2015) giới thiệu về quá trình phát triển của quản trị công ty qua giai đoạn l970, l980, l990 và giai đoạn đầu của thế kỷ 2l. Công trình đề cập tới sự ra đời của công ty trách nhiệm hữu hạn và sự phân tách giữa quyền sở hữu ra khỏi hoạt động quản trị điều hành của công ty. Tác giả đưa ra cách định nghĩa về quản trị công ty dưới các khía cạnh khác nhau như: khía cạnh hoạt động, khía cạnh mối quan hệ, khía cạnh kinh tế tài chính, khía cạnh xã hội. Tác giả cũng đưa ra khái niệm cũng như phạm vi của quản trị công ty. Công trình cũng đề cập và phân tích các lý thuyết về quản trị công ty: lý thuyết đại diện, thuyết chi phí giao dịch, thuyết người quản lý, thuyết nguồn tài nguyên độc lập và một số lý thuyết khác làm cơ sở cho các nghiên cứu về quản trị công ty sau này.

Công trình“Corporate Governance: Theories, Principles, and Practices” - John Farrar (2005) đề cập tới những vấn đề như thuật ngữ quản trị công ty, các quy định pháp lý trong luật công ty, án lệ của tòa án và ở nghĩa rộng hơn bao gồm cả lĩnh vực pháp luật tài chính và lao động. Cấu trúc của quản trị công ty được xác định bao gồm vai trò của HĐQT, ĐHĐCĐ, nghĩa vụ của người quản lý, cách hoạt động của ĐHĐCĐ; quyền cổ đông và vai trò của kiểm toán viên và các cơ quan quản lý có liên quan. Cuốn sách cũng đề cập đến những vấn đề về mối quan hệ giữa HĐQT và ĐHĐCĐ, địa vị pháp lý của HĐQT, nghĩa vụ của người quản lý; quyền và nghĩa vụ cổ đông minh bạch và vai trò của kiểm toán viên và ủy ban kiểm toán trong quản trị công ty...

William P. Mako và Chunlin Zhang (2004) có State Equity Ownership and Management in China: Issues and Lessons from International Experience (Sở hữu nhà nước bình đẳng và quản trị kinh doanh tại Trung Quốc: một số vấn đề và bài học kinh nghiệm quốc tế. Đây là công trình đề cập tới đa sở hữu trong doanh nghiệp và vấn đề quản trị kinh doanh tại nhóm doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu Đổi mới quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp nhà nước (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(242 trang)