CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM
3.4. Kinh nghiệm đổi mới quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
3.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ những phân tích ở trên, một số kinh nghiệm về nâng cao chất lượng hoạt động và đổi mới quản trị DNNN tại một số quốc gia có thể rút ra cho Việt Nam là:
3.4.4.1. Khung pháp lý vững chắc là điều kiện tiên quyết để nâng cao hoạt động quản trị doanh nghiệp nhà nước
Đứng trước những khó khăn do hoạt động quản trị doanh nghiệp yếu kém, việc đầu tiên mà cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều tiến hành chính là điều chỉnh lại khung pháp lý. Khung pháp lý vốn là cơ sở cho cơ cấu tổ chức quản trị của doanh nghiệp cũng đồng thời là cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khung pháp lý bao gồm cả bộ luật, luật cũng như các văn bản dưới luật… liên quan đến hoạt động của DNNN. Đây là cơ sở để xác định bộ máy quản trị, mối quan hệ giữa các bộ phận này cũng như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan trong quá trình quản
trị DNNN. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh tới trách nhiệm của HĐQT cũng như các chế tài dân sự, hành chính, hình sự đủ sức răn đe để đảm bảo những quy định phù hợp được thực hiện đúng đắn trên thực tế. Từ đó, điều này sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động quản trị diễn ra hiệu quả và phù hợp nhất. Ngoài ra, nó cũng thể hiện mối quan hệ giữa DNNN với cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động của DNNN.
3.4.4.2. Công khai, minh bạch thông tin về doanh nghiệp
Công khai, minh bạch thông tin về hoạt động doanh nghiệp là đòi hỏi của mọi thành viên, các cấp quản lý cũng như các bên có quyền và lợi ích liên quan. Việc công khai, minh bạch thông tin về doanh nghiệp không những giúp các cơ quan quản lý thường xuyên theo dõi sát sao tình hình công ty và các nhà đầu tư khác có thể nắm bắt, dự đoán được trình trạng doanh nghiệp, đánh giá được hiệu quả hoạt động của DNNN. Một số văn bản đặc biệt cần được công khai như: báo cáo tài chính, các khoản nợ, dự án đầu tư, biên bản họp đại hội đồng cổ đông của DNNN.
3.4.4.3. Nâng cao tính chuyên nghiệp của hội đồng quản trị/hội đồng thành viên.
Để giúp HĐQT hay HĐTV tại DNNN Việt Nam thực hiện đúng nhiệm vụ vì lợi ích doanh nghiệp, nên tăng cường hệ thống giám đốc độc lập (là những cá nhân được thuê ngoài, không có bất kỳ mối quan hệ gần gũi với doanh nghiệp). Tỷ lệ thành viên độc lập nên từ 25% số lượng thành viên của HĐQT. Thêm vào đó, HĐQT có thể thành lập các ủy ban chuyên môn chuyên giải quyết về một vấn đề cụ thể để nâng cao năng suất làm việc.
Ngoài ra, nên chú ý tới c “giám đốc giấu mặt” – những cá nhân thực sự đứng sau các quyết định, chỉ thị từ doanh nghiệp. Đây là một hiện tượng khá phổ biến trên thế giới nhưng chưa được pháp luật Việt Nam quy định. Khung pháp lý nên có những quy định rõ ràng về định nghĩa, điều kiện xác định, phương án xử lý khi gặp tình huống này.
3.4.4.4. Về cơ quan quản lý DNNN
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia như trên, có thể thấy nhiều mô hình quản lý và giám sát tài sản nhà nước, trong đó, một số nước có môi trường, thể chế kinh tế có nhiều điểm tương đồng mà Việt Nam có thể tham khảo cũng như học
hỏi kinh nghiệm. Trung Quốc đã xây dựng mô hình quản lý tài sản nhà nước tập trung thông qua việc thiết lập hệ thống Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản nhà nước (SASAC) ở cả cấp Trung ương và các địa phương. Ở Singapore, Temasek là tổ chức kinh doanh vốn đầu tư nhà nước hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp. Temasek, bên cạnh Tổng công ty Đầu tư vốn của Chính phủ (CIIC), được Chính phủ Singapore cấp vốn để đầu tư vào các doanh nghiệp khác. Đây là mô hình quản lý DNNN thông qua đơn vị hoạt động như doanh nghiệp. Việc cấp vốn cho hai doanh nghiệp này được thực hiện thông qua Bộ Tài chính trên cơ sở dự toán đầu tư vốn đã được Quốc hội phê chuẩn. Hàn Quốc lại không có cơ quan chuyên trách về quản lý DNNN. Tại Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thời gian qua chưa thật sự hiệu quả. Tại Hội nghị Hội nghị tổng kết của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Thủ tướng cũng nêu những tồn tại của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thời gian qua, như còn tình trạng chậm thực hiện một số công việc quan trọng, chậm phê duyệt chức danh quản lý của một số tập đoàn, tổng công ty;
chậm cổ phần hóa thoái vốn (Cổng thông tin điện tử VPCP – truy cập 20/2/2020).
Việc tiếp tục cân nhắc và hoàn thiện mô hình quản lý và chức năng của Ủy ban trên là hết sức cần thiết.