CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM
3.3. Đánh giá tác động của đổi mới quản trị doanh nghiệp đến NLCT của
Thứ nhất, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng, DNNN đã có những những thay đổi lớn về quản trị doanh nghiệp theo hướng áp dụng các chuẩn mực quốc tế (chẳng hạn theo Hướng dẫn của OECD về quản trị công ty trong DNNN hay Bộ Quy tắc quản trị doanh nghiệp áp dụng tại Việt Nam đã được SCIC cụ thể hóa) nhằm tăng cường NLCT đáp ứng bối cạnh tranh gay gắt với nhứng doanh nghiệp khác trên thị trường hiện nay. Những thay đổi trong quản trị DNNN để hướng tới đó là nâng cao NLCT, hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận đạt được cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; tuân thủ, đáp ứng các yêu cầu về môi trường, xã hội và phát triển bền vững. Đồng thời, xu hướng chiến lược mới, phổ biến trên thế giới được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm trong đó bao gồm cả ở DNNN.
Nguyên nhân: Chính phủ luôn luôn có sự quan tâm trong việc thúc đẩy đổi mới, cơ cấu lại DNNN, hướng tới tăng cường hiệu quả hoạt động của DNNN thông qua nhiều đề án, nghị quyết, cũng như quyết định khác nhau.
Thứ hai, tiến trình đổi mới quản trị, cơ cấu lại DNNN với trọng tâm là các tập đoàn, TCT nhà nước giai đoạn 2011-2015, giai đoạn 2015 đến nay đã đi gần đến đích về số lượng DNNN cần cổ phần hóa (mặc dù DNNN được CPH không phải là đối tượng chính của Luận án này), số lượng các tập đoàn, TCT phải tiến hành cơ cấu lại gắn với thoái vốn ngoài ngành kinh doanh chính. Việc thay đổi cơ cấu vốn dẫn đến
những thay đổi cơ cấu quản trị DNNN mang tính tích cực, tác động đến hiệu quả kinh doanh, NLCT của DNNN. Số lượng DNNN đã giảm từ 12.000 doanh nghiệp (năm 1990) xuống còn khoảng trên 500 DN (tính đến tháng 6/2019). Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN, nhất là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có chuyển biến tích cực, đóng góp số thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, chất lượng cơ cấu lại các DNNN chưa đi đôi với thay đổi về số lượng, trong đó đáng quan tâm nhất là đổi mới cơ bản quản trị DNNN, hiệu quả quản lý và hoạt động không chỉ của các DNNN sau CPH mà cả những DNNN mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn còn nhiều hạn chế, tồn tại (Đặng Quyết Tiến, 2020).
Nguyên nhân: những kết quả chưa đạt được như kỳ vọng của việc đổi mới, cơ cấu lại DNNN. Tại các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, thành phần tham gia sơ hữu từ bên ngoài ít phát huy được vai trò tích cực, sự năng động sáng tạo về quản trị doanh nghiệp, quản trị kinh doanh như tại khu vực tư nhân. Bộ phận này vẫn còn những e dè nhất định, nhất là các thành viên hội đồng quản trị khi thực hiện chức năng của mình. Như đã đề cập, nhiều DNNN không tự nguyện áp dụng các nguyên tắc quản trị hiện đại của thế giới.
Thứ ba, qua việc phỏng vấn tại một số DNNN, có thể thấy nhiều DNNN đã nâng cao được nhận thức về đổi mới quản trị công ty, quản trị kinh doanh, chú trọng năng điều hành của người đại diện công ty, đảm bảo các kiến thức và coi trọng đổi mới quản trị công ty, trong đó quan trọng nhất là đổi mới tư duy quản trì và đảm bảo tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Đại đa số các tổng giám đốc/giám đốc điều hành cho rằng đổi mới quản trị doanh nghiệp trước phải đổi mới về tư duy quản trị để thích ứng với những biến đổi của thị trường và đặc biệt là hướng tới mục tiêu nâng cao NLCT của DNNN. Yếu tố này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao qua hiệu quả hoạt động của nhóm DNNN.
Thư tư, vấn đề cần thiết trong đổi mới quản trị chiến lược của DNNN để nâng cao NCCT, hướng tới phát triển bền vững mặc dù được các doanh nghiệp chú ý, tuy nhiên đây cũng là điểm yếu của DNNN Việt Nam do hoạt động thiếu tính dài hạn.
Chiến lược kinh doanh cần hướng tới sự sáng tạo, đổi mới, áp dụng công nghệ mới và công nghệ thân thiện với môi trường. Áp dụng khoa học công nghệ chưa được thực hiện đáng kể và ứng dụng căn cứ vào thế mạnh của doanh nghiệp để phát huy và
khắc phục thế yếu để phát triển. NLCT cũng như hiệu quả về mặt kinh doanh, lợi nhuận thiết thực cho phát triển của một số DNNN còn thê hiện quá tập trung vào ngắn hạn, trung hạn; tính tuân thủ còn hạn chế không chỉ đối với các quy định của pháp luật mà còn cả việc xây dựng các chuẩn mực đạo lý kinh doanh, trách nhiệm xã hội của chính doanh nghiệp. Một số chỉ hiệu quả (ROA, ROS) cho thấy DNNN còn thấp hơn so với các doanh nghiệp FDI.
Nguyên nhân: yếu tố văn hóa chung, tương tưởng chi phối làm ăn của giới doanh nhân Việt Nam phổ biến là thiếu tính dài hạn, ổn định. DNNN thường hay chuyển sang cả các lĩnh vực kinh doanh ngoài chức năng khi nó có lợi nhuận cao và thu hồi vốn nhanh. Vấn đề này đã xảy ra khá nhiều tại nhiều DNNN từ thập kỷ trước.
Hiện nay, các cơ quan chức năng đã yêu cầu những DNNN kinh doanh ngoài ngành phải thoái hồi vốn và rút khỏi kinh doanh ở những lĩnh vực không đúng chức năng, nhiệm vụ, chẳng hạn khi DNNN đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, tài chính, viễn thông...
Thứ năm, còn có sự không thống nhất về vai trò nhân sự của giám đốc điều hành. Nhiều giám đốc (CEO) của DNNN hiện nay thực hiện cả chức năng đại diện vốn của Nhà nước (HĐQT/HĐTV), điều hành doanh nghiệp và lãnh đạo tổ chức Đảng ở doanh nghiệp. Vừa là chủ (đại diện) vừa là người điều hành thiếu sự phân công trách nhiệm và kiểm soát quyền lực trong doanh nghiệp, các giám đốc ít có động lực cho việc tăng cường tính hiệu quả hoạt động, đổi mới sáng tạo và tính tuân thủ còn hạn chế. Nhiều giám đốc quan tâm đến vị trí của mình và giữ cho doanh nghiệp được tồn tại một cách ổn định mà thiếu tính bứt phá; tập trung vào đầu tư nhiều hơn cho các kỹ năng chính trị hơn là đổi mới sáng tạo cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Nguyên nhân: tại nhiều DNNN, chức năng quản lý vốn và chức năng quản lý kinh doanh vẫn bị chi phối nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan, bộ chủ quản. Sự chồng chéo về kiểm soát ngay cả khi có Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vẫn còn tồn tại. Sự không thống nhất giữa quan điểm lãnh đạo tổ chức Đảng và chỉ tiêu hiệu quả đặt ra của HĐTV vẫn còn tồn tại ở một số doanh nghiệp.
Thứ sáu, việc công bố công khai thông tin hoạt động của DNNN bước đầu đã tạo ra sự minh bạch và công bằng góp phần tăng hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và sức cạnh tranh, tạo động lực phát triển doanh nghiệp, đảm bảo được quyền lợi các bên liên quan; góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy tăng trưởng bền vững nền kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn những hạn chế trong công khai và minh bạch, đang là một trong số các vấn đề lớn của quản trị doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt đối với DNNN Việt Nam. Tỉ lệ DNNN thực hiện công bố thông tin đầy đủ còn rất thấp. Phần lớn các doanh nghiệp thuộc đối tượng công bố thông tin chưa thực hiện đầy đủ các quy định về công bố thông tin, chưa báo cáo đầy đủ, trung thực cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước để giám sát, đôn đốc thực hiện công bố thông tin. Tình trạng DNNN không công bố thông tin, chậm công bố thông tin, công bố không đầy đủ khá phổ biến.
Nguyên nhân: nhiều cấp quản lý doanh nghiệp vẫn còn những e ngại về lộ bí mật khi công bố thông tin và không ý thức được ích lợi của việc công bố thông. Về cơ bản, yếu kém trong tính tuân thủ của DNNN nói chung và tuân thủ các quy định về công khai hoá, minh bạch hoá thông tin đã được ban hành còn nhiều hạn chế.
Doanh nghiệp không ý thức được yêu cầu của việc công khai, minh bạch đối với hoạt động của DNNN vì đây là loại doanh nghiệp tồn tại dựa trên nguồn vốn của nhà nước. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ lớn, nợ xấu, hiệu quả sử dụng tài sản thấp dẫn đến các DNNN như vậy không có động lực công bố thông tin.