Quản trị tài chính

Một phần của tài liệu Đổi mới quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp nhà nước (Trang 115 - 118)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM

3.2. Thực trạng đổi mới quản trị doanh nghiệp nhà nước

3.2.2. Một số chiến lược quản trị ảnh hưởng đến NLCT của DNNN

3.2.2.4. Quản trị tài chính

Về vấn đề huy động vốn

Hiện nay, Nhà nước cho phép các DNNN được tự chủ động, linh hoạt trong quá trình huy động vốn nhưng không được phép làm thay đổi hình thức sở hữu. Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/10/2015 ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, đã giúp cho các doanh nghiệp chủ động trong việc huy động vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Trong những năm qua, các DNNN đã khai thác và cân đối nguồn vốn đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh và đầu tư sản xuất cơ bản, mua sắm trang thiết bị, bổ sung vốn lưu động cho các công ty con, giải quyết khó khăn về vốn cho các công ty mới thành lập hoặc mới sáp nhập, góp phần đảm bảo tính cân đối trong doanh nghiệp. Dựa vào đó mới khai thác, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi DNNN.

Về hình thức huy động vốn, các DNNN chủ yếu huy động vốn từ nguồn Ngân sách Nhà nước (81%) và nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại (47,6%) hoặc có thể huy động vốn từ cả hai nguồn này16.

Tuy nhiên, cơ chế huy động và sử dụng vốn chưa phát huy được hết tính chủ động, sáng tạo của các công ty con: Việc phân cấp, phân quyền, nhất là quyền đầu tư, mua sắm, nhượng bán, cho thuê hoặc thế chấp, cầm cố tài sản để đi vay hoặc cho vay, cho nợ... vẫn chưa được thiết lập cụ thể từ thủ trưởng đơn vị quyết định thành lập cho đến Hội đồng thành viên và Giám đốc các công ty con. Quyết định kinh doanh của các công ty đôi khi vì thế mà bị chậm, bị động. Cơ chế điều hòa vốn của trong toàn DNNN chưa được xác định một cách rõ ràng, đầy đủ. Việc áp dụng cách thức điều hòa vốn theo phương thức ghi tăng, ghi giảm vốn là chưa hiệu quả. Vì trong cơ chế thị trường, từng công ty con lúc này có thể thiếu vốn nhưng lúc khác lại thừa vốn cho sản xuất kinh doanh, vì vậy, nếu điều động vốn từ đơn vị thừa vốn sang đơn vị thiếu vốn sẽ phải ghi tăng, ghi giảm vốn một cách thường xuyên, điều này là bất cập và không hiệu quả. Tổ chức thực hiện cơ chế huy động vốn còn hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan. Cơ chế hoạt động huy động vốn từ nội bộ còn ít trong khi khả năng có thể huy động được nhiều hơn nữa cho sản xuất kinh doanh do thủ tục rườm rà, cứng nhắc, hạn mức cho vay thấp, không đảm bảo vốn cho các dự án đúng tiến độ, thời hạn thanh toán ngắn, đôi khi các khoản vay giữa các công ty không thực sự tự nguyện mà do sức ép của công ty mẹ.

Phân phối và vấn đề tái đầu tư

Phân phối lợi tức làm ra, sẽ có tác động tích cực đến các quyết định tài chính khác, nhất là quyết định tài trợ. Quyết định phân phối sẽ có tác động đến các quyết định tài trợ, là cơ sở hỗ trợ cho các quyết định tài trợ. Qua thực tế cho thấy là DNNN gần như có toàn quyền trong các quyết định đầu tư mới của mình, nhưng với tư cách là chủ đầu tư, vai trò, và thể chế điều tiết liên quan đến đến các chính sách tài trợ, và phân phối hoặc là vẫn chưa thấy rõ, hoặc là còn lệ thuộc vào các quy định đã có từ trước khi các DNNN ra đời.

16 Xem kết quả điều tra ở cuối Luận án.

Đối với việc chia sẻ lợi ích bên trong DNNN mới hướng vào sản xuất kinh doanh, tức phân phối các nguồn lực như cung cấp đầu vào, hợp tác sản xuất, cung ứng dịch vụ… mà chưa chú trọng xây dựng cơ chế rõ ràng về chia sẻ lợi ích từ kết quả và lợi nhuận phát sinh từ liên kết trong DNNN.

Thực trạng công tác lập báo cáo tài chính

DNNN chủ yếu là các tập đoàn, tổng công ty và các công ty theo mô hình công ty mẹ - con. Vì vậy, báo cáo tài chính hợp nhất có ý nghĩa hết sức quan trọng. Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất là kết quả của quy trình hợp nhất các báo cáo tài chính, là phương tiện hữu ích để cung cấp thông tin cho các đối tượng liên quan.

Công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất ở các DNNN hiện nay nói chung còn nhiều thiếu sót, việc loại trừ các giao dịch nội bộ thể hiện qua các khoản công nợ, doanh thu, chi phí, lãi lỗ chưa triệt để do vậy báo cáo tài chính hợp nhất không chính xác không thể hiện một cách trung thực thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Điều này gây khó khăn cho một số đối tượng liên quan như các nhà đầu tư, các tổ chức ngân hàng, tín dụng, chứng khoán… khi đánh giá và đưa ra quyết định chính xác.

Hiện nay, đa số các DNNN vẫn chưa triển khai thực hiện hoặc áp dụng chưa triệt để việc lập báo cáo tài chính hợp nhất theo đúng chuẩn mực. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và các chuẩn mực liên quan khác còn nhiều vấn đề khó áp dụng, thiếu tính cụ thể.

Thứ hai, do mô hình DNNN ở nước ta rất phức tạp, tồn tại trường hợp các công ty mẹ con đầu tư lẫn nhau theo kiểu vòng tròn, các giao dịch mua bán cũng diễn ra chồng chéo mà khung pháp lý về hợp nhất báo cáo tài chính hiện nay chưa đáp ứng được mô hình này nên rất khó khăn cho doanh nghiệp trong việc loại trừ và điều chỉnh các chỉ tiêu về công nợ, vốn, doanh thu, giá vốn, lợi nhuận… trên báo cáo tài chính hợp nhất.

Thứ ba, các DNNN có quy mô khá lớn, các đơn vị thành viên lên tới hàng trăm.

Các công ty con trực thuộc lại phân cấp thành nhiều công ty con cấp dưới, do vậy phải hợp nhất báo cáo tài chính ở nhiều cấp. Mặt khác, các đơn vị thành viên trong cùng một doanh nghiệp có nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh phong phú đa

dạng, mỗi đơn vị thành viên có tới hàng nghìn mặt hàng khác nhau dẫn tới các đặc điểm kinh tế, các chỉ tiêu chính sách kế toán không thống nhất, phương pháp kế toán áp dụng cũng khác nhau.

Thứ tư, nhìn chung đội ngũ kế toán của các công ty mẹ và công ty con còn nhiều hạn chế về chuyên môn năng lực, chưa có điều kiện để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ hay cập nhật thông tin mới, chế độ mới. Công tác tổ chức kế toán còn thiếu tính đồng bộ, chuyên môn hóa chưa cao do vậy chưa thể đáp ứng một cách hoàn hảo khi giải quyết những vấn đề phức tạp nêu trên để hoàn thành hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất.

Một phần của tài liệu Đổi mới quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp nhà nước (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(242 trang)