- Hệ thống các văn bản pháp lý của Việt Nam mới chỉ đề cập đến yêu cầu
2. Quy định này áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất/kinh doanh thủy sản tại Việt Nam, được phân theo các nhóm như sau:
3.6. Đặc điểm sản xuất kinh doanh thủy sản trong chuỗi sản xuất thủy sản nuôi tại Việt Nam
sản nuôi tại Việt Nam
3.6.1. Cơ sở sản xuất/ương giống thủy sản:
- Phát triển mang nặng tính tự phát và thủ công; không tuân thủ quy hoạch. - Quy mô và cơ sở vật chất kỹ thuật, các trang thiết bị kỹ thuật, hệ thống
cấp và thoát nước, xử lý nước thải, phương tiện vận chuyển, lưu giữ của cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh từng đối tượng.
- Chất lượng giống chưa được kiểm soát, quản lý tốt. Phẩm cấp giống thủy sản phần lớn không theo các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành đã quy định.
- Thiếu nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đã được đào tạo về kỹ thuật sản xuất giống thủy sản hoặc nuôi trồng thủy sản.
- Hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất, kinh doanh giống không đầy đủ.
- Chưa tuân thủ đầy đủ quy định về ghi nhãn hàng hoá; bao gồm đầy đủ các nội dung: tên đối tượng giống thuỷ sản (kèm tên khoa học); tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về giống thuỷ sản; xuất xứ giống; định lượng (số lượng giống); số ngày tuổi, hoặc kích cỡ chiều dài con giống, ….
3.6.2. Cơ sở nuôi thủy sản:
- Phần lớn các cơ sở nuôi trồng thủy sản vẫn ở trình độ thấp, năng lực quản lý còn hạn chế. Không bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về nuôi
trồng thuỷ sản; tiêu chuẩn vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Quy mô nhỏ, manh mún, không tuân thủ quy hoạch.
- Thiếu ý thức trong kiểm soát ATTP đối với thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học được sử dụng trong nuôi thủy sản. Việc sử dụng các loại hóa chất, thuốc kháng sinh cấm; lạm dụng, sử dụng quá mức các loại kháng sinh, hóa chất đối với động vật thủy sản vẫn còn phổ biến.
- Thiếu cán bộ chuyên môn đã đào tạo, tập huấn về nuôi trồng thuỷ sản. - Hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm không đầy đủ,
không được quan tâm đúng mức. 3.6.3. Cơ sở thu gom/sơ chế thủy sản:
- Hệ thống thu gom và phân phối sản phẩm phức tạp, qua nhiều đầu mối. - Trình độ sản xuất thấp, không đáp ứng các yêu cầu về ATVSTP.
- Tính tự giác thấp, phần lớn chưa tuân thủ các quy định về đảm bảo ATVSTP trong sản xuất.
- Hồ sơ theo dõi quá trình thu gom, sơ chế và phân phối không đầy đủ. 3.6.4. Cơ sở chế biến thủy sản:
Đã có những bước tiến vượt bậc trong công nghệ và quản lý chất lượng. Đến nay, toàn quốc có trên 500 cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp, trong đó 420 cơ sở đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận đảm bảo điều kiện ATVSTP [106], [107], [114]. Chương trình quản lý chất lượng theo quan điểm HACCP đã được áp dụng tại tất cả các cơ sở đã được công nhận. Tuy nhiên trong sử dụng nguyên liệu vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Còn phổ biến hiện tượng giành mua nguyên liệu, mua nguyên liệu không chọn lọc, không đảm bảo chất lượng dẫn đến bỏ qua các quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng; tiếp tay cho các đối tượng cung cấp hàng kém chất lượng, bơm chích tạp chất, sử dụng hóa chất kháng sinh cấm trong bảo quản và xử lý nguyên liệu. Một số Doanh nghiệp chưa coi trọng việc xây dựng và áp dụng Chương trình QLCL, còn mang tính đối phó với cơ quan thẩm quyền. Tình trạng mua bán sang tay bán thành phẩm dở dang, thành phẩm tại các cơ sở chế biến thủ công, không đảm bảo ATVS cũng khá phổ biến. Bên cạnh đó là nạn mua bán, sang nhượng mã số (khi xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thụy Sĩ,…) cũng xảy ra thường xuyên dẫn đến những hệ quả xấu trong kinh doanh xuất khẩu thủy sản. Trong những năm gần đây, số lượng lô hàng thủy sản xuất khẩu bị trả về, tiêu hủy hoặc khiếu nại tăng khá cao, chủ yếu do những nguyên nhân:
- Nhiễm kháng sinh cấm: Chloramphenicol, Nitrofuran (AOZ, AMOZ, SEM)
- Nhiễm hóa chất cấm: Malachite Green,…
- Gian dối kinh tế, lạm dụng hóa chất tăng trọng như Polyphosphate,…
- Lạm dụng mạ băng với trọng lượng mạ băng từ 20 – 40%.
- Nhãn sản phẩm thể hiện thông tin không đúng với bản chất hàng hóa,… 3.6.5. Cơ sở đóng gói/bảo quản thủy sản:
Trên thực tế, 2 loại hình cơ sở này chưa thật sự phổ biến tại Việt Nam. Hình thức phổ biến nhất của các cơ sở này là kho lạnh bảo quản sản phẩm, các loại hình kho lạnh có công suất chứa lớn, công nghệ hiện đại dần phổ biến tại Việt Nam. Việc thiết lập hồ sơ theo dõi hàng hóa lưu kho đã được thiết lập khá tốt dưới sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại.
3.6.6. Cơ sở phân phối thủy sản:
Loại hình cơ sở này chưa phổ biến trong chuỗi sản xuất thủy sản do phần lớn sản phẩm thủy sản được cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu, lượng sản phẩm còn lại được phân phối trực tiếp đến các cơ sở bán lẻ như siêu thị, chợ,…
3.6.7. Cơ sở bán lẻ thủy sản:
Mô hình bán lẻ như siêu thị đã dần trở nên phổ biến trong đời sống xã hội, dần thay thế các chợ bán lẻ truyền thống; các công nghệ nhận dạng vật phẩm như mã số - mã vạch đã được áp dụng rộng rãi cho mục đích thanh toán và truy xuất nội bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi sản xuất thực phẩm trong tương lai.