Tình hình nghiên cứu ứng dụng trong và ngoài nước:

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản (Trang 37)

2000 Phải dán nhãn thực phẩm biến đổi gen cho những thực phẩm có thành phần từ sinh vật biến đổi gen

1.5.Tình hình nghiên cứu ứng dụng trong và ngoài nước:

Nhìn chung, khái niệm truy xuất nguồn gốc không phải là vấn đề mới trên thế giới. Đã từ lâu truy xuất nguồn gốc được sử dụng rộng rãi trong thương mại với mục đích ngăn ngừa gian lận thương mại. Việc hàng hóa khi đưa vào thương mại phải kèm theo chứng nhận xuất xứ (CO) đã trở thành thông lệ quốc tế. Từ năm 2004, yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm đã trở thành vấn đề nóng bỏng trên thế giới sau hàng loạt những vấn đề nghiêm trọng về ATTP xảy ra trên thế giới như bệnh bò điên, nhiễm Dioxin trong gà ở châu Âu; dịch cúm gia cầm ở các nước châu Á, tuy nhiên hiện cũng đang là vấn đề rất khó giải quyết và đang dần triển khai tại các nước tiên tiến, đặc biệt với đối tượng là sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ các nước đang phát triển như Việt Nam do tính chất đặc thù của nền sản xuất nhỏ lẻ, nhiều tầng lớp trung gian trong chuỗi quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối nguyên liệu.

Tuy vậy việc sử dụng truy xuất nguồn gốc như một công cụ nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm lại là vấn đề mới, không chỉ ở Việt Nam mà còn cả đối với các nước tiên tiến. Theo thông tin từ nhiều nguồn, không nhiều nước có hệ thống truy xuất nguồn gốc hiệu quả và đồng bộ, kể cả các nước EU là những nước hiện đang phải thực hiện bắt buộc quy định về việc xây dựng và thực hiện hệ thống truy xuất từ tháng 1/2005.

Ở Việt Nam vào giữa năm 2004, trước thông tin Ủy ban liên minh EU chính thức áp dụng Quy định 178/2002/EC, trong đó điều 18 bắt buộc các các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm phải xây dựng và thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc, Bộ Thủy sản (cũ) đã giao cho Cục Quản lý Chất lượng, ATVS & TYTS (NAFIQAVED) thực hiện nhiệm vụ khoa học “Xây dựng qui định danh mục tên thương mại và thiết lập hệ thống mã hóa phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản ở Việt Nam”. Tuy nhiên do một số lý do khách quan, nhiệm vụ khoa học chưa thể hoàn thành. Cho đến nay việc thực hiện truy xuất nguồn gốc trong ngành thủy sản Việt Nam vẫn là một vấn đề còn để ngỏ và việc nhanh chóng nghiên cứu đề xuất mô hình áp dụng cũng như đưa ra được quy định làm nền móng pháp lý cho việc áp dụng truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam đang trở thành một nhu cầu cấp bách. Ngoài nhiệm vụ khoa học nói trên, chưa có nghiên cứu nào cũng như quy định mang tính pháp lý được triển khai và ban hành về truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam.

Mặc dù vậy, trước xu thế hội nhập và yêu cầu của một số khách hàng nhập khẩu lớn, việc triển khai thực hiện truy xuất nguồn gốc đã và đang được một số doanh nghiệp chế biến thủy sản lớn quan tâm và bước đầu thực hiện. Tuy nhiên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng như Bộ Thủy sản (cũ) chưa có chủ trương và hướng dẫn thống nhất nên việc áp dụng của các Doanh nghiệp này chỉ mang tính tự phát và thiếu tính đồng bộ trong toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thủy sản, do đó hiệu quả thực hiện còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản (Trang 37)