Vấn đề an toàn thực phẩm và yêu cầu truy xuất nguồn gốc:[21], [22],

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản (Trang 33)

2000 Phải dán nhãn thực phẩm biến đổi gen cho những thực phẩm có thành phần từ sinh vật biến đổi gen

1.4. Vấn đề an toàn thực phẩm và yêu cầu truy xuất nguồn gốc:[21], [22],

[52], [56], [58], [60], [61], [62], [65], [66], [67], [68], [69], [70], [71], [72], [73], [76], [102]

Đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm (CL&VSATTP) đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển đều đang tập trung nhiều sức người và của vào việc đảm bảo cho người tiêu dùng được sử dụng các thực phẩm an toàn. Vấn đề bệnh bò điên ở Anh, gà nhiễm Dioxin ở Bỉ, tôm có chứa Chloramphenicol của Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Thailand, cá nước ngọt nhiễm Malachite Green của Việt Nam, Nhật, Trung Quốc,… và gần đây nhất là vấn đề Melanine trong sữa tại Trung Quốc là những bằng chứng cho thấy công tác đảm bảo CL & VSATTP nói chung và thủy sản nói riêng ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng đối với ngành sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản.

Trong xu thế toàn cầu hóa về thương mại và kinh tế, một số nước phát triển còn đưa những đòi hỏi quá cao, thậm chí không phù hợp với thực tế và chưa rõ về căn cứ khoa học nhằm tạo ra các rào cản kỹ thuật (Technical Barrie To Trade – TBT) thay thế dần các hàng rào thương mại đối với các nước xuất khẩu.

Sau hàng loạt những vấn đề lớn về CL & VSATTP trên thế giới, một xu hướng mới đã được hình thành từ nhu cầu có thật của người tiêu dùng là được biết nguồn gốc thực phẩm tiêu dùng. Xu hướng này phát triển nhanh chóng và đã dần được luật hóa bằng những quy định ngày càng chặt chẽ của các cơ quan thẩm quyền về ATVS trên toàn thế giới, đặc biệt là những cơ quan thẩm quyền của các nước nhập khẩu nhiều thực phẩm như EU, Mỹ, Canada, Nhật bản,… Một trong những quy định đáp ứng được đòi hỏi của người tiêu dùng là quy định về truy xuất nguồn gốc. Theo đó, tất cả những nhà sản xuất tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm từ nuôi trồng đến chế biến phải thiết lập hệ thống truy xuất

nguồn gốc nhằm đảm bảo xác định được nguyên nhân nếu sản phẩm gặp vấn đề về chất lượng.

1.4.1. Khái niệm về truy xuất nguồn gốc:

- Theo Liên minh Châu Âu: “ Truy xuất nguồn gốc là khả năng cho phép

truy tìm tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối của một sản phẩm thực phẩm, một sản phẩm thức ăn động vật, một động vật dùng để chế biến thực phẩm hoặc một chất được dùng để đưa vào,

hoặc có thể được đưa vào một sản phẩm thực phẩm hoặc thức ăn cho động vật.” [55]

- Theo ISO 22005: “Truy xuất nguồn gốc là khả năng theo dõi sự chuyển dịch của thức ăn động vật hay thực phẩm qua các bước xác định của quá trình sản xuất, chế biến hoặc phân phối” [54]

1.4.2. Sự cần thiết phải thực hiện truy xuất nguồn gốc:

Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc đã trở nên một vấn đề cấp bách không chỉ tại Việt Nam mà đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Là một nước XK thủy sản, Việt Nam không thể đứng bên lề các vấn đề này, đặc biệt trong thời điểm vấn đề ATVSTP trong nước nóng bỏng hơn bao giờ hết trước các sự việc: dịch tiêu chảy cấp, H5N1,... Trong ngành thủy sản, vấn đề nhiễm hóa chất, kháng sinh cấm trong thủy sản nuôi đã và đang trở thành hiểm họa cản trở quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững của thủy sản Việt Nam, điển hình là việc nhiễm Chloramphenicol (CAP), Furazolidon trong tôm, Malachite Green trong cá Tra/Basa.

Trong bối cảnh đó, ngày 22/10/2001, Ủy ban Châu Âu đã ban hành Qui định số 2065/2001 có hiệu lực áp dụng từ 1/1/2002 qui định chi tiết việc áp dụng Qui định số 104/2000 ngày 17/12/1999 của Hội đồng Châu Âu về cung cấp cho người tiêu dùng EU các thông tin liên quan đến sản phẩm đánh bắt từ môi trường tự nhiên hoặc nuôi trồng (trong đó yêu cầu ghi rõ tên khoa học, tên thương mại, vùng đánh bắt/ vùng thu hoạch, phương thức đánh bắt/ phương pháp thu hoạch).

Các thị trường nhập khẩu khác cũng đã yêu cầu về việc ghi nhãn sản phẩm, chứng nhận nguồn gốc với đầy đủ thông tin về xuất xứ SP: qui định của

Úc về chứng nhận nguồn gốc sản phẩm tôm, Hàn Quốc yêu cầu ghi rõ tên loài và xuất xứ sản phẩm thủy sản từ 1/9/2004. Mỹ, Singapore quy định tên thương mại cá Basa, Tra.

Từ năm 2002, vấn đề sử dụng một số loại kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản đã đặt ra yêu cầu nóng bỏng về quản lý quá trình nuôi, phân phối và chế biến sản phẩm nhằm đảm bảo sản phẩm thủy sản nuôi không có dư lượng các hóa chất, kháng sinh cấm. Tính đến nay, gần như tất cả các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam đều có những quy định nghiêm ngặt trong kiểm soát kháng sinh cấm và những biện pháp chế tài đối với những sản phẩm thủy sản có dư lượng kháng sinh cấm vượt quá mức quy định, thậm chí hủy bỏ lô hàng nếu phát hiện.

Năm 2002, EU đã ban hành Qui định số 178/2002 ngày 28/1/2002, văn bản này được coi là bộ luật thực phẩm chung của EU (General Food Law), quy định về việc thiết lập các nguyên tắc, yêu cầu chung của hệ thống pháp luật thực phẩm và qui định những thủ tục liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo điều 18 Quy định này, từ 1/1/2005 hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm phải được thiết lập ở tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất nguyên liệu, đánh bắt, bảo quản nguyên liệu đến chế biến và phân phối sản phẩm. Cụ thể:

- Hệ thống truy xuất nguồn gốc phải được thiết lập ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất từ khâu sản xuất nguyên liệu, chế biến và phân phối để xác định được nguồn gốc của động vật, những chất (thành phần phối trộn, phụ gia, phẩm màu) đưa vào sản phẩm, thức ăn đã sử dụng cho động vật.

- Tại tất cả các công đoạn của quá trình (nêu trên), người sản xuất kinh doanh phải thiết lập hệ thống/ thủ tục để xác định được thành phần, nguồn gốc nguyên liệu tạo ra sản phẩm và lưu trữ đầy đủ thông tin về sản xuất sản phẩm (cả đối tượng nhập vào và bán ra) theo yêu cầu cụ thể của cơ quan thẩm quyền.

- Hàng hóa đưa ra thị trường phải được dán nhãn với phương thức thích hợp để truy xuất được nguồn gốc (có thể thông qua các tài liệu hoặc thông tin chi tiết kèm theo phù hợp với thủ tục đã qui định)

Bên cạnh đó, thực tế hoạt động kiểm soát chất lượng, ATVS của các nước luôn đòi hỏi phải truy xuất ngược để điều tra xác định nguyên nhân đối với các lô hàng nhập khẩu bị cảnh báo về chất lượng, an toàn vệ sinh. Hiện tại nhiều

nước đã và đang triển khai thiết lập và thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, các nước EU,…

Mặc dù cho đến nay chưa có bất cứ yêu cầu nào của cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu thủy sản bắt buộc Việt Nam cũng như các nước xuất khẩu thủy sản phải xây dựng và thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản, tuy nhiên với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, hiện nay yêu cầu này đã dần trở thành 1 trong những rào cản kỹ thuật điển hình trong thương mại thủy sản.

Đối với người tiêu dùng, khi áp dụng truy xuất nguồn gốc xuất nguồn gốc người tiêu dùng được bảo vệ an toàn thực phẩm thông qua việc thu hồi sản phẩm không an toàn; lợi ích của Chính phủ là bảo vệ sức khỏe của cộng đồng thông qua việc thu hồi thực phẩm không an toàn từ khâu bán hàng, giúp ngăn chặn khi không thể kiểm chứng tính xác thực, kiểm soát được bệnh truyền nhiễm giữa người và động vật, dịch bệnh,… Lợi ích của nhà sản xuất là có thể nhanh chóng thu hồi thực phẩm đang lưu thông để có hướng xử lý kịp thời với chi phí thấp nhất và bảo vệ được danh tiếng của mình; đặc biệt là tạo được niềm tin với ngiời tiêu dùng. Do vậy việc xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc mang tính chất bắt buộc đối với tất cả các cơ sở tham gia chuỗi sản xuất kinh doanh thủy sản nhằm đảm ATTP, bảo vệ thị trường xuất khẩu và uy tín của thủy sản Việt Nam là hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn mới.

Một số khách hàng nhập khẩu thủy sản từ các nước có yêu cầu truy xuất nguồn gốc thủy sản đã có những động thái yêu cầu cơ sở sản xuất Việt Nam phải có biện pháp thực hiện truy xuất cho lô hàng thủy sản, đặc biệt đối với tôm nuôi và cá Basa, Tra. Trong bối cảnh đó, Ngành thủy sản Việt Nam cần phải có những biện pháp đồng bộ, hữu hiệu hơn nữa trong công tác đảm bảo CL & VSATTP thủy sản từ khâu sản xuất, thu mua, sơ chế, bảo quản, vận chuyển nguyên liệu thủy sản đến khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Cụ thể cần nghiên cứu xây dựng và áp dụng ngay một quy định về hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản.

Mục đích chính của truy xuất nguồn gốc là an toàn thực phẩm, bên cạnh mục đích chống gian lận thương mại, thương mại công bằng giữa các nhà điều hành và đảm bảo độ tin cậy của các thông tin được cung cấp cho người tiêu dùng. Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong nhóm 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Con số này giúp thủy sản tiếp tục duy trì vị trí thứ 4 trong những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, đồng thời khẳng định, thủy sản là ngành kinh tế hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích xã hội.

Tuy nhiên, những rào cản kỹ thuật, rào cản môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm từ các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga... đã làm cho các doanh nghiệp trong nước gánh chịu những thiệt hại nặng nề về tài chính và uy tín. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng trên là do khâu nuôi trồng, sản xuất/khai thác, chế biến nguyên liệu chưa được kiểm soát chặt chẽ và bài bản. Điều này dẫn đến hậu quả khi một số lô hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam không đạt chất lượng. Không ít các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam phải vất vả, khó khăn trong việc xác định nguyên nhân để khắc phục.

Từ đó có thể thấy, việc xây dựng và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc có những ý nghĩa thực tiễn quan trọng:

- Góp phần giúp ngành thủy sản Việt Nam hội nhập sâu hơn trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.

- Đáp ứng được yêu cầu quản lý chung của ngành (cơ sở pháp lý) và đòi hỏi của thị trường nhập khẩu về truy xuất được nguồn gốc sản phẩm thủy sản trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Góp phần chuẩn bị tốt các điều kiện về phương pháp và cơ sở kỹ thuật cho việc áp dụng và thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam. - Góp phần giữ vững thị trường nhập khẩu, nâng cao uy tín và khả năng

cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)