Các quan điểm về truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam:

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản (Trang 51 - 52)

- Hệ thống các văn bản pháp lý của Việt Nam mới chỉ đề cập đến yêu cầu

3.4.Các quan điểm về truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam:

Nhìn chung, quan điểm về truy xuất nguồn gốc trên thế giới là nhất quán. Dù có nhiều định nghĩa, cách tiếp cận khác nhau nhưng thực tiễn đã cho thấy, dù sử dụng phương pháp nào cho mục đích truy xuất nguồn gốc thì cũng cần tuân thủ nguyên tắc “Một bước trước, một bước sau”. Đây là phương châm

định hướng cho hoạt động này, bên cạnh đó điểm mấu chốt của truy xuất nguồn gốc nằm ở 2 phương diện:

- Ghi nhận đầy đủ thông tin và

- Truy xuất thông tin phù hợp

Tại Việt Nam, khi Bộ Thủy sản (cũ) giao cho Cục Quản lý Chất lượng, ATVS & TYTS thực hiện nhiệm vụ khoa học “Xây dựng qui định danh mục tên thương mại và thiết lập hệ thống mã hóa phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản ở Việt Nam”, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều về phương pháp luận trong xây dựng và thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm thủy sản. Các ý kiến chủ yếu tranh luận về cách hiểu phương pháp ghi nhận và truy xuất thông tin để đảm bảo yêu cầu truy xuất nguồn gốc theo 2 luận điểm:

- Luận điểm 1: Thông tin truy xuất của toàn bộ chuỗi sản xuất thủy sản phải được ghi trên nhãn sản phẩm cuối cùng sao cho nhãn sản phẩm phải thể hiện tồn bộ thơng tin từ công đoạn đầu tiên (khai thác, sản xuất giống) đến cơng đoạn cuối (tiêu thụ). Qua đó, người tiêu dùng có thể nắm được tồn bộ q trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Luận điểm 2: Thông tin truy xuất nguồn gốc phải tuân thủ nguyên tắc “Một bước trước, một bước sau”, có nghĩa thơng tin tại từng công đoạn phải được ghi nhận và kết nối một cách hệ thống.. Thông tin truy xuất nguồn gốc sẽ được đảm bảo qua việc kết nối với các cơng đoạn trước và sau có liên quan. Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận đồng bộ và hệ thống trên toàn bộ chuỗi sản xuất thực phẩm.

Theo [52], “Truy xuất nguồn gốc chỉ liên quan đến khả năng truy tìm một

vật nào đó, có nghĩa những thơng tin cần thiết phải có sẵn khi được u cầu. Nó khơng có nghĩa là thơng tin phải quan sát được tại mọi thời điểm bằng cách dán nhãn trên thực phẩm hoặc đi kèm thực phẩm. ”

Ngoài ra việc truy xuất nguồn gốc theo khái niệm “Từ ao nuôi đến bàn ăn” được hiểu là “Khả năng truy xuất nguồn gốc trong cơng nghiệp chế biến thực

tồn bộ chuỗi thực phẩm. Những công đoạn này phải bao trùm và xuyên suốt

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản (Trang 51 - 52)