- Hệ thống các văn bản pháp lý của Việt Nam mới chỉ đề cập đến yêu cầu
2. Quy định này áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất/kinh doanh thủy sản tại Việt Nam, được phân theo các nhóm như sau:
CHƯƠNG III – HỆ THỐNG MÃ SỐ Điều 8 Hình thức và nội dung của mã số
Điều 8 - Hình thức và nội dung của mã số
1. Mã số hệ thống: được quy định tại Phụ lục 1 Quy định này 2. Mã số sản phẩm:
a. Hình thức của Mã số sản phẩm do cơ sở sản xuất tự quy định và áp dụng cho sản phẩm được sản xuất tại cơ sở.
b. Nội dung mã số sản phẩm phải chứa thơng tin có khả năng kết nối giữa các công đoạn sản xuất tại cơ sở và mã số hệ thống, tối thiểu phải có các thơng tin sau:
- Ký hiệu nhận diện lô/mẻ sản phẩm, sản phẩm
- Ngày tháng năm sản xuất sản phẩm
- Mã số hệ thống mà cơ sở được cấp (đối với mã số sản phẩm lưu thông trong chuỗi sản xuất thủy sản)
Điều 9 - Cấp mã số hệ thống
1. Căn cứ vào yêu cầu thực tế, Cơ quan kiểm tra thực hiện cấp mã số hệ thống cho cơ sở theo phân cấp tại Điều 4 và Điều 6, Chương 2 Quy định này.
2. Trình tự, thủ tục cấp mã số hệ thống:
Đối với cơ sở mới, chưa được cấp Mã số hệ thống:
- Định kỳ hàng quý thống kê số lượng cơ sở mới chưa có mã số hệ thống, xem xét và cấp cho cơ sở.
- Gửi thông báo về việc cấp mã số hệ thống cho DN theo mẫu tại Phụ lục 3. Đối với các cơ sở đã được kiểm tra và công nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và đã được cấp mã số theo các quy định hiện hành, cơ quan kiểm tra sử dụng mã số đã được cấp làm mã số hệ thống cho cơ sở.
Điều 10 - Sử dụng mã số sản phẩm cho mục đích truy xuất:
Trong quá trình sản xuất và mua bán sản phẩm, cơ sở sản xuất cần:
1. Thực hiện ghi mã số sản phẩm hoặc thông tin sản phẩm theo nội dung được quy định tại Mục b, Khoản 2, Điều 8 Quy định này lên nhãn sản phẩm khi đưa sản phẩm lưu thông trong chuỗi sản xuất kinh doanh thủy sản.
2. Lưu giữ mã số và các thông tin liên quan đến nguồn gốc lô hàng được sản xuất và mã hóa tại cơ sở.