Chương trình quản lý chất lượng theo quan điểm HACCP:

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản (Trang 28)

2000 Phải dán nhãn thực phẩm biến đổi gen cho những thực phẩm có thành phần từ sinh vật biến đổi gen

1.3.1.Chương trình quản lý chất lượng theo quan điểm HACCP:

Khái niệm HACCP xuất hiện lần đầu tiên vào đầu thập kỷ 60, khi công ty Pillssburi (Mỹ) nghiên cứu chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn cho các nhà du hành vũ trụ. Sau đó phương pháp này được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến khích áp dụng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Đến nay Chính phủ nhiều nước đã công nhận HACCP là hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả và thích hợp nhất trong việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số nước như Mỹ, các quốc gia EU, Canađa, Úc, New Zealand… đã bắt buộc áp dụng HACCP trong công nghiệp chế biến thuỷ sản cũng như cho các sản phẩm thuỷ sản nhập vào nước họ. Các tổ chức quốc tế như FAO (Tổ chức nông lương thế giới), Codex Alimentarius (Ủy ban Tiêu chuẩn hoá thực phẩm Quốc tế), WHO (Tổ chức y tế thế giới), ISO (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế) cũng đã khuyến khích áp dụng phương pháp HACCP cho thực phẩm.

HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point - Phân tích mối nguy và kiểm soát tại các điểm tới hạn) là hệ thống quản lý chất lượng mang tính phòng ngừa nhằm đảm bảo an tòan thực phẩm dựa trên phân tích mối nguy và thực hiện kiểm sóat tại các điểm kiểm sóat tới hạn.

Điểm khác biệt căn bản của HACCP với phương pháp truyền thống kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng (KCS – Kiểm tra chất lượng sản phẩm) là thực hiện kiểm sóat quá trình thay cho việc chỉ kiểm tra thành phẩm. Nguyên tắc cơ bản của HACCP là áp dụng các biện pháp phòng ngừa và tập trung kiểm sóat những điểm trọng yếu nhất trong dây chuyền sản xuất, có khả năng trực tiếp gây mất ATTP được gọi là các điểm kiểm soát tới hạn (CCP – Critical Control Point) đã được xác định thông qua hoạt động phân tích mối nguy.

HACCP được xây dựng và vận hành dựa trên 7 nguyên tắc :

1. Phân tích mối nguy và xác định các biện pháp phòng ngừa: Cơ sở xác định các mối nguy về ATTP và những biện pháp phòng ngừa có thể áp dụng để kiểm sóat các mối nguy đó. Một mối nguy ATTP có thể là bất kỳ yếu tố lý học, hóa học, sinh học nào có khả năng gây mất an tòan cho người sử dụng.

2. Xác định Điểm kiểm soát tới hạn (CCP): Điểm kiểm soát tới hạn là một điểm, một bước hay một công đoạn trong quá trình chế biến thực phẩm tại đó có thể kiểm sóat nhằm mục đích ngăn ngừa, loại bỏ hoặc giảm thiểu mối nguy ATTP đến mức chấp nhận được.

3. Thiết lập giới hạn tới hạn cho từng CCP: Giới hạn tới hạn là ngưỡng giá trị cực đại hoặc cực tiểu mà các mối nguy lý, hóa, sinh học phải được kiểm sóat tại một CCP nhằm ngăn ngừa, loại bỏ hoặc giảm thiểu đến mức chấp nhận được.

4. Thiết lập các thủ tục giám sát tại CCP: Thực hiện họat động giám sát nhằm đảm bảo quá trình luôn nằm trong tầm kiểm soát tại mỗi CCP.

5. Thiết lập hành động sửa chữa (hay hành động khắc phục): Hành động này được thực hiện khi khâu giám sát tại CCP cho thấy có giới hạn tới hạn bị vi phạm (bị vượt qua). Họat động này nhằm đảm bảo không có sản phẩm vi phạm (có khả năng gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng) được tung ra thị trường.

6. Thiết lập thủ tục thẩm tra: nhằm khẳng định hệ thống HACCP là hợp lý và đang được tuân thủ.

7. Thiết lập các thủ tục lưu trữ hồ sơ: nhằm tư liệu hóa các hoạt động quản lý chất lượng VSATTP).

Ở Việt Nam, ngành thủy sản đã tiên phong trong việc tiếp cận và quảng bá áp dụng HACCP trong chế biến thực phẩm thủy sản nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Một số cột mốc quan trọng:

- 1994: ngành thủy sản Việt Nam bước đầu tiếp cận với khái niệm HACCP và áp dụng phương thức quản lý chất lượng theo quá trình sản xuất.

- 1995: áp dụng bắt buộc GMP, HACCP tại các cơ sở chế biến thủy sản XK vào thị trường EU.

- 1997: Chương trình kiểm soát ATVS vùng thu hoạch NT2MV được thiết lập và áp dụng thí điểm tại các vùng nuôi NT2MV tại Bến Tre và Tiền Giang.

- 1998: Việt Nam được EU đưa vào danh sách 1 các nước được XK thủy

sản vào EU với 18 DN đầu tiên được phép XK thủy sản vào EU; đồng thời công nhận Việt Nam tương đương với EU về: cơ quan thẩm quyền kiểm soát ATVSTP thủy sản (tương đương về hệ thống tổ chức, hệ thống trang thiết bị, năng lực cán bộ) là NAFIQACEN (nay là NAFIQAD) , tương đương về luật lệ (đảm bảo ATVSTPTS), tương đương về điều kiện đảm bảo ATVSTP của DN chế biến thủy sản.

o Ban hành Tiêu chuẩn ngành: 28 TCN 129 – 1998: Cơ sở chế biến thuỷ sản - Chương trình quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm theo HACCP.

o Ban hành Tiêu chuẩn ngành: 28 TCN 130 – 1998: Cơ sở chế biến thuỷ sản - Ðiều kiện chung đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm - 1999: Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản

nuôi (Chương trình dư lượng) được thiết lập tại một số địa phương trọng điểm nghề cá.

- 2000: Việt Nam được EU đưa vào Danh sách 1 các nước được phép XK

NT2MV vào thị trường EU. Tại thời điểm này chỉ có 2 nước châu Á có tên trong danh sách này là Hàn Quốc và Việt Nam.

- 2007: đã có 386 cơ sở chế biến thủy sản trong toàn quốc được công nhận đạt tiêu chuẩn đảm bảo ATVSTP, trong đó có 269 DN được phép XK thủy sản vào thị trường EU.

Bên cạnh việc thực hiện Chương trình HACCP trong chế biến thủy sản, ngành thủy sản cũng đã xây dựng một số chương trình kiểm soát hỗ trợ hiệu quả cho chương trình HACCP trong công tác đảm bảo ATTP thủy sản:

1.3.2. Chương trình kiểm soát ATVS vùng thu hoạch NT2MV:

Chương trình đã được triển khai tại 18 vùng thu hoạch thuộc 8 tỉnh, thành phố: Bến Tre, Tiền Giang, Tp.HCM, Bình Thuận, Thái Bình, Nam Định, Trà Vinh, Kiên Giang cho các đối tượng NT2MV:

- Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) - Nghêu lụa (Paphia sp.)

- Sò huyết (Tegillarca granosa) - Sò lông (Anadara antiquata) - Ngao dầu (Meretrix meretrix) - Điệp (Chlamys nobilis)

1.3.3. Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thủy sản nuôi:

Đối tượng và chỉ tiêu kiểm soát:

-Thủy sản nuôi không cho ăn, không trị bệnh: 11 chỉ tiêu (Nhóm B3a (các thuốc trừ sâu gốc Chlor hữu cơ); Nhóm B3c (Pb, Hg, Cd) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Thủy sản nuôi có cho ăn, có trị bệnh: 39 chỉ tiêu (A1(Diethylstilbestrol); A3(Methyltestosterone); A6 (CAP, NTRs); Nhóm B1 (Nhóm Tetracycline, Sulfonamide, Quinolones); Nhóm B2a (Dipterex); Nhóm B3a (Các thuốc trừ sâu gốc Chlor hữu cơ); Nhóm B3c (Pb, Hg, Cd); Nhóm B3d (Aflatoxin); Nhóm B3e(Malachite Green).

-Nước nuôi thủy sản: 2 chỉ tiêu (Nhóm A6 (CAP, Furazolidone)

-Nguyên liệu thủy sản tại đại lý: 10 chỉ tiêu (CAP, Nitrofuran, MG, LMG, Fluoroquinolones)

-Thức ăn thủy sản: 03 chỉ tiêu (Nhóm A6 (CAP, Furazolidone) Nhóm B3d (Aflatoxin)

Phạm vi: tất cả các vùng nuôi thủy sản thương phẩm.

-Tháng 7/2000: EU công nhận 33 vùng tại 15 tỉnh, sản lượng được kiểm soát là 159. 000 tấn.

-Năm 2005: EU công nhận 146 vùng, thuộc 35 tỉnh, sản lượng được kiểm soát là 389.936 tấn.

1.3.4. Chương trình vùng nuôi an toàn (GAP – Good Aquaculture Practice) và Qui tắc nuôi có trách nhiệm (CoC) trong thuỷ sản nuôi:

Bắt đầu thực hiện từ năm 2003 (hợp tác với US FDA) tại một số vùng nuôi tôm trọng điểm:

Nguyên lý GAP:

- Kiểm soát mầm bệnh

- Kiểm soát an toàn môi trường

- Kiểm soát an toàn thực phẩm từ đầm nuôi đến nhà máy chế biến - Đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài của người nuôi và quốc gia

Nguyên lý CoC:

- Kiểm soát mầm bệnh (từ sản xuất giống) - Kiểm soát an toàn môi trường

- Kiểm soát an toàn thực phẩm từ đầm nuôi đến nhà máy chế biến

- Xây dựng cộng đồng văn hoá

- Đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài của người nuôi và quốc gia

1.3.5. Chương trình kiểm soát chất lượng thuỷ sản sau thu hoạch (cảng cá, đại lý thu mua nguyên liệu, chợ bán buôn):

- Bắt đầu thực hiện từ năm 2006

- Nội dung: an toàn thực phẩm sau đánh bắt, sau nuôi trồng đến chế biến hoặc tiêu thụ.

Không chỉ hỗ trợ Chương trình HACCP về vấn đề ATVSTP, các chương trình này còn chứng tỏ hiệu quả đặc biệt trong việc hỗ trợ khả năng truy xuất nguồn gốc trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm thủy sản.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản (Trang 28)