Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản (Trang 41 - 42)

3.1. Tài liệu liên quan đến vấn đề truy xuất nguồn gốc thủy sản:

3.1.1. Các quy định của Việt Nam:

3.1.1.1. Pháp lệnh Vệ sinh An toàn thực phẩm 2003: [13]

Điều 35, Chương II – Pháp lệnh quy định:

1 - Thực phẩm đóng gói sẵn phải được ghi nhãn thực phẩm. Nhãn thực phẩm phải ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng, trung thực về thành phần thực phẩm và các nội dung khác theo quy định của pháp luật; không được ghi trên nhãn thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào về thực phẩm có cơng hiệu thay thế thuốc chữa bệnh.

2 - Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đóng gói sẵn trên lãnh thổ Việt Nam phải ghi nhãn thực phẩm trước khi xuất xưởng thực phẩm.

3 - Nhãn thực phẩm phải có các nội dung cơ bản sau đây: a) Tên thực phẩm;

b) Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất thực phẩm; c) Định lượng của thực phẩm;

d) Thành phần cấu tạo của thực phẩm;

đ) Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của thực phẩm;

e) Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản thực phẩm; g) Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng thực phẩm;

h) Xuất xứ của thực phẩm.

3.1.1.2. Các văn bản pháp lý về ghi nhãn sản phẩm thủy sản đã được ban

hành: [5], [12], [16], [21], [22]

- Quyết định của Chính phủ số 178/1999/CP-TTg ngày 30/8/1999 ban hành quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thơng trong nước và hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu. Các văn bản hướng dẫn của Bộ Thương mại (Thông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 hướng dẫn thực hiện Quyết định 178 nói trên), Bộ Thủy sản (Thông tư 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000) trong đó qui định đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu thực hiện theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

- Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 hướng dẫn thực hiện quyết định số 178/1999/QĐ-TTG ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban

hành quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thơng trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa thủy sản.

- Công văn số 3997/TS-KHCN ngày 31/12/2001 hướng dẫn ghi bổ sung thơng tin về tên lồi cho các sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào EU đáp ứng yêu cầu của Qui định số 2065/2001 của EU, kèm theo danh mục 245 loài thủy sản để các doanh nghiệp và NAFIQACEN (nay là NAFIQAD) sử dụng trong hoạt động kiểm tra chứng nhận sản phẩm xuất khẩu vào EU.

- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 về nhãn hàng hóa.

- Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 130: 1998 ban hành theo quyết định số 686/1998/QĐ-BTS ngày 18/11/1998, mục 6 qui định về xác định lô hàng, cụ thể như sau: “Cơ sở phải có hồ sơ đầy đủ cho mỗi lô hàng được sản xuất. Mỗi lô nguyên liệu được nhập vào phải có một mã số riêng. Mã số và hồ sơ của mỗi lơ phải có thơng tin về: Cơ sở cung cấp nguyên liệu, ngày giờ nhận nguyên liệu , tên loài thủy sản, khối lượng, các thông số về chất lượng an toàn vệ sinh (bao gồm cả nhiệt độ bảo quản)”

- Các văn bản của Bộ Thủy sản (cũ), NAFIQAD (trước đây là NAFIQACEN và NAFIQAVED) liên quan đến ghi nhãn và chứng nhận xuất xứ xuất khẩu vào Mỹ (chứng nhận đánh bắt tôm biển không làm hại đến rùa biển, Úc, Thái Lan (chứng nhận tôm không thu hoạch chạy bệnh).

Nội dung các văn bản pháp lý và các quy định liên quan của Việt

Nam cho thấy:

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản (Trang 41 - 42)