Những nghiên cứu về phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh tiểu học trên thế giới

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn học vần theo định hướng phát triển năng lực người học (Trang 38 - 45)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DẠY HỌC ĐỌC HIỂU

1.3. Những nghiên cứu về phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh tiểu học

1.3.1. Những nghiên cứu về phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh tiểu học trên thế giới

1.3.1.1. Vai trò của phát triển NL đọc hiểu với HS tiểu học

HS tiểu học là nhóm đối tƣợng đƣợc ƣu tiên nghiên cứu về phát triển NL ĐH vì đây là giai đoạn kiến tạo nên nền tảng vững chắc để HS có thể tiếp tục học lên cao hơn và khám phá tri thức sâu rộng hơn. Do đó, phát triển NL ĐH cho đối tƣợng này là một trong những yêu cầu tất yếu và cần thiết. Nếu không thể nhận biết, hiểu rõ các từ, có phản xạ tự nhiên với các từ và đƣa ra quyết định hợp lý thì HS không thể hoạt động

trong xã hội. HS cần phải phát triển NL đọc cần thiết trước khi bước vào lớp tiếp theo.

Chính vì vậy Donald C.Cushenbery đề cao vai trò của việc hình thành và phát triển cho trẻ em một thái độ tích cực đối với NL ĐH [137].

Hai nguyên nhân chính đƣợc Observatoire national de la lecture chỉ ra trong cuốn Maợtriser la lecture: poursuivre l'apprentissage de la lecture de 8 à 11 ans (Làm chủ vấn đề đọc hiểu: dành cho học sinh từ 8-11 tuổi) để chứng minh sự cần thiết của việc phát triển NL ĐH cho HS tiểu học là: sự nhận biết các từ, ngay cả những từ thông dụng nhất, vẫn còn rất mong manh và việc hiểu nghĩa của từ vẫn còn là một vấn đề lớn. Điều đó xuất phát từ những gì đƣợc đọc mới chỉ gần đúng, chƣa đầy đủ. Từ đó, các tác giả khẳng định cần có thêm nghiên cứu và đƣa ra những đề xuất để cải thiện chất lƣợng của dạy học ĐH [191]

Năm 2005, báo cáo L’apprentissage de la lecture à l’école primaire (Học đọc ở trường tiểu học) của Nhóm GD tiểu học soạn thảo để báo cáo Bộ trưởng Pháp đã chỉ rõ vai trò quan trọng của đọc với hình thành ngôn ngữ - điều kiện tiên quyết phải hình thành ở HS tiểu học. Từ đó, báo cáo đƣa ra những phân tích từ việc học đến tự học đọc của HS, học cách hiểu các VB viết, nhận dạng động từ, học cách hiểu, khám phá thế giới bằng các VB và tiếp cận văn hóa của HS. Các tác giả cũng chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong thực tiễn dạy học đọc đối với HS mẫu giáo và tiểu học [192].

1.3.1.2. Dạy học ĐH cho HS tiểu học

Tổng quan về các công trình nghiên cứu về dạy học ĐH cho HS tiểu học, chúng tôi nhận thấy rằng các tác giả quan tâm nhiều đến tiến trình dạy học ĐH VB với các bước cụ thể, phương pháp được GV sử dụng và các công cụ đánh giá HS trong quá trình dạy và học.

Rouch và Birr đƣa ra 4 cấp độ trong tiến trình ĐH VB là: literal meaning (hiểu chữ và nghĩa), interoretive reading (ĐH và giải thích đƣợc), critical reading (ĐH phê phán), và creative reading (ĐH sáng tạo). Trong quá trình DH ĐH, 4 cấp độ này có mối quan hệ mật thiết, bổ sung lẫn nhau. Từ hiểu nghĩa, HS có thể đọc giải thích, đọc phê phán và đọc sáng tạo [181].

Năm 2005, Kemba A. N’Namdi xuất bản cuốn Guide pour l’enseignement de la lecture dans le primaire (Hướng dẫn dạy tập đọc ở cấp tiểu học). Tài liệu hướng dẫn xây dựng dựa trên kết quả làm việc với các nhà GD, GV, với sự hỗ trợ kỹ thuật của V.

Elaine Carter. Các phương pháp để giảng dạy môn đọc được lấy cảm hứng từ công trình của Marvis Irwin ở Jamaica và các nghiên cứu của UNESCO năm 1993 tại Trung Quốc, Ethiopia và Jamaica. Các tài liệu trong hướng dẫn này và các văn bản khác đã được viết lại để tạo ra một hướng dẫn chung nhằm hỗ trợ đạt được kết quả đọc tốt hơn trong GD tiểu học. Chương trình được đề xuất tập trung vào các KN đọc, viết, nói và nghe theo cách mà các KN này củng cố lẫn nhau. [158]

Năm 2013, trong cuốn Developing Reading Comprehension (Phát triển năng lực đọc hiểu), Paula J. Clarke và cộng sự đã đưa ra các phương pháp can thiệp hiện đại đối với trẻ từ 7-11 tuổi gặp khó khăn trong ĐH. Ngoài ra, công trình này còn giới thiệu chi tiết về tình trạng trẻ em có thể đọc nhƣng không thể hiểu nghĩa của VB. Từ đó, các tác giả đề xuất các biện pháp thực tế có thể cải thiện KN đọc của nhóm đối tƣợng này với hướng dẫn về đánh giá và giám sát ĐH, kinh nghiệm của các chuyên gia cũng như đƣa ra cái nhìn tổng quan về các lý thuyết tâm lý ĐH và đánh giá tính khả thi của các lý thuyết này.

Năm 2011, Roland Goigoux và cộng sự viết cuốn Didactique de la lecture:

de la maternelle à l'université (Chiến thuật ĐH: từ mẫu giáo lên đại học). Cuốn sách gồm 3 phần: phần 1 nghiên cứu về việc giảng dạy trong trường mầm non và tiểu học; phần 2 nghiên cứu về ảnh hưởng của những tài liệu và hoạt động giảng dạy khác nhau tới các môn học, trong đó có văn học; phần 3 phân tích về việc đọc trong giảng dạy ở các bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và đại học. Ở tất cả những nội dung này, ĐH đều đƣợc nhấn mạnh là một quá trình liên tục, có tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các bậc học nên cần đặc biệt chú ý đến sự cần thiết của các bối cảnh tiếp cận.

Cuốn Undersstanding and teaching reading comprehension Handbook (Hiểu và dạy đọc hiểu) (2015) của Jane Oakhill, Kate Cain và Carsten Elbro đã tổng quan các phát hiện gần đây về ĐH và các vấn đề liên quan ở trẻ em. Các tác giả đã đƣa ra một bài kiểm tra chi tiết về đặc điểm của trẻ có khó khăn trong ĐH và các phương pháp kiểm tra hỗ trợ và cải thiện năng lực này. Theo các tác giả, hiểu ngôn ngữ là hiểu đƣợc từ ngữ, câu và một đoạn văn mở rộng. Cuốn sách phân tích các mục tiêu ĐH: ĐH để hạnh phúc, đọc để đọc và khám phá đặc điểm của người học như sở thích, động lực và mức độ ảnh của các yếu tố này đến quá trình ĐH. ĐH cần nhiều KN nhƣ: khả năng đọc, hiểu biết từ vựng, KN cú pháp, trí nhớ và KN biện luận. Trên cơ sở đó, các tác giả đã bàn về mức độ ảnh hưởng của các KN này đến sự phát triển NL ĐH và đưa ra nền tảng cho sự phát triển NL ĐH.

Năm 2016, Chitra Shegar và S.Ward trong bài “A reading profile of Singapore Primary 1 students and implications for reading pedagogy” (Hồ sơ đọc của các HS lớp 1 ở Singapore và ý nghĩa của việc dạy học đọc) đã nghiên cứu về hồ sơ ĐH cho HS lớp 1 ở một trường tiểu học tại Singapore với khả năng giải mã, kể lại và hiểu của các em. Trong khi kiểm tra và thảo luận về điểm số, các tác giả đã kiểm tra những hình thức dạy học cần thiết để nâng cao khả năng đọc của HS. Điều này đƣợc dự đoán rằng những phát hiện và các phương pháp có thể áp dụng trong các bối cảnh khác nơi HS mong muốn đƣợc giao tiếp và học hỏi thông qua ngôn ngữ chung là tiếng Anh, thậm chí các em có thể sử dụng ngôn ngữ này ở nhà [130, tr.65-82].

1.3.1.3. Nội dung và yêu cầu ĐH cho HS tiểu học trong các chương trình dạy ngôn ngữ mẹ đẻ

Chương trình học ngôn ngữ tại trường Smith public schools, Hoa Kỳ bao gồm:

KN cơ bản; Khái niệm về tài liệu in (Concepts of Print); Nhận thức âm vị; Nhận biết từ/ngữ âm; Sự lưu loát; Từ vựng; ĐH. Tất cả các KN này được thiết kế từ dễ tới khó trong chương trình từ lớp 1 đến lớp 5, trong đó ĐH là kĩ năng được chú trọng nhất.

Hướng dẫn và phản hồi mang tính xây dựng được thiết kế với mức độ từ đơn giản đến phức tạp.

Dưới đây, chúng tôi đơn cử các các yêu cầu về đánh giá NL đọc hiểu đối với HS tiểu học ở bang California, Hoa Kỳ, có nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam. Yêu cầu cần đạt đƣợc theo từng lớp đƣợc thể hiện trong bảng sau.2

Lớp Yêu cầu cần đạt với NL ĐH

Lớp 1

- HS có thể nhận biết hoặc sắp xếp đƣợc cốt truyện một cách rõ ràng so với độ tuổi của các em.

- HS hiểu và phân tích được các văn bản tương ứng với độ tuổi của HS lớp 1.

- HS nhận biết, hiểu đƣợc và có thể phân tích đƣợc văn bản phù hợp với độ tuổi thông qua việc trả lời các câu hỏi cơ bản dưới sự hướng dẫn chi tiết của GV. Các câu hỏi để GV hướng dẫn cho HS là những câu hỏi quen thuộc như: Who (Ai)? What (Cái gì?) When (Khi nào)? Where (Ở đâu?), How (Nhƣ thế nào?).

- HS có thể chỉ ra đƣợc những ẩn ý và ý nghĩa của các câu căn cứ trên văn cảnh của VB mà các em đƣợc học.

- Thông qua việc nhận diện những từ ngữ quan trọng, HS có thể đoán đƣợc những diễn biến tiếp theo của VB.

- HS có thể trình bày được những ý chính của VB thuộc thể loại miêu tả hoặc tường thuật ở mức độ đơn giản

- Thông qua quá trình nhận biết, phân loại giữa những đặc điểm về kết cấu của VB với các thuật ngữ văn bản văn học để đọc và phản hồi lại những văn bản có nhiều ý nghĩa đối với lứa tuổi của các em.

- HS có thể nhận biết và mô tả lại các các yếu tố của một truyện nhƣ tiến trình từ lúc bắt đầu đến kết thúc.

- HS nhận biết, hiểu và trình bày được vai trò của tác giả, người vẽ tranh minh họa đối với việc cho ra đời của tác phẩm.

- HS đọc, hiểu, nhớ lại và có thể chia sẻ về các câu chuyện đã đƣợc đọc.

Lớp 2

- Căn cứ vào tiêu đề VB, mục lục, tiêu đề chương, HS có thể xác định vi trí của mỗi nội dung trong VB.

- Qua các hoạt động nhƣ: nhận biết, nắm đƣợc mục đích, ý đồ giải thích,…HS có thể nhận biết, hiểu và phân tích đƣợc các VB phù hợp với độ tuổi của các em.

HS tiếp tục phân biệt đƣợc những đặc điểm kết cấu, yếu tố của VB nhƣ bối cảnh, tình tiết, nhân vật.

2Tham khảo chi tiết tại các tài liệu: (1) Content Standard (2019), http: https://www.cde.ca.gov/be/st/ss/index.asp (2) California Stte Board of Education, California Department of Education (1997), English – Language Arts Content Standards for California Publics Schools, Kindergarten through grade twelve, (3) Phạm Thị Thu Hiền (2010), Học sinh tiểu học ở Mỹ học đọc hiểu nhƣ thế nào?, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 55 tháng 4-2010, tr.58-64 và

- HS có thể phản hồi lại những VB có ý nghĩa dành cho độ tuổi của các em

- Thông qua các hoạt động nhƣ so sánh, chỉ ra sự khác biệt trong các cách kể chuyện, biết đƣợc cách sử dụng vần, nhịp…để phân tích chi tiết một VB phù hợp với lứa tuổi.

Lớp 3

- Căn cứ vào tiêu đề VB, mục lục, tiêu đề chương, chú giải, HS có thể xác định vi trí của mỗi nội dung trong VB.

- Thông qua các hoạt động cụ thể nhƣ: đặt câu hỏi, trình bày ý kiến, trình bày nội dung chính, dự đoán về diễn biến, xác định ý chính, trình bày đƣợc các câu văn, đoạn văn yêu thích, thực hiện theo yêu cầu của các chỉ dẫn, HS có thể nhận biết, hiểu và phân tích đƣợc các văn bản đƣợc học phù hợp với độ tuổi của các em.

Lớp 4

- HS có thể nhận biết đƣợc một số kiểu cấu trúc đơn giản trong VB (ví dụ: nguyên nhân – kết quả, tăng tiến, so sánh…)

- Thông qua các hoạt động nhƣ: vận dụng một số chiến lƣợc đọc hiểu để tiếp cận VB, dựa trên kinh nghiệm bản thân để đƣa ra các phán đoán, đối chiếu các thông tin và ý nghĩa để xác định đâu là thông tin mới, có thể phân biệt đƣợc nguyên nhân và kết quả, hiện thực và ý kiến trong một số VB, giải quyết được các chỉ dẫn gắn với các phương tiện kĩ thuật

- HS tiếp tục đƣa ra đƣợc phản hồi về đặc điểm kết cấu của VB với các thành tố cấu thành (nhân vật, bối cảnh, tình tiết…).

- HS mô tả đƣợc các đặc điểm của một số thể loại văn học đƣợc tiếp xúc (ví dụ: thần thoại, ngụ ngôn….).

- Thông qua các hoạt động nhƣ: nhận biết đƣợc những sự kiện cơ bản và lí do vì sao chúng xuất hiện, tác động của mỗi sự kiện với diễn biến câu chuyện, tìm ra và trình bày đƣợc nguyên nhân của mỗi hành động, so sánh đƣợc sự khác nhau của những câu chuyện thuộc cùng một kiểu ở một số nền văn hóa khác nhau, nhận biết, hiểu và có thể chỉ ra đƣợc nội hàm của một số biện pháp tu từ và cách thức chúng đƣợc sử dụng trong VB.

Lớp 5

-HS có thể nhận biết và hiểu đƣợc một số đặc điểm nổi bật của VB đƣợc học ví dụ: đồ thị, biểu đồ, hình minh họa…và cách mà các thông tin đƣợc chuyển tải qua những đặc điểm đó.

- Trên cơ sở nhận biết, hiểu và phân tích đƣợc VB, HS có thể phân tích đƣợc các VB theo trật tự thời gian.

- Thông qua các hoạt động: phân biệt các ý chính,ý phụ, xác định đƣợc các định nghĩa trong VB, tổng kết đƣợc thành các kết luận, suy luận, khái quát các vấn đề chính của VB và liên hệ với thực tế trên cơ sở kinh nghiêm của bản thân

- Thông qua việc phân biệt đƣợc các sự việc, khái quát các vấn đề, nhận biết quan điểm của tác giả, HS có thể đƣa ra các ý kiến nhận xét của bản thân về các vấn đề trong VB.

- HS có thể nhận biết, hiểu và phân tích đƣợc một số đặc trƣng của một số thể loại nhƣ: kịch, truyện, thơ…

- Thông qua đọc hiểu văn bản và kinh nghiệm bản thân, HS có thể lí giải về sự phù hợp của sự lựa chọn thể loại phù hợp với mục đích của tác giả ở mức độ phù hợp với lứa tuổi của các em.

- Bằng các hoạt động nhƣ: xác định đƣợc một số xung đột chủ yếu và cách thức giải quyết, mối quan hệ giữa động cơ và hành động của các sự việc trong xung đột, đƣa ra ý kiến về mức độ quan trọng của sự khác nhau giữa các yếu tố trong câu chuyện, nhận biết, xác định đƣợc các chủ đề, đề tài đƣợc đề cập tới trong một tác phẩm ở mức độ ẩn ý hay rõ ràng.

- HS có thể mô tả đƣợc về chức năng, tác dụng của một số thành tố của VB văn học (nhƣ: biểu tƣợng, hình tƣợng…).

Lớp 6 - HS đọc, nhận biết đƣợc cấu trúc của một số thể loại truyền thông nhƣ: báo giấy, báo in….

- HS phân tích được những VB có sử dụng kiểu cấu trúc so sánh, tương phản.

- Trên cơ sở nhận biết, xác định mối quan hệ của các ý chính với những thông tin, chủ đề trong văn bản, HS có thể chọn lọc, chiết xuất, gắn kết các ý chính phù hợp với độ tuổi.

- Bằng việc trích dẫn chính xác dẫn chứng, chú ý đến các lập luận, HS có thể có những ý kiến nhận xét phù hợp đối với tác phẩm.

- HS có thể đƣa ra nhận xét, đánh giá về VB.

- HS có thể đƣa ra những ý kiến nhận định về VB.

- HS tiếp tục đƣa ra những phản hồi của bản thân đối với các VB văn hóa, lịch sử và phát hiện ra mối liên hệ giữa các tác phẩm thông qua quá trình xác định nội dung chính.

- Thông qua các hoạt động: nhận biết hình thức khác nhau của truyện hƣ cấu, xem xét tác động của bối cảnh đối với một vấn đề, nhận biết ý nghĩa của giọng điệu, HS có thể phân tích đƣợc văn bản một cách chi tiết theo mức độ yêu cầu đối với độ tuổi của các em.

- HS tập phê bình văn học với nội dung về nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách thức xây dựng tình tiết.

Nhƣ vậy, ngay ở lớp 1, HS đã có thể phân tích VB phù hợp với độ tuổi. Thậm chí, các em còn có thể trình bày đƣợc những ẩn ý và ý nghĩa một cách đơn giản, có sự kết nối giữa ĐH kênh chữ và kênh hình (tranh minh họa). Rõ ràng, ngay ở giai đoạn này, HS đã có thể học ĐH song song với Học vần. Nếu nhƣ ở lớp 2, chỉ căn cứ vào tiêu đề VB, mục lục, tiêu đề chương, HS có thể xác định vi trí của mỗi nội dung trong VB thì đến lớp 3 HS còn căn cứ cả vào chú giải của VB. Nhƣ vậy, ở lớp này, HS biết thêm KN đọc chú giải VB. Nếu nhƣ ở lớp 3 HS chỉ có thể làm theo các chỉ dẫn thông thường thì lớp 4, HS cần phải thực hiện được các chỉ dẫn này gắn liền với các phương tiện kĩ thuật (nhƣ: máy tính, trò chơi truyền hình). Lớp 4, HS cần phải phân tích chi tiết đƣợc các VB thay cho việc chỉ phân tích cơ bản ở lớp 3. Ở lớp 4, HS phải đƣa ra đƣợc định nghĩa của một số biện pháp tu từ và cách thức sử dụng (nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, cường điệu). Đến lớp 6, HS có yêu cầu về các thể loại mới thuộc về báo chí và HS phải biết phê bình văn học. Mặc khác, có thể thấy rằng, những yêu cầu này đƣợc trình bày rất cụ thể. Ngoài yêu cầu đối với nội dung ĐH của HS thì còn có yêu cầu đối với phương pháp dạy và học của GV và HS. Các yêu cầu này đều gắn kết chặt chẽ với thực tiễn.

Ở Anh, chương trình học ngôn ngữ cho HS lớp 1 gồm học đọc và đánh vần.

Mục đích nhằm giúp HS có thể pha trộn các âm vị để đọc; phân đoạn cho chính tả; biết cách viết phổ biến cho các âm; áp dụng đƣợc chiến lƣợc đọc, đánh vần phổ biến và áp dụng KN đọc từ vựng trong đọc sách theo sự phát triển tâm sinh lý, khả năng nhận biết thế giới xung quanh của trẻ. Sử dụng ngữ âm là NL được chú trọng. Chương trình quốc gia Anh đặt ra mục tiêu giúp HS:

* Nâng cao niềm tin trong việc đọc, có động lực để đọc, mở rộng hiểu biết bằng cách:

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn học vần theo định hướng phát triển năng lực người học (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)