Đặc điểm âm tiết tiếng Việt

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn học vần theo định hướng phát triển năng lực người học (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 1 GIAI ĐOẠN HỌC VẦN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC

2.1. Cơ sở lí luận của dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn Học vần theo định hướng phát triển năng lực

2.1.1. Đặc điểm âm tiết tiếng Việt

Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính. Mỗi phát ngôn bao giờ cũng đƣợc thực hiện bằng sự nối tiếp của các âm tiết. Âm tiết tiếng Việt là đơn vị ngữ âm mang tính ổn định về hình thức. Khi âm tiết đặt trong từ và từ đó trong câu với những chức năng ngữ pháp khác nhau thì hình thức âm tiết không bị biến đổi. Tính cố định, không biến hình của âm tiết tiếng Việt khiến cho việc phát âm nó đƣợc tách bạch và việc nhận diện nó đƣợc dễ dàng. Tính tách bạch còn thể hiện ngay trên chữ viết: mỗi âm tiết đƣợc viết tách ra, không viết liền nhƣ ngôn ngữ Anh hay Nga. Nhƣ vậy, mỗi âm tiết là hình thức biểu đạt của một hình vị. Và đa số các âm tiết tiếng Việt đều có nghĩa tức là đều hoạt động giống nhƣ từ.

2.1.1.1. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt

Trong giáo trình và các tài liệu nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Đoàn Thiện Thuật, Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến, Vũ Đức Nghiệu đều thống nhất rằng âm tiết tiếng Việt có cấu trúc hai bậc [27]; [100]. Trong đó, bậc thứ nhất bao gồm những thành tố trực tiếp của nó đƣợc phân định bằng những ranh giới có ý nghĩa hình thái học, bậc thứ hai bao gồm những thành tố của phần vần, chỉ có chức năng khu biệt thuần tuý. Các thành tố của bậc thứ nhất bao gồm: thanh điệu, âm đầu và vần. Ba thành tố này kết hợp với nhau lỏng lẻo. Các thành tố của bậc thứ hai bao gồm:

âm đệm, âm chính, âm cuối kết hợp với nhau khá chặt chẽ. Có thể mô tả cấu trúc hai bậc của âm tiết tiếng Việt qua sơ đồ sau:

I...

II...

Sơ đồ 2.1 Cấu trúc hai bậc của âm tiết tiếng Việt [100, tr.80]

Chức năng của các thành tố ở bậc 1 nhƣ sau:

- Thành tố thứ nhất là thanh điệu. Thanh điệu có chức năng khu biệt âm tiết này với âm tiết khác về mặt âm vực (bằng cao độ của âm cơ bản). Ví dụ: “bàn” khu biệt với “bán” do cao độ khác nhau. Mỗi âm tiết đều mang một trong sáu thanh điệu.

Âm tiết

Âm đầu Phần vần Thanh điệu

Âm cuối Âm chính

Âm đệm

- Thành tố thứ hai là âm đầu. Âm đầu có chức năng mở đầu âm tiết. Âm tiết này khu biệt với âm tiết khác bằng những cách mở đầu khác nhau. Có cách mở đầu bằng sự tắc thanh hầu, có cách bằng sự cọ xát của không khí v.v... Âm đầu bao giờ cũng do các phụ âm đảm nhiệm.

- Thành tố thứ ba là vần. Các yếu tố tạo nên phần vần vốn gắn liền với nhau về mặt ngữ âm học và không thể tách rời về mặt hình thái học. Vần đƣợc phân chia thành một số thành tố nhỏ hơn, tạo nên cấu trúc bậc 2 của âm tiết bao gồm:

+ Âm đệm có chức năng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu. Âm đệm làm cho âm sắc của âm tiết sau khi mở đầu có thể bị trầm hoá hay trung hòa. Âm đệm do bán nguyên âm /w/ đảm nhiệm, đƣợc thể hiện bằng hai con chữ ou.

+ Âm chính có chức năng quy định âm sắc chủ yếu của âm tiết. Âm chính là hạt nhân của âm tiết. Âm chính bao giờ cũng do một nguyên âm đảm nhiệm (có thể là nguyên âm đơn hay nguyên âm đôi, nguyên âm dài hay nguyên âm ngắn).

- Âm cuối có chức năng kết thúc âm tiết. Cách kết thúc khác nhau (tắc hoặc không tắc, v.v..) làm thay đổi âm sắc của âm tiết và có tác dụng khu biệt âm tiết này với âm tiết khác. Đóng vai trò âm cuối là các âm vị phụ âm, bán nguyên âm hoặc một âm vị /zêrô/. Có 3 nhóm âm vị cuối: bán nguyên âm, phụ âm mũi hữu thanh, phụ âm tắc vô thanh cho 4 loại âm tiết: âm tiết mở, âm tiết nửa mở, âm tiết khép và âm tiết nửa khép.

Âm tiết có cấu trúc gồm nguyên âm và thanh điệu là âm tiết có cấu trúc tối giản nhất. Âm tiết có thành phần tối đa gồm: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Ngoài ra còn có kiểu âm tiết thiếu âm đầu (âm đầu /zêrô/), thiếu âm đệm (âm đệm /zêrô/), hoặc thiếu âm cuối (âm cuối /zêrô/).

Có thể hình dung về lƣợc đồ âm tiết tiếng Việt nhƣ sau:

Thanh điệu

Âm đầu Vần

Âm đệm Âm chính Âm cuối

Cấu tạo âm tiết và các bậc trong cấu trúc âm tiết cũng nhƣ lƣợc đồ âm tiết là cơ sở quan trọng để chúng tôi lựa chọn các biện pháp nhằm đẩy nhanh mục tiêu đọc thành tiếng, giải mã bậc 1 (âm – chữ) cho học sinh, tiến tới mục tiêu giải mã bậc 2 (chữ - nghĩa) nhằm sớm hình thành năng lực đọc hiểu cho các em.

2.1.1.2. Mối quan hệ âm – chữ

Nhƣ nhiều ngôn ngữ khác, các âm tiết tiếng Việt đƣợc ghi lại bằng hệ thống kí hiệu là chữ viết. Trên thế giới có hai loại chữ viết khác nhau là chữ ghi âm và chữ ghi ý. Chữ quốc ngữ là chữ viết ghi âm của tiếng Việt, đƣợc xây dựng theo nguyên tắc ghi

âm bằng chữ Latin. Theo Nguyễn Thiện Giáp [34, tr.119-124], so với chữ ghi ý, chữ ghi âm, đặc biệt là chữ ghi âm tố có ƣu thế hơn hẳn:

- Số lƣợng kí hiệu trong chữ ghi âm, nhất là chữ ghi âm tố, giảm xuống hàng trăm lần. Nhờ vậy, con người có thể tiết kiệm được nhiều công sức và thời gian bỏ ra để nắm đƣợc cách đọc và cách viết.

- Chữ ghi âm đảm bảo ghi lại một cách chính xác và chặt chẽ nội dung của các câu nói, các cấp độ kết cấu của chúng nhƣ thành phần âm tố, thành phần từ vựng - ngữ nghĩa, các yếu tố hình thái và các đặc điểm cú pháp. Do đó, người đọc có thể nắm được đầy đủ, chính xác cả nội dung lẫn hình thức lời nói của người viết.

Trong chữ quốc ngữ, đa số các âm vị đƣợc thể hiện bằng chữ viết với một con chữ, có 9 âm vị đƣợc thể hiện bằng cách ghép 2 con chữ (ph, th, tr, gi, nh, ng, kh, gh), có 1 âm vị đƣợc thể hiện bằng ba con chữ (ngh). Trong chữ viết tiếng Việt, có một số trường hợp đáng chú ý là:

(1) Âm vị / k / được viết bằng “k” khi đứng trước /i/, /e/, /ɛ/, /ie/ (ví dụ: kĩ, kèn, kể, kiến) viết bằng “q” khi đứng trước âm đệm /w/ (ví dụ: quả, quận) viết bằng “c” khi đứng trước các âm còn lại.

Với trường hợp dùng chữ “q”, cần lưu ý rằng: âm vị /k/ khi được phân bố trước bán nguyên âm là âm đệm /-ṷ-/ được phát âm sâu hơn trong các trường hợp khác, “q”

là cách những người sáng lập ra chữ quốc ngữ xử lí biến thể ấy như những âm vị riêng biệt. Tuy nhiên, “q” đi với “u” lập thành một nhóm con chữ để biểu hiện một phụ âm với một âm lướt mà cả hai được coi là một tổ hợp phụ âm đầu, ví dụ: quả, quý. [98, tr.165]

(2) Âm vị /Ɣ / được viết bằng “gh” khi đứng trước /i/, /e/, /ɛ/ (ví dụ: ghi, ghế, ghẹ); viết bằng “g” trong các trường hợp còn lại.

(3) Âm vị / ŋ / được viết bằng “ngh” khi đứng trước /i/, /e/, /ɛ/, /ie/ (ví dụ: nghĩ, nghe, nghề, nghiến); viết bằng “ng” trong các trường hợp còn lại.

(4) Bán nguyên âm /-ṷ-/ ghi bằng “o” khi xuất hiện sau nguyên âm rộng và hơi rộng /ε/, /a/; ghi bằng “u” sau nguyên âm hẹp, hơi hẹp và sau nguyên âm ngắn nhƣ /i/, /ă/

(sao, kẹo, chịu, câu). Bán nguyên âm /į/ ghi bằng “y” khi xuất hiện sau hai nguyên âm ngắn /ɤ, ă/, ghi bằng “i” trong các trường hợp khác: bay, dây, ai, ơi

Những trường hợp bất hợp lí trong mối quan hệ âm – chữ của tiếng Việt là một trong những căn cứ để khi thiết kế nội dung dạy học, cần có sự xem xét và sắp xếp các bài học một cách hợp lí để người học dễ hiểu và vận dụng đúng trong khi viết.

Các đặc điểm về âm tiết tiếng Việt, cấu trúc âm tiết tiếng Việt, mối quan hệ âm – chữ đã trình bày ở trên cho thấy chúng ta có thể vận dụng những thành tựu nghiên cứu ngữ âm học này vào việc dạy HS cách tạo tiếng trong giờ Học vần nhƣ một hệ thống mở. Từ đó dạy học đọc cho học sinh lớp 1 nhƣ cách làm của một môn học thuộc lĩnh

vực khoa học, đảm bảo học sinh đọc đƣợc nhanh nhất hệ thống kí hiệu – chữ viết hay nói khác đi là thực hiện quá trình “giải mã bậc một” một cách nhanh nhất, tạo cơ hội và thời gian để sớm hình thành năng lực đọc hiểu cho các em học sinh lớp 1.

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn học vần theo định hướng phát triển năng lực người học (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)