Nội dung dạy học thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn học vần theo định hướng phát triển năng lực người học (Trang 139 - 146)

CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.1. Khái quát chung về thực nghiệm

4.1.3. Nội dung dạy học thực nghiệm

Nội dung mà chúng tôi tiến hành trong DH TN bao gồm:

- Thực nghiệm việc sử dụng tổ hợp bài tập ĐH trong các giờ học vần.

- Thực nghiệm tổ chức dạy học ĐH (bằng các phương pháp DH tích cực, tác động vào mối quan hệ GV – HS) theo định hướng phát triển NL HS.

Để thực hiện hai nội dung này, chúng tôi đã biên soạn các ngữ liệu bài đọc mới (phụ lục 3.2, phụ lục 3.3) chọn lọc đƣa vào DH TN 3 ngữ liệu ở các thời điểm: cuối phần học âm, hết học kì 1 và cuối phần học vần. Toàn bộ VB, BT phục vụ cho các bài TN do chúng tôi biên soạn theo các biện pháp đã được đề xuất ở chương 3. Dưới đây là tên các bài dạy TN:

- Cua và rùa (Bài 14, Phụ lục 3.2)

- Dê con trồng củ cải (Bài 25, Phụ lục 3.3) - Thuyền lá

4.1.4. Đối tượng thực nghiệm

Để kết luận rút ra từ kết quả TN có độ tin cậy, chúng tôi chọn HS lớp 1 diện đại trà làm đối tƣợng TN. Giáo viên phụ trách những lớp DH TN đƣợc đào tạo cơ bản (tốt nghiệp Cao đẳng Sƣ phạm tiểu học hoặc Đại học Sƣ phạm tiểu học), có năng lực chuyên môn vững vàng. Tất cả các GV này đều nắm vững mục đích, yêu cầu thực nghiệm, có khả năng phối hợp một cách hiệu quả với người nghiên cứu. Các giờ DH TN được tiến hành theo thời khóa biểu do nhà trường quy định, vào đúng giờ dạy của phân môn Học vần theo chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sĩ số của lớp DH TN từ 30 đến 55 HS.

Để phù hợp cho điều kiện TN, chúng tôi chọn 03 trường tiểu học: trường Tiểu học Thực nghiệm, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội và trường Tiểu học Hữu Nghị (phường Hữu Nghị), trường Tiểu học Lý Tự Trọng (phường Phương Lâm), thành phố Hòa Bình.

4.1.5. Phương pháp

Do nội dung DH ĐH giai đoạn Học vần cho HS lớp 1 là vấn đề không đặt ra cho SGK hiện hành (cả SGK CT 2006 và SGK CNGD) nên luận án chỉ dùng phương pháp thực nghiệm thăm dò và thực nghiệm tác động từng bộ phận. Do vậy, DH TN đƣợc chia thành 2 vòng:

Vòng 1: Thực nghiệm thăm dò;

Vòng 2: Thực nghiệm tác động (thực nghiệm việc vận dụng các biện pháp đề tài đề xuất vào việc DH ĐH cho học sinh theo định hướng PT NL).

Thực nghiệm vòng 1 (thực nghiệm thăm dò): nhằm mục đích thăm dò khả năng ĐH của HS, từ đó rút ra những kết luận cần thiết về NL ĐH của học sinh, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nhằm hình thành NL ĐH cho các em, nâng cao chất lƣợng dạy học ĐH.

Cách thức tiến hành thực nghiệm thăm dò ở vòng 1 là người nghiên cứu soạn đề bài kiểm tra, nhờ GV tiểu học ở các trường tiến hành thực nghiệm tổ chức cho HS làm bài. Người nghiên cứu chấm bài, phân tích kết quả làm bài của học sinh và rút ra kết luận về thực nghiệm.

Thực nghiệm vòng 2 (thực nghiệm việc vận dụng các biện pháp đề tài đề xuất vào việc DH ĐH giai đoạn Học vần cho học sinh): nhằm kiểm tra, đánh giá việc vận dụng các biện pháp mà luận án đƣa ra vào các bài dạy, tiết dạy cụ thể đƣợc biên soạn mới, thuộc phần Học vần trong môn TV ở lớp 1.

Cách thức tiến hành thực nghiệm ở vòng 2 là người nghiên cứu lựa chọn lớp thực nghiệm, soạn giáo án có sử dụng một số các biện pháp mà luận án đề xuất. Sau đó, GV thực nghiệm tổ chức dạy theo các biện pháp này ở lớp TN. Sau khi hoàn thành giáo án TN theo từng mốc thời gian như quy định của thời gian TN, người nghiên cứu phối hợp với GV DHTN tổ chức cho HS làm bài kiểm tra (dạng đề tương tự như ở vòng 1). Việc đánh giá kết quả TN đƣợc tiến hành trên cơ sở đối chiếu, so sánh kết quả thu đƣợc ở hai vòng.

4.1.6. Thời gian thực nghiệm

- Giai đoạn 1: TN thăm dò lần 1 đƣợc tiến hành vào năm học 2016 – 2017 tại trường TH Thực nghiệm.

- Giai đoạn 2: TN thăm dò lần 2 đƣợc tiến hành trong năm học 2017 – 2018 tại ba trường TN. Tại các lớp tiến hành TN thăm dò lần 2 sẽ tiến hành DH TN và đánh giá kết quả theo từng giáo án TN.

4.2. Giáo án thực nghiệm

Thiết kế giáo án TN là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình TN. Do phạm vi có hạn của luận án, trong nội dung này, chúng tôi chỉ trình bày và phân tích cấu trúc chung của các giáo án TN và minh họa bằng giáo án TN dạy học ĐH văn bản Cua và rùa. Các giáo án còn lại đƣợc thể hiện ở phụ lục (xem phụ lục 4.1, 4.5)

4.2.1. Cấu trúc giáo án thực nghiệm Cấu trúc giáo án TN gồm các phần:

A. Mục tiêu bài học

Mục tiêu chủ yếu của các bài học TN là HS đạt đƣợc yêu cầu cần đạt về ĐH theo CT GDPT môn Ngữ văn 2018. Vì vậy, mục tiêu ở đây không phân thành các mảng kiến thức, kĩ năng, thái độ mà cụ thể hóa những nội dung trong yêu cầu cần đạt phù hợp với đặc điểm của bài học, giúp định hướng cho các hoạt động ĐH sẽ được tổ chức cho HS, đồng thời đó cũng là cơ sở để tiến hành đánh giá HS trong quá trình ĐH.

B. Chuẩn bị của GV

Chuẩn bị của GV bao gồm giáo án dạy học, phương tiện dạy học cần thiết như:

tranh ảnh hoặc slide minh họa bài đọc, phiếu học tập,...

Vì hoạt động DH ĐH đƣợc tiến hành trong thời gian của giờ Học vần nên HS đã có sẵn tài liệu học tập (do người nghiên cứu biên soạn và chuẩn bị). Mỗi giờ học vần thường được thiết kế học trong 2 tiết, mỗi tiết học 35 phút. Trong 2 tiết học đó, tiết 1 thường được thiết kế để học đọc, viết âm, vần mới, tiết 2 được thiết kế để luyện đọc VB (bao gồm luyện đọc thành tiếng và ĐH). Vì vậy, để học tốt tiết 2, các em cần đảm bảo đạt đƣợc mục tiêu của giờ học vần trong tiết 1.

C. Tiến trình giờ học

Tiến trình giờ học trong giáo án TN gồm hệ thống các hoạt động để tích cực hóa hoạt động của HS giúp HS trải nghiệm quá trình ĐH. Mỗi hoạt động đƣợc thiết kế cần tính tới vai trò chủ thể của HS. Người nghiên cứu và GV cần tạo cơ hội tối đa để các em làm việc, phát huy tính chủ thể tích cực này. Cấu trúc chung của từng hoạt động gồm: Mục tiêu hoạt động, Nội dung và cách thức tiến hành hoạt động. Trong Cách thức tiến hành hoạt động có thể hiện đánh giá kết quả hoạt động. Kết quả hoạt động được trình bày, lưu giữ ở dạng trả lời câu hỏi, đọc thành tiếng, đánh dấu trong phiếu bài tập…

4.2.2. Giáo án thực nghiệm bài dạy cụ thể

GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 1

Đọc hiểu văn bản CUA VÀ RÙA (Bài học âm: ua ưa) Cua và rùa

Xƣa kia, nhà cua nhỏ tí ti, nhà rùa thì to. Khi mƣa, cua trú nhờ nhà rùa. Cua đi xa về là có quà cho rùa.

A. Mục tiêu bài học - Kĩ thuật đọc:

+ Đọc đúng và rõ ràng các tiếng chứa ua ưa, các từ, câu trong bài.

+ Tốc độ đọc khoảng 15 tiếng trong 1 phút.

+ Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu chấm.

- Đọc hiểu:

+ Nêu đƣợc đặc điểm của nhà cua, nhà rùa.

+ Nêu đƣợc hành động của cua và rùa.

+ Nêu đƣợc nhận xét về tình bạn của cua và rùa.

+ Hỏi và trả lời đƣợc câu hỏi về việc giúp đỡ bạn.

- Góp phần hình thành năng lực giao tiếp, phẩm chất nhân ái (biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè).

B. Chuẩn bị phương tiện dạy học

– 3 tranh vẽ liên hoàn theo các nội dung: nhà cua thì nhỏ xíu ở cạnh nhà rùa thì to; trời mƣa, cua sang nhà rùa trú nhờ; cua tặng quà cho rùa khi đi xa về.

Bảng phụ, Slide trình chiếu (hoặc bảng viết) bài đọc có in đậm (hoặc gạch chân) các từ khó: xƣa kia, cua, rùa, mƣa, trú, quà.

– Phiếu bài tập ĐH nhƣ sau:

1. Thế nào?

nhỏ tí ti

to

2. Làm gì?

Rùa cho rùa quà

Cua cho cua trú mƣa

C. Tiến trình giờ học

Trước khi đọc (3 - 5 phút)

- Mục tiêu hoạt động:

+ Tạo hứng thú, tâm thế tiếp nhận bài học.

+ Huy động những kiến thức, trải nghiệm của HS về hai loài vật quen thuộc: Cua và rùa.

- Nội dung và cách thức tiến hành hoạt động:

Cách 1:

Bước 1: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Em biết tên những con vật nào?

- GV cho HS quan sát tranh vẽ. GV nêu câu hỏi: Em biết tên những con vật nào?

- HS trả lời dựa vào gợi ý của tranh (con rùa, con thỏ, con cua, con mèo) và có thể nêu thêm tên các con vật khác (con chó, con gà, con cá...).

- GV nói: Có nhiều câu chuyện kể về các con vật. Em biết tên những câu chuyện nào?

- HS trả lời: Em biết câu chuyện “Thỏ và rùa”, “Chú mèo đi hia”...

Bước 2: GV giới thiệu vào bài học

GV dẫn dắt vào bài học: Bạn cua và bạn rùa cũng có một câu chuyện rất hay.

Để biết câu chuyện đó nhƣ thế nào, chúng ta cùng đọc bài nhé!

GV ghi tên bài lên bảng: Cua và rùa.

Cách 2:

Bước 1: HS quan sát tranh và dự đoán về câu chuyện

- GV cho HS quan sát tranh vẽ liên hoàn. GV lần lƣợt nêu các câu hỏi, HS trả lời:

+ Tranh 1 vẽ những con vật nào? Chúng đang ở đâu? (Tranh vẽ con cua và con rùa.

Cua đang ở trong nhà.)

+ Tranh 2 vẽ gì? (Tranh 2 vẽ cua và rùa ở trong nhà của rùa).

+ Tranh 3 vẽ gì? (Tranh 3 vẽ cua đƣa cho rùa một hộp quà.)

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi trước lớp, HS có đáp án khác trả lời bổ sung ngay sau đáp án của bạn thứ nhất.

Bước 2: GV giới thiệu vào bài học

GV dẫn dắt vào bài học: Để biết rõ hơn câu chuyện về bạn cua và bạn rùa, chúng ta cùng đọc bài nhé!

GV ghi tên bài lên bảng: Cua và rùa.

Trong khi đọc (25 phút)

1. Luyện đọc thành tiếng (15 phút) Mục tiêu hoạt động:

+ Đọc đúng và rõ ràng các tiếng, từ, câu trong bài.

+ Tốc độ đọc khoảng 15 tiếng trong 1 phút.

+ Biết ngắt hơi ở chỗ kết thúc câu.

Nội dung và cách thức tiến hành hoạt động:

Bước 1: GV đọc mẫu - GV phát bài đọc cho HS.

- HS đọc thầm.

- GV đọc mẫu 1 lần, chú ý ngắt hơi ở dấu phẩy, dấu chấm.

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS luyện đọc tiếng, từ ngữ khó

- GV tổ chức cho HS xác định các tiếng có vần ua, ưa; các từ đọc khó: GV cho HS đọc thầm, gạch dưới các từ đọc khó, giơ tay hoặc ra tín hiệu xin hỗ trợ. GV đến tận nơi hoặc đề nghị HS bên cạnh hỗ trợ bạn.

- GV viết các tiếng có vần ua, ưa; các từ ngữ HS đọc khó lên bảng: xƣa kia, cua, rùa, mƣa, trú, quà.

- GV chỉ bảng, cho HS đọc (cá nhân, nhóm, tổ, đồng thanh) các tiếng có vần ua, ưa;

các từ ngữ khó. Lưu ý, chỉ bất kì không theo thứ tự. Nếu từ nào HS không đọc được thì yêu cầu HS đánh vần rồi đọc trơn.

Bước 3: HS luyện đọc câu

- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu.

- HS đọc nối tiếp từng câu:

+ 2 HS ngồi cạnh nhau nối tiếp nhau đọc từng câu (đọc trong nhóm, đọc trước lớp).

+ 3 HS tạo thành nhóm đọc nối tiếp (đọc trong nhóm, đọc trước lớp).

Chú ý: Bạn đọc đầu tiên đọc cả tên bài.

Bước 4: HS luyện đọc cả bài - GV yêu cầu HS đọc cá nhân.

- Nhiều HS đọc cá nhân trước lớp. Khi bạn đọc, các HS khác đọc thầm theo và chỉ tay vào sách.

- GV yêu cầu đọc đồng thanh.

- HS đọc đồng thanh theo tổ, cả lớp.

2. Đọc hiểu (10 phút) Mục tiêu:

- Nêu đƣợc đặc điểm của nhà cua, nhà rùa.

- Nêu đƣợc hành động của cua và rùa: rùa cho cua trú nhờ khi mƣa to; cua đi xa về là có quà cho rùa.

- Nêu đƣợc nhận xét về tình bạn của cua và rùa: hai bạn biết giúp đỡ nhau / yêu quý nhau...

Nội dung và cách thức tiến hành hoạt động:

Bước 1: Tìm hiểu từ

GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ ngữ khó “xưa kia”, “nhỏ tí ti” bằng cách lần lượt nêu các câu hỏi:

- Từ “xƣa kia” và “nhỏ tí ti” nằm ở câu số mấy?

- Từ “xƣa kia” có thể đƣợc thay bằng từ nào?

- Cụm từ “nhỏ tí ti” có thể đƣợc thay bằng từ nào?

HS trả lời lần lƣợt từng câu:

- Từ “xƣa kia” và “nhỏ tí ti” nằm ở câu số 1.

- Từ “xƣa kia” có thể đƣợc thay bằng: ngày xƣa, / ngày xửa ngày xƣa, / thủa ấy, / từ xa xƣa,…

- Cụm từ “nhỏ tí ti” có thể đƣợc thay bằng: bé xíu, bé tí, rất bé, rất nhỏ,...

Bước 2: Tìm hiểu bài

HS làm phiếu bài tập. Đáp án:

1. Thế nào?

nhỏ tí ti

to

2. Làm gì?

Rùa cho Cua trú mƣa

Cua cho Rùa quà

Lưu ý GV: Trong Phiếu bài tập này, phần chữ đổ màu xanh “nào”, “Làm”, HS chưa đọc được, GV cần hướng dẫn HS. HS nối theo mẫu và thực hành hỏi đáp theo nhóm đôi. GV cần hướng dẫn HS thực hành hỏi đáp.

- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời: Nhà cua thế nào?/ Nhà rùa thế nào?/ Rùa làm gì?/

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn học vần theo định hướng phát triển năng lực người học (Trang 139 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)