Xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn Học vần

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn học vần theo định hướng phát triển năng lực người học (Trang 109 - 124)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 1 GIAI ĐOẠN HỌC VẦN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC

3.1. Nguyên tắc dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn Học vần theo định hướng phát triển năng lực của người học

3.2.3. Xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn Học vần

3.2.3.1. Mục tiêu

Những bài tập (BT) ĐH xác định đích của việc đọc, đồng thời cũng là những phương tiện để đạt được sự thông hiểu VB của học sinh. Để xây dựng được BT ĐH phù hợp cần xuất phát từ việc quan tâm đến thể hiện NL ĐH của HS nhƣ thế nào ở các bối cảnh, tình huống phức hợp và thực tiễn.

Mục tiêu của hệ thống bài tập DH ĐH cho học sinh lớp 1 đƣợc xây dựng dựa vào NL ngôn ngữ. Muốn hình thành và phát triển đƣợc NL ngôn ngữ cần phải thông qua việc phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe theo các yêu cầu từ thấp tới cao.

Riêng với kĩ năng đọc ở lớp 1, yêu cầu đọc đúng và ĐH đƣợc đặt lên hàng đầu. Muốn vậy, phải thiết kế đƣợc một hệ thống BT ĐH nhằm thực hiện đến mức thành thục những kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho HS, đƣa HS vào các tình huống học tập phục vụ cho mục đích phát triển khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, đảm bảo nguyên tắc sƣ phạm đã đƣợc Lê A [dẫn theo 77] khái quát nhƣ sau: dạy tiếng Việt là dạy hoạt động giao tiếp và bằng hoạt động giao tiếp. Bằng cách đó, nhà sư phạm sẽ tạo ra đường phát triển NL cho người học.

Từ năm 1995, trong các tài liệu giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, dựa vào tính độc lập làm việc của HS, Lê Phương Nga đã đưa ra hệ thống BT dạy DH ở tiểu học, gồm: 1) Tái hiện (nhận diện), 2) Hiểu (cắt nghĩa ), 3) Hồi đáp (bao gồm đánh giá và liên hệ). Ba nhóm bài tập này đƣợc chính tác giả cũng nhƣ các nhà nghiên cứu khác khẳng định ở các giáo trình phương pháp DH Tiếng Việt từ đó đến nay.

Dựa vào thang đo nhận thức của Bloom, Thông tƣ 30 về kiểm tra đánh giá HS tiểu học chia ĐH thành 3 mức; 1) Biết, 2) Hiểu, 3) Vận dụng. Nhấn mạnh năng lực vận dụng, Thông tƣ 22 về kiểm tra đánh giá HS tiểu học tách vận dụng thành vận dụng và vận dụng cao.

Có thể nói, hai cách phân loại trên đều dựa vào mức độ nhận thức của HS nên có nhiều điểm chung.

ĐH là một mục tiêu rất đƣợc coi trọng trong CT GDPT môn Ngữ văn mới. Khi phân tích CT GDPT môn Ngữ văn 2018, tác giả Lê Phương Nga chỉ ra rằng: “Dựa vào các bình diện của VB – trong và ngoài VB, nội dung và hình thức VB, chương trình môn Tiếng Việt 2018 chia hoạt động ĐH thành: 1) Đọc hiểu nội dung, 2) Đọc hiểu

hình thức và 3) Liên hệ, so sánh, kết nối, 4) Đọc mở rộng... Vấn đề ở đây là GV cần phân biệt thế nào là ĐH nội dung, thế nào là ĐH hình thức, đồng thời phải biết sử dụng ĐH hình thức nhƣ một cách làm để hiểu nội dung.” [83, tr.107]. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng CT GDPT môn Ngữ văn 2018 không thay đổi hoàn toàn yêu cầu ĐH mà mang tính kế thừa từ CT GDPT cấp tiểu học 2006 hiện hành cũng nhƣ TT 30, TT 22. Thực tế, yêu cầu về ĐH nội dung có thể đƣa về hai mức độ nhận thức đầu tiên (tái hiện / biết; hiểu) của HS theo 2 cách phân loại trước đây. Yêu cầu ĐH về hình thức ở lớp 1 hầu nhƣ thuộc về mức độ nhận thức 1 (tái hiện / biết) nhƣng cũng có khi thuộc về mức độ nhận thức thứ hai (hiểu) khi ĐH hình thức đƣợc sử dụng nhƣ một cách làm để hiểu nội dung. Yêu cầu liên hệ, so sánh, kết nối trong CT mới trùng lặp với yêu cầu của nhóm BT hồi đáp (bao gồm đánh giá và liên hệ) theo cách phân loại của Lê Phương Nga và yêu cầu đánh giá về vận dụng và vận dụng cao theo Thông tư 22.

Xác định mục tiêu của bài tập hay nói cách khác xác định sản phẩm đầu ra của BT sẽ quy định các kiểu dạng BT tương ứng. Trong giai đoạn Học vần, khi ngữ liệu ĐH đƣợc xây dựng là câu và phần lớn là các đoạn kể, tả, hội thoại ngắn thì việc phân loại VB thành VB văn học và VB thông tin còn chƣa thật sự rõ ràng. Vì vậy, việc xây dựng các câu hỏi, BT ĐH theo yêu cầu cần đạt của chương trình sẽ ít nhiều gặp khó khăn. Thêm vào đó, CT GDPT tổng thể cũng nhƣ CT GDPT môn Ngữ văn 2018 đã đƣợc ban hành, yêu cầu cần đạt về ĐH đƣợc xem xét từ góc độ khác với CT 2000 nhƣng hoạt động kiểm tra, đánh giá vẫn đƣợc vận dụng theo Thông tƣ 22. Vì vậy, vận dụng cách xây dựng bài tập của tác giả Lê Phương Nga và các tác giả nghiên cứu về phương pháp khác, Thông tư 22 và dựa vào yêu cầu cần đạt của CT GDPT môn Ngữ văn 2018, để phù hợp với thực tiễn DH hiện nay, luận án đƣa ra hệ thống BT ĐH VB giai đoạn Học vần nhằm đánh giá NL ĐH của HS ở các mức độ sau:

(1) Nhận diện, tái hiện (2) Làm rõ nghĩa (3) Hồi đáp

Tương ứng với các mức độ đánh giá NL ĐH sẽ là các nhóm bài tập. Mỗi nhóm bài tập sẽ cố gắng đảm bảo việc đánh giá đƣợc các mức độ nhận thức theo Thông tƣ 22 cũng nhƣ đảm bảo các yêu cầu về ĐH nội dung, ĐH hình thức và liên hệ, so sánh, kết nối theo yêu cầu cần đạt của CT GDPT môn Ngữ văn mới. Cách hỏi đa dạng: Tăng cường đi từ loại câu hỏi đóng, loại câu hỏi tạo ra sẵn khung câu trả lời, tiến tới câu hỏi mở để có nhiều phương án trả lời khác nhau; có thể sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Các câu hỏi, BT cũng cần gợi ra được phương pháp / cách thức tổ chức hoạt động học tập cho GV và HS.

3.2.3.2. Cấu tạo của mỗi bài tập đọc hiểu

Mỗi câu hỏi, bài tập đọc hiểu có cấu tạo hai phần: phần lệnh và phần ngữ liệu.

Phần lệnh được trình bày dưới dạng một câu cầu khiến hoặc câu hỏi. Phần lệnh cho biết mục tiêu, nội dung của hoạt động. Nhiều khi phần lệnh còn cho biết thêm cả hình thức thực hiện và cách lưu giữ kết quả của hoạt động. Trong nhiều ví dụ, phần lệnh còn cho biết kết quả của HĐ được lưu lại trong vở, trong bảng nhóm hoặc trong phiếu học tập.

Phần ngữ liệu là các đơn vị ngôn ngữ - lời nói ( tiếng, từ, câu, đoạn, bài) hoặc có thể là tranh, ảnh, hình vẽ phản ánh hoặc khơi gợi nội dung (nghĩa, ý, chất liệu) của các đơn vị ngôn ngữ - lời nói mà HS cần phải sử dụng để khảo sát hoặc để suy nghĩ khi làm bài. Do tính chất đặc biệt của ngữ liệu ở giai đoạn Học vần nên phần ngữ liệu đƣợc tách ra, trình bày riêng ở mục 3.1.

3.2.3.3. Mô tả hệ thống bài tập dạy học đọc hiểu giai đoạn Học vần

Hệ thống bài tập ĐH cho HS lớp 1 giai đoạn học vần đƣợc đề xuất gồm ba nhóm bài tập: A. Bài tập nhận diện, tái hiện; B. Bài tập làm rõ nghĩa, C. Bài tập hồi đáp. Các nhóm BT này đƣợc hệ thống qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1. Các dạng bài tập DH ĐH cho HS lớp 1 giai đoạn Học vần

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU

A. BT NHẬN DIỆN, TÁI HIỆN B. BT LÀM RÕ NGHĨA C. BT HỒI ĐÁP

A.1

BT nhận diện câu, đoạn

A.3

BT phát hiện ra từ

ngữ, chi tiết

B.1.

BT giải nghĩa từ

B.2.

BT làm rõ nghĩa của

câu

B.3.

BT làm rõ ý của đoạn

B.4.

BT tìm ý của VB

B.5 BT liên hệ tranh minh họa và chi tiết

trong VB

C.2 BT kết nối

đời sống A.2

BT phát hiện đề tài vb, nhân vật, câu

quan trọng

C.1 BT liên hệ bản thân

A.1.1 BT nhận

diện câu thơ, khổ thơ

A.1.2 BT nhận diện câu văn, đoạn văn

A.3.1 BT nhận

biết từ khó

A.3.2 BT nhận

biết chi tiết

B.1.1 Giải nghĩa

bằng trực quan

B.1.

Giải nghĩa bằng định nghĩa

B.2.1 Giải nghĩa bằng ngữ cảnh

.

B.2.2 Giải nghĩa bằng đồng nghĩa, trái nghĩa

B.3.1 BT tìm câu chốt đoạn có trong

bài

B.3.2 BT tìm ý chín h của đoạn

B.4.1 BT sắp xếp lại thứ tự các sự việc

B.4.2 BT tìm câu nêu ý chính của VB

C.2.1 Liên hệ với hành động, trải nghiệm của HS B.4.3

BT phát biểu ý chính của VB

C.2.2 Rút ra bài học, đánh giá, nêu cảm xúc

C.3.1 Kết nối với trải nghiệm , hiểu biết thực tế

C.3.2 Kết nối với 1 kĩ năng sống A.2.2

BT nhận

biết nhân

vật

A.2.3 BT nhận

biết câu quan trọng A.2.1

BT ghi nhớ tên bài, nhận

diện đề tài

VB

Mỗi nhóm BT có nhiệm vụ hình thành và rèn luyện một nhóm kĩ năng ĐH.

Trong mỗi nhóm BT có các loại BT khác nhau, tên gọi của các loại BT là tên gọi một kĩ năng bộ phận của kĩ năng ĐH. Mỗi loại BT có thể gồm nhiều kiểu, dạng BT khác nhau. Trong mỗi dạng lại có các tiểu dạng BT. Mỗi tiểu dạng BT này thể hiện một thao tác của kĩ năng bộ phận. Để tiện miêu tả hệ thống BT, chúng tôi tạm dùng các từ để chỉ cấp bậc nhƣ sau: nhóm  loại  kiểu  dạng  tiểu dạng.

Về mặt hình thức, cả ba nhóm bài tập này đều có thể trình bày theo hai dạng:

dạng bài tập dùng lời và dạng bài tập phi lời.

Dạng bài tập dùng lời chỉ yêu cầu HS một phương thức hành động duy nhất là dùng lời. Nhƣợc điểm của hành động bằng lời là tại mỗi thời điểm chỉ có thể có một HS đƣợc nói, những HS không đƣợc gọi đọc và trả lời câu hỏi, làm BT thì chỉ ngồi nghe. Hành động “nghe” vốn thụ động, hơn nữa kết quả nghe đƣợc không thể hiện ra bên ngoài nên GV không kiểm soát đƣợc, HS không hoạt động tích cực, giảm hứng thú học tập. Để tăng cường hiệu quả cho dạng BT này, cần thiết phải thiết kế các lệnh có ý nghĩa tạo điều kiện để tổ chức thực hiện hoạt động DH ĐH bằng các phương pháp tích cực.

Dạng BT phi lời là dạng BT yêu cầu HS đọc và dùng các kí mã để lưu giữ lại kết quả đọc bằng các “hành động vật chất” (từ dùng của Lê Phương Nga, 1995). Dạng BT phi lời thường dùng hình thức trắc nghiệm. BT trắc nghiệm gồm các hình thức: lựa chọn, điền thế, đối chiếu, nêu câu hỏi và yêu cầu trả lời ngắn (bằng hình thức viết). BT trắc nghiệm yêu cầu HS dùng các kí hiệu chữ viết để vẽ, tô, nối, đánh dấu, khoanh tròn, viết với sự hỗ trợ của kênh hình. BT trắc nghiệm thường được biên soạn thành các phiếu BT.

Đáp ứng yêu cầu của CT GDPT môn Ngữ văn mới, các BT ĐH đƣợc biên soạn đảm bảo yêu cầu tích hợp cao với kĩ năng nghe – nói nhằm hình thành các NL và đặc biệt là các PC theo yêu cầu của chương trình. Trong quá trình biên soạn các bài tập, chúng tôi có tham khảo hệ thống bài tập đọc hiểu cho phần LTTH của lớp 1 và lớp 2,3,4,5 của các tác giả đi trước gồm Lê Phương Nga và Nguyễn Thị Hạnh.

A. Bài tập nhận diện, tái hiện

Nhóm BT này yêu cầu tính làm việc độc lập của HS chƣa cao. HS chỉ cần nhận diện, ghi nhớ, phát hiện ra và nhắc lại các từ ngữ, câu, đoạn, hình ảnh, chi tiết của văn bản. Yêu cầu về ĐH hình thức của CT GDPT mới đƣợc thể hiện khá rõ trong nhóm BT này. Nhóm BT này phản ánh cấp độ nhận thức thấp nhất, không yêu cầu HS phải sử dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề trong một tình huống cụ thể. Nhóm bài tập này có những loại bài tập sau:

A.1. Bài tập nhận diện câu, đoạn

Loại bài tập này yêu cầu HS nhận biết đƣợc dòng thơ, khổ thơ, câu văn, đoạn văn.

Loại bài tập này đƣợc dùng trong suốt giai đoạn học vần.

A.1.1. Bài tập nhận biết số dòng thơ, khổ thơ

Bài tập nhận biết số dòng thơ, khổ thơ nhằm mục đích giúp HS nhận biết số dòng, số khổ trong một đoạn/bài thơ. Từ đó có thể xác định từ cần hiểu nghĩa (nhóm bài tập B) nằm ở dòng số mấy hay câu nói lên ý của khổ thơ, bài thơ nằm ở dòng số mấy, đoạn thơ nào để chuẩn bị cho các kĩ năng bộ phận tiếp theo.

Lệnh của BT là ghi, điền hoặc những câu hỏi bao nhiêu, mấy? Mà câu trả lời là kết quả của việc đếm, xác định số câu, số dòng. Ví dụ về lệnh BT:

- Đếm số dòng của khổ thơ rồi điền số đó vào chỗ trống:

Khổ thơ có. .. dòng.

- Điền vào chỗ trống ý kiến của em:

Bài thơ có. .. khổ thơ, mỗi khổ thơ gồm. .. dòng thơ.

A.1.2. Bài tập nhận biết số câu văn, đoạn văn

BT này nhằm mục đích giúp HS nhận biết số câu trong một đoạn hoặc bài văn.

Từ đó có thể xác định từ cần hiểu nghĩa (nhóm bài tập B) nằm ở câu số mấy. Câu nói lên ý của đoạn văn, bài văn nằm ở câu số mấy, đoạn văn nào để chuẩn bị cho các kĩ năng bộ phận tiếp theo. Bài tập cũng nhằm giúp HS nhận biết đoạn chủ yếu dựa vào dấu hiệu hình thức của đoạn (đoạn nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng). Trong một số trường hợp, khi bài văn dài, có thể cho học sinh đếm số dòng của bài. Việc đếm số dòng của bài có thể giúp học sinh nhận ra đoạn văn trong bài văn có nhiều đoạn (nằm từ dòng nào đến dòng nào).

Lệnh của bài tập là ghi, điền hoặc những câu hỏi bao nhiêu, mấy? Mà câu trả lời là kết quả của việc đếm, xác định số câu, số dòng, số đoạn văn. Ví dụ:

- Ghi số vào chỗ kết thúc mỗi câu và cho biết đoạn văn có bao nhiêu câu.

- Điền số đúng vào chỗ trống: Đoạn văn có. .. dòng.

- Đọc nhẩm toàn bài rồi đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng.

- Dấu chấm xuống dòng nào trong bài là dấu hiệu ngăn cách hai đoạn của bài?

Dấu chấm xuống dòng ở dòng thứ nhất.

Dấu chấm xuống dòng ở dòng thứ ba

(Bài 13, Phụ lục 3.3. Đáp án: đánh dấu x vào ô thứ nhất) - Điền số đúng vào chỗ trống:

Bài văn có. .. đoạn, đoạn 1 có. .. câu, đoạn 2 có. .. câu.

(Hồ Gươm [10, tr.118]. Đáp án: Bài văn có 2 đoạn, đoạn 1 có 2 câu, đoạn 2 có 4 câu.) - Đoạn thứ hai bắt đầu từ dòng thứ mấy và kết thúc ở dòng số bao nhiêu? Đánh

dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng:

Bắt đầu từ dòng 1 và kết thúc ở dòng 2.

Bắt đầu từ dòng 3 và kết thúc ở dòng 5.

Bắt đầu từ dòng 6 và kết thúc ở dòng 7.

(Đầm sen [10, tr.91]. Đáp án: đánh dấu x vào ô thứ hai)

A.2. Bài tập phát hiện đề tài VB, nhận biết nhân vật, câu quan trọng

Đề tài VB là phạm vi hiện thực đƣợc phản ánh hoặc đề cập tới trong VB. HS nhận ra đƣợc đề tài VB khi trả lời đƣợc các câu hỏi: VB nói về cái gì, về việc gì, về ai?

Trong giai đoạn Học vần, loại BT này thường được triển khai dựa vào tranh minh họa để đoán đề tài VB hoặc dựa vào tên bài, tên người, tên vật, tên việc được nêu trong VB.

A.2.1. Bài tập ghi nhớ tên bài, nhận biết đề tài văn bản

Tên bài thường ngắn nhưng lại giúp chúng ta xác định được đề tài VB và phần nào đoán định được nội dung VB. Tên bài thường gắn với nội dung bài nên việc khai thác tên bài sẽ giúp chúng ta xây dựng bài tập cho HS xác định đề tài, nội dung chính của bài. Ví dụ về lệnh BT: “Bài văn có tên là gì?”, “Viết lại tên của bài thơ.”.

Loại BT phát biểu đề tài của bài thường dựa vào tranh minh họa hoặc dựa vào nhân vật, sự vật, sự việc chính đƣợc nêu trong bài. Ví dụ:

- Dựa vào tranh minh họa, cho biết đoạn văn viết về loại quả nào?

(Bài 15, Phụ lục 3.3. Đáp án: Đoạn văn viết về quả cà chua)

- Bài văn viết về loài chim nào? Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng:

a. Chim sẻ b. Chim công c. Chim bồ nông

(Chú công [10, tr.97]. Đáp án: a. Chim công.) A.2.2. Bài tập nhận biết nhân vật

Yêu cầu HS nhận diện đƣợc nhân vật trong bài cần đƣợc thực hiện ngay từ giai đoạn đầu Học vần. Ví dụ:

- Bài đọc có những nhân vật nào?

(Bài 30, Phụ lục 3.3. Đáp án: Bài đọc có hai nhân vật: Cò và Vạc.) - Gạch dưới tên các nhân vật có trong bài.

(Bài 18, Phụ lục 3.3. Đáp án: phú ông, chàng Lực, chàng Hƣng) - Con gì kêu, báo hiệu mùa vải thiều đã về?

(Đáp án: con tu hú) [9, tr.85]

- Ai là bạn thân của bé? Viết tiếp câu trả lời vào chỗ trống:

Bạn thân của bé là. ...

(Đáp án: Bạn thân của bé là bạn Lê.) [9, tr.93]

- Câu số 3 là lời của ai?

(Mưu chú Sẻ [10, tr.70]. Đáp án: Lời của Sẻ)

A.2.3. Bài tập nhận biết câu quan trọng

Câu quan trọng là những câu nói lên nội dung, ý nghĩa của bài, giúp HS rút ra bài học hay lời khuyên từ bài đọc. Ví dụ:

- Tìm và gạch dưới lời mẹ dặn bạn Mạnh trong bài.

(Đáp án: Mạnh à, nhớ giữ sách vở sạch sẽ. Tránh làm rách nhé!) - Câu nào cho thấy cảnh vật thay đổi sau trận mƣa rào?

(Sau cơn mưa [10, tr.124]. Đáp án: “Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi.”) - Tìm và chép lại câu văn nói đƣợc ý chung của toàn bài.

(Trường em [10, tr.46]. Đáp án: “Em rất yêu ngôi trường của em.”) A.3. Bài tập phát hiện ra những từ ngữ, chi tiết quan trọng của bài

Loại bài tập này chia ra hai kiểu: bài tập yêu cầu HS chỉ ra các từ mới hoặc các từ HS không hiểu nghĩa trong bài; bài tập yêu cầu HS phát hiện ra những từ ngữ, chi tiết quan trọng, hình ảnh đẹp của bài.

Lệnh của bài tập là tìm, gạch dưới, ghi lại hoặc những câu hỏi như Ai? Gì?

Nào? mà câu trả lời có sẵn, hiện rõ trên ngôn từ của văn bản.

A.3.1. Bài tập nhận biết từ khó

Lệnh của bài tập này là gạch dưới, ghi lại, điền, viết... hoặc do GV hỏi trực tiếp.

Với những từ HS nghe thấy, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày nhƣng chƣa thật sự rõ ràng về nghĩa, bài tập có thể là:

- Điền chữ số thích hợp vào từng chỗ trống sau:

Từ mách ở câu văn số...

Từ sạch sẽ ở câu văn số...

(Bài 4, Phụ lục 3.3. Đáp án: Từ mách ở câu số 1. Từ sạch sẽ ở câu số 3.) Với những từ còn xa lạ, khó hiểu, bài tập có thể là:

- Gạch dưới từ miêu tả buổi trưa trong bài.

(Đáp án: oi ả) [9, tr.77].

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn học vần theo định hướng phát triển năng lực người học (Trang 109 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)