Cách thức và tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn học vần theo định hướng phát triển năng lực người học (Trang 146 - 150)

CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.3. Cách thức và tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm

Hình thành, phát triển NL ĐH cho HS là một quá trình liên tục và lâu dài đặc biệt với HS lớp 1 giai đoạn Học vần. Việc đánh giá quá trình ấy cũng hết sức phức tạp.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án và điều kiện hiện có, chúng tôi đã cố gắng đến mức tối đa để có đƣợc những kết quả kiểm chứng ở một mức độ nhất định. Sau mỗi bài DHTN, chúng tôi đều đánh giá kết quả ở hai nội dung: Đánh giá về mặt định tính và đánh giá về mặt định lƣợng.

4.3.1. Cách thức và tiêu chí đánh giá về mặt định tính

Chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả TN sƣ phạm bằng quan sát trực tiếp mức độ tích cực, hứng thú và hiểu bài của HS trong giờ học.

4.3.2. Cách thức và tiêu chí đánh giá về mặt định lượng

Một là, thiết kế một bài kiểm tra để HS thực hiện sau giờ học. Bài kiểm tra được xây dựng với một VB mới tương đồng về thể loại, số chữ với VB đã được học trong tiết DHTN.

Hai là, phiếu đánh giá bài làm của HS dựa trên mức độ đạt đƣợc của từng câu hỏi.

Do phạm vi của luận án, chúng tôi chỉ trình bày nội dung bài kiểm tra, phiếu đánh giá bài kiểm tra theo tiêu chí dành cho HS sau giờ học TN với bài đọc Cua và rùa (bài học: ua ƣa) trong các bảng 4.1, 4.2, 4.3, 4.4. Bài kiểm tra, phiếu đánh giá câu trả lời trong bài kiểm tra sau giờ học TN với hai bài học còn lại đƣợc trình bày tại các phụ lục 4.2, 4.3, 4.4, 4.6, 4.7, 4.8.

Nội dung bài kiểm tra ĐH được xây dựng theo hướng dẫn của Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT. Theo đó, Đề kiểm tra cần phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển NL, gồm các câu hỏi, BT được thiết kế theo các mức như sau:

- Mức 1 (M1): nhận biết, nhắc lại đƣợc kiến thức, kĩ năng đã học;

- Mức 2 (M2): hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích đƣợc kiến thức theo cách hiểu của cá nhân;

- Mức 3 (M3): biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống;

- Mức 4 (M4): vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đƣa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.

Do HS chƣa đọc đƣợc các lệnh của các câu hỏi, BT nên HS chỉ có thể tự làm đƣợc câu 1 của đề kiểm tra. Các câu 2, 3, 4 do GV trực tiếp hỏi HS và ghi câu trả lời vào của các em vào bài. Để làm đƣợc việc này với tất cả HS trong lớp TN, chúng tôi phải huy động thêm các GV khác cùng khối hỗ trợ và giúp đỡ GV dạy TN.

Bảng 4.1. Nội dung bài kiểm tra sau giờ học ĐH văn bản “Cua và rùa”

BÀI KIỂM TRA SỐ 1 Thời gian làm bài: 10 phút

Gà tía và thỏ

Nhà thỏ ở kề nhà gà tía. Gà tía bẻ ngô, chia cho thỏ. Thỏ tỉa lá khô để ở ổ cho gà tía.

(?)

1. (M1) Nối: a. Ai?

tỉa lá khô

bẻ ngô

b. Làm gì?

Gà tía để lá khô ở ổ cho gà tía

Thỏ cho thỏ ngô

2. (M2) GV hỏi: “Từ “kề”ở câu thứ mấy? Từ “kề”có thể đƣợc thay bằng từ nào?”

HS trả lời, GV ghi đáp án:

...

3. (M3) GV hỏi: “Gà tía và thỏ là những người bạn như thế nào?”. HS trả lời, GV ghi đáp án:

...

4. (M4) GV hỏi: “Em có thể làm những việc gì để giúp đỡ bạn?” HS trả lời, GV ghi đáp án:

...

GV lưu ý: Thời gian của mỗi câu GV hỏi, HS trả lời là 60 giây.

Bảng 4.2. Phiếu đánh giá mức độ đạt được của từng câu trả lời trong bài kiểm tra Phiếu đánh giá mức độ đạt đƣợc của bài kiểm tra ĐH đƣợc xây dựng theo hướng dẫn của Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT.

Câu Mức độ

Chƣa đạt Đạt Tốt

1 (M1)

Không dựa vào từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong bài để kết nối thông tin, nối sai.

Biết dựa vào từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong bài để nối. Nối chƣa chính xác 1 trong 2 đáp án.

Biết dựa vào từ ngữ, hình ảnh, chi tiết trong bài để nối. Nối đúng cả hai đáp án.

2 (M2)

Không biết dựa vào ngữ cảnh, suy luận để cắt

Biết dựa vào ngữ cảnh, suy luận để cắt nghĩa từ. Tìm

Biết dựa vào ngữ cảnh, suy luận để cắt

nghĩa từ. Không trả lời đƣợc.

đƣợc 1 từ đồng nghĩa với từ “kề”.

nghĩa từ. Tìm đƣợc 2 từ đồng nghĩa với từ

“kề”.

3 (M3)

Không nhận xét đƣợc về hai người bạn thỏ và gà tía.

Nhận xét đƣợc về thỏ và gà tía với 1 trong các ý sau: thỏ và gà tía là hai người bạn tốt/ yêu quý nhau/ biết chia sẻ cùng nhau/ yêu thương nhau/

chơi với nhau vui vẻ…

Ngoài yêu cầu đạt đƣợc ở mức Đạt còn lí giải/ nói thêm đƣợc các biểu hiện/

giải thích đƣợc lí do đƣa ra nhận xét. Ví dụ: thỏ và gà tía là hai người bạn tốt, biết chia sẻ cùng nhau. Thỏ đã tỉa lá khô để vào ổ cho gà tía. Gà tía chia ngô cho thỏ.

4 (M4)

Không vận dụng đƣợc bài học rút ra từ văn bản.

Không trả lời đƣợc câu hỏi.

Vận dụng đƣợc ý nghĩa, bài học rút ra từ văn bản để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Trả lời đƣợc 1 việc có thể làm để giúp đỡ bạn, chƣa nêu đƣợc hoàn cảnh giúp đỡ.

Ví dụ: Em giúp bạn buộc tóc.

Ngoài yêu cầu đạt đƣợc ở mức Đạt còn nói rõ thêm đƣợc hoàn cảnh giúp đỡ bạn. Ví dụ: Khi tóc bạn bị tuột dây buộc, em giúp bạn buộc lại.

Bảng 4.3. Tiêu chí đánh giá bài kiểm tra theo mức độ đạt được của các câu trả lời Loại Mức độ đạt đƣợc của các câu trả lời

Trên chuẩn (> 8 điểm)

Tất cả các câu đều ở mức đạt trở lên và có câu 3 hoặc câu 4 ở mức tốt.

Đạt chuẩn (5 – 8 điểm)

Tất cả các câu đều ở mức đạt trở lên, có tối đa 2 câu ở mức không đạt.

Dưới chuẩn (<5 điểm)

Ít hơn 2 câu ở mức đạt trở lên.

Đáp án bài kiểm tra theo điểm:

Câu 1: 4 điểm (câu 1a. 2 điểm; câu 1b. 2 điểm)

Câu 2: 2 điểm (Ý 1 – 1 điểm: từ “kề” ở câu thứ nhất; Ý 2 – 1 điểm (điểm tối đa dành cho mức Tốt))

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn học vần theo định hướng phát triển năng lực người học (Trang 146 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)