CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 1 GIAI ĐOẠN HỌC VẦN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC
3.1. Nguyên tắc dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn Học vần theo định hướng phát triển năng lực của người học
3.2.4. Thực hiện các bài tập bằng các phương pháp dạy học tích cực, gây hứng thú
trò chơi, đóng vai, hoạt cảnh hóa.
3.2.4.1. Trò chơi
Ngay từ bậc học mầm non, các em đã đƣợc tham gia vào nhiều trò chơi để làm quen với nền nếp sinh hoạt tập thể, tìm hiểu về thiên nhiên, cuộc sống quanh em, khám phá cơ thể người, biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân,… Vì vậy, trò chơi đã rất quen thuộc với HS. Bước vào lớp 1, ngay từ giai đoạn đầu của Học vần, trò chơi được sử
dụng trong hoạt động tập hiệu quả sẽ giúp HS làm quen với môi trường học tập nhanh hơn, bớt đi nhiều bỡ ngỡ trong việc học đọc.
Theo cách thức tổ chức, trò chơi trong DH ĐH giai đoạn Học vần có thể chia thành 2 loại: trò chơi thông qua các bài tập và trò chơi thông qua vận động.
Trò chơi thông qua các bài tập
Trò chơi thông qua các BT có các dạng sau: BT tìm hiểu nghĩa từ, hiểu nghĩa câu, chi tiết trong VB; câu đố.
* Bài tập tìm hiểu nghĩa của từ, hiểu nghĩa chi tiết trong VB
BT dạng C.1 liên hệ chi tiết trong mục 3.2.3 có thể tổ chức dưới hình thức trò chơi học tập “Ai hiểu nhanh hơn?”. Cách thức tiến hành nhƣ sau: GV xếp các tranh vẽ có nội dung liên quan đến các chi tiết trong VB lên bảng. HS chia thành 2 đội, các đội sẽ chọn các thẻ từ có viết sẵn các đáp án phù hợp gắn vào dưới mỗi tranh. Đội nào làm đúng, làm nhanh hơn sẽ là đội thắng cuộc.
* Câu đố:
- Câu đố trong hoạt động kết nối sau bài đọc. Ví dụ: hoạt động cuối của bài đọc Đàn nhện con (Bài 12, Phụ lục 3.3) có thể là câu đố:
Con gì nhả tơ Dệt thành vải lụa?
(Đáp án: con tằm)
Các bài tập này có thể trở thành trò chơi mang tính tương tác xã hội cao nếu GV tổ chức cho HS sưu tầm hoặc sáng tác câu đố để đố lẫn nhau. Ví dụ: khi hướng dẫn HS đọc hiểu bài Con gì? (Bài 21, phụ lục 3.3), GV có thể hướng dẫn HS trao đáp:
- Bạn hãy nêu một câu đố về con vật?
Trò chơi thông qua vận động
Bên cạnh khả năng triển khai một số bài tập ĐH từ, ĐH VB dưới hình thức trò chơi như trên, GV còn có thể tổ chức một số trò chơi vận động để tăng cường hứng thú và NL ĐH cho HS. Dưới đây là một số trò chơi như vậy:
Trò chơi “Đi tìm nhân vật”
Mục đích: Ôn lại đặc điểm các nhân vật trong những bài tập đọc đã học
Cách chơi:
- Người chơi đứng hàng dọc hoặc ngồi vòng tròn thành 2 đội.
- Quản trò là một nhóm 3-5 HS: trao đổi, thống nhất đặt một số câu hỏi về các nhân vật trong các bài đã học. Nhóm quản trò thay nhau làm MC (người dẫn chương trình) và làm trọng tài ghi điểm: trả lời đúng đáp án được thưởng tràng pháo tay của đội quản trò và 1 bông hoa thưởng, sai được 0 bông hoa thưởng. Các câu hỏi được đưa ra liên tục, các đội trả lời bằng cách giơ tay hoặc đứng ra phía trước, đội nào giơ tay trước hoặc đứng ra phía trước trước được quyền trả lời, mỗi đội được trả lời 1 lần, đội nào
trả lời đúng được tặng hoa thưởng, đội nào trả lời sai mất quyền trả lời ở câu hỏi đó.
Quyền trả lời đƣợc chuyển cho đội còn lại. Nếu hai đội không trả lời đƣợc, câu hỏi sẽ đƣợc vòng lại 1 lần khi hai đội đã trả lời hết các câu hỏi đƣa ra.
- MC mời hai đội sẵn sàng vào cuộc chơi. Hoa thưởng cho câu trả lời đúng sẽ được xếp trước mỗi đội.
Một số câu hỏi gợi ý cho các bài soạn mới đã nêu trong các biện pháp ở mục 3.2.2, 3.2.3:
- Mẹ dặn ai nhớ giữ sách vở sạch sẽ? (Bài 4, Phụ lục 3.3. Đáp án: Mẹ dặn Mạnh) - Cô giáo nào dạy các bạn Sáo, Chào Mào, Vạc gõ phách? (Bài 9, Phụ lục 3.3. Đáp án:
cô giáo Vàng Anh)
- Nhân vật nào đan cho Én cái tổ bằng len? (Bài 10, Phụ lục 3.3. Đáp án: Bé Hạnh) - Con vật nào có tính cần mẫn, kiên trì? (Bài 13, Phụ lục 3.3. Đáp án: con Kiến) - Nhân vật nào có tên là “hiệp sĩ”? (Bài 16, Phụ lục 3.3. Đáp án: Bọ Ngựa)
- Nhân vật nào bảo vệ Ễnh Ƣơng hỏi bị bắt nạt? (Bài 19, Phụ lục 3.3. Đáp án: Ếch) - Nhân vật nào có tính sốt ruột khiến việc trồng củ cải không thành công? (Bài 25, Phụ lục 3.3. Đáp án: Dê Con)
Trò chơi “Ai thông minh?”
Mục đích: Đọc tranh vẽ, kể lại đƣợc câu chuyện.
Cách chơi:
- Cả lớp ngồi thành 2 đội. GV đứng phía trước, làm chủ trò, đưa tranh ra, nêu câu hỏi cho 2 đội và ném bóng cho đội 1.
- HS (đội 1) nhận bóng sẽ trả lời câu hỏi, nếu trả lời được thì được thưởng một bông hoa cho đội mình và đƣợc quyền ném tiếp cho bạn khác trong đội, HS nhận bóng sẽ dựa vào tranh do GV đƣa ra nêu câu hỏi tiếp theo, nếu câu hỏi đúng diễn biến câu chuyện, đúng nội dung tranh thì cả đội sẽ được thưởng tiếp hoa và ném bóng sang đội 2, đội 2 lặp lại cách chơi của đội 1, nếu câu hỏi chƣa đúng diễn biến câu chuyện và nội dung tranh thì mất quyền ném bóng, bóng đƣợc trả về cho GV. GV làm lại từ đầu với bức tranh tiếp theo.
- Đội thắng cuộc là đội có nhiều hoa thưởng.
Một số câu hỏi ĐH dành cho việc đọc hiểu truyện tranh không lời “Quạ trồng đậu”. Đây là một hình thức đọc VB đa phương thức (đọc truyện tranh không lời).
Tranh 1: Quạ nhặt đƣợc cái gì?
Tranh 2: Quạ làm gì với những hạt đậu Tranh 3: Những hạt đậu thế nào?
Tranh 4: Cuối cùng, những cây đậu thế nào?
Quạ cảm thấy thế nào?
HS có thể cho ra nhiều đáp án khác nhau. Mức độ đơn giản nhất có thể là:
1. Quạ nhặt đƣợc những hạt đậu.
2. Quạ vùi những hạt đậu xuống đất.
3. Hạt đậu mọc thành cây.
4. Những cây đậu mọc ra rất nhiều quả.
Quạ cảm thấy rất vui.
3.2.4.2. Đóng vai
Đóng vai là đặt mình vào vị trí của một nhân vật giao tiếp nhất định trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định để nói năng, hành xử phù hợp với tính cách của nhân vật trong hoàn cảnh ấy. Đóng vai có vai trò rất quan trọng để rèn các kĩ năng sử dụng tiếng Việt thông qua việc tổ chức cho HS tiến hành các hoạt động giao tiếp nghe – nói, hỏi – đáp.
Vận dụng phương pháp này, các bài tập ĐH giai đoạn Học vần được xây dựng thành các tình huống giao tiếp gần gũi, thiết thực với các em HS. HS nhận vai giao tiếp để “diễn xuất” theo vốn hiểu biết của bản thân nhằm giải quyết các tình huống đó.
Các em trở thành nhân vật giao tiếp thể hiện những tình cảm, những hành vi lời nói theo tình huống đặt ra. HS sẽ vận dụng những hiểu biết về văn bản, đƣợc trau dồi trí
tưởng tượng, được trải nghiệm, thể hiện ngữ điệu, cử chỉ, hành động khi vào vai nhân vật. Từ đó thể hiện đƣợc những liên hệ, kết nối phù hợp với nhiệm vụ hồi đáp VB.
Ví dụ:
Sau bài đọc Chia quà (Bài 7, Phụ lục 3.3), có tình huống giao tiếp đơn giản, quen thuộc sau: - Khi bố cho quà, bạn sẽ nói gì? Muốn thực hiện tình huống giao tiếp này, HS suy nghĩ, lựa chọn lời nói. Đây là tình huống đơn giản HS chỉ thực hiện một lớp kịch ngắn, chỉ thực hiện một lƣợt lời đáp. Đáp án có thể là: - Con cảm ơn bố!/ Món quà đẹp quá. Con cảm ơn bố ạ!/ Oa, đúng món quà con thích. Con cảm ơn bố ạ!
Có thể đưa HS vào một tình huống phức tạp hơn khi phải cùng tương tác với bạn nhƣ tình huống sau khi đọc bài Chớ để mẹ lo (Bài 8, Phụ lục 3.3): Đóng vai Thằn Lằn mẹ để nói lời dặn và Thằn Lằn nhí để nói lời đáp lại. Tình huống này yêu cầu HS phải tương tác nhóm đôi với bạn. Một HS đóng vai mẹ, nói lời dặn đã có ở cuối văn bản đọc: - Nhí chớ để mẹ lo nhé!. Một HS đóng vai Thằn Lằn nhí, suy nghĩ, lựa chọn lời đáp lại. Dựa vào toàn bộ văn bản, HS có thể nêu ra các đáp án là: Vâng, con sẽ nghe lời mẹ dặn ạ!/ Con biết lỗi rồi. Lần sau con sẽ vâng lời mẹ ạ!...
Tình huống phức tạp hơn nữa là HS tự nghĩ ra toàn bộ lời thoại khi tương tác cùng bạn. Sau khi đọc xong bài Đố quả (Bài 8, Phụ lục 3.3), GV có thể đƣa ra tình huống: Hãy đóng vai Tí và chị để tiếp tục đố về các loại quả. Tình huống này yêu cầu HS phải tương tác nhóm đôi với bạn. Một HS đóng vai chị, một HS đóng vai Tí để đố và trả lời về các loại quả. Dựa vào các mẫu lời nói có trong bài, HS có thể nhập vai và diễn xuất tương tự. Đáp án có thể là:
Chị: - Đố Tí, quả gì nho nhỏ, khi chín màu đỏ, vị lại chua chua?
Tí: - A, quả nhót.
Tí: - Đố chị, quả gì ruột mềm, vỏ có màu nâu, ăn vào ngọt lịm?
Chị: - Chị biết rồi, quả hồng xiêm.
Để cho việc hội thoại diễn ra tự nhiên, GV chỉ cần thống nhất với HS các yếu tố chi phối cuộc thoại đã quy định trong đề bài. Còn các hoạt động hội thoại, quá trình hội thoại diễn ra nhƣ thế nào thì để các nhân vật giao tiếp (do HS đóng vai) tự sáng tạo. Sau đó, cả lớp nhận xét, đánh giá, đồng thời đề xuất cách khắc phục. Nhờ đó, các em tích lũy thêm đƣợc vốn từ, vốn sống, vốn kinh nghiệm, thể hiện đƣợc việc hồi đáp văn bản, hình thành NL ĐH một cách tốt nhất.
3.2.4.3. Kịch hóa
Với HS lớp 1, kịch hóa nghĩa là thể hiện lại VB đọc (thường là một văn bản tự sự ngắn có có đối thoại) dưới hình thức hành động kết hợp với lời nói. Phương pháp này tạo hứng thú cho HS bởi: HS đƣợc vận động, HS đƣợc thực sự trải nghiệm thông qua việc đóng vai các nhân vật; HS được tương tác với các HS khác và được thể hiện bản thân.
Với phương pháp “kịch hóa”, HS sẽ hào hứng tham gia diễn kịch hơn nếu được GV chuẩn bị hoặc hướng dẫn chuẩn bị đạo cụ để diễn. Các đạo cụ biểu diễn không chỉ tạo hứng thú cho HS tham gia diễn kịch mà còn có sức thu hút đặc biệt với thị giác của người xem. Các HS không biểu diễn sẽ tập trung, chú ý vào phần diễn kịch của các bạn.
Phương pháp này có thể được thực hiện trong quá trình đọc VB, sau khi đọc thành tiếng và trước khi tìm hiểu bài hoặc cũng có thể được tiến hành sau quá trình đọc văn bản.
Ví dụ: Thực hiện phương pháp kịch hóa trong quá trình đọc văn bản “Vì sao?”
(Bài 14, Phụ lục 3.3) - HS đọc thầm VB.
- Đại diện một HS đọc to VB.
- GV chia nhóm.
- HS thảo luận nhóm, phân vai, đọc theo vai và diễn lại câu chuyện trong nhóm.
- GV mời một vài nhóm diễn lại câu chuyện.
- Sau phần diễn của HS, GV đặt ra các câu hỏi để HS thực hiện hoạt động ĐH VB:
+ Da Tí có đặc điểm gì? (Da Tí đen nhẻm, chả đẹp.)
+ Theo Tí, vì sao da bị đen? (Vì bố cho Tí ăn kem sô-cô-la.) + Theo mẹ Tí, vì sao da Tí bị đen? (Vì Tí chả chịu che mũ.) + Mẹ nhận xét nhƣ thế nào về Tí? (Mẹ bảo Tí “lém”.)
+ Em hiểu từ “lém” có nghĩa như thế nào? (“Lém”có nghĩa như hài hước/ lém lỉnh/ là cách nói đáng yêu… Nếu HS không giải nghĩa đƣợc thì GV giải nghĩa cho HS.)
+ Em nhận xét gì về Tí? (Tí rất hồn nhiên/đáng yêu/tinh nghịch giống em…)
Trong dạy học đa phương thức, dạy HS đọc truyện tranh không lời cũng là một trong những cách thức để bước đầu hình thành NL ĐH cho các em. Đọc truyện tranh không lời tạo ra nhiều cơ hội cho các em dự đoán, trải nghiệm, chia sẻ những suy nghĩ, tưởng tượng, liên tưởng, kết nối của mình thông qua nội dung các bức tranh. Ngoài hình thức đọc truyện tranh dưới hình thức trò chơi như đã nêu ở trên thì kịch hóa cũng là một phương pháp tạo nhiều hứng thú, phù hợp với mục đích phát triển NL ĐH cho HS.
Ví dụ: Kịch hóa câu chuyện “Tình bạn giữa Mèo Con và Rùa Con” (Bài 42, Phụ lục 3.3)
- HS quan sát tranh và dự đoán về nội dung các bức tranh.
- GV đặt ra các câu hỏi gợi ý để giúp HS đọc đƣợc nội dung từng bức tranh:
Tranh 1:
+ Rùa bị làm sao? (Trả lời: Rùa bị trƣợt chân, ngã lăn xuống bờ sông và bị lật ngửa.) + Rùa kêu cứu nhƣ thế nào? (Trả lời: Rùa kêu: “Cứu tôi với!”)
Tranh 2:
+ Mèo đã làm gì? (Trả lời: Mèo chạy đến, giúp Rùa lật mình lại.) + Rùa đã nói gì với Mèo? (Trả lời: Cảm ơn bạn. Mình sẽ luôn nhớ ơn.)
Tranh 3:
+ Chuyện gì đã xảy ra với Mèo?/ Mèo bị làm sao? Mèo đã nói gì (Trả lời: Mèo trèo cây, đuổi theo con chuột và bị ngã xuống sông. Mèo đã kêu: “Cứu tôi với!”)
Tranh 4:
+ Rùa đã làm gì giúp Mèo? (Trả lời: Rùa đỡ Mèo trên lƣng và nói: “Để mình cõng cậu lên bờ.”)
- HS thảo luận theo nhóm, phân vai và diễn lại câu chuyện.
- Một số nhóm lên diễn lại câu chuyện.
- Sau phần diễn, GV đƣa ra một số câu hỏi để HS rèn kĩ năng ĐH VB:
Câu 1: Chuyện gì đã xảy ra với Rùa?
Câu 2: Ai đã giúp Rùa xoay mình trở lại?
Câu 3: Chuyện gì đã xảy ra với Thỏ?
Câu 4: Ai đã giúp Thỏ thoát nạn?
Câu 5: Qua câu chuyện này, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 6: Em đã từng làm gì để giúp đỡ bạn bè?