CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 1 GIAI ĐOẠN HỌC VẦN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC
3.1. Nguyên tắc dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn Học vần theo định hướng phát triển năng lực của người học
3.2.1. Đẩy nhanh quá trình học đọc thành tiếng
CT GDPT môn Ngữ văn mới (2018) đƣa ra mục tiêu dành cho lớp 1 có nhiều điểm mới, phát triển hơn so với CT GDPT cấp Tiểu học (2006). Yêu cầu ở tất cả các kĩ năng ngôn ngữ đều cao hơn, hướng mạnh đến phát triển năng lực học sinh. Theo đó, các yêu cầu về đọc đặc biệt là đọc hiểu, viết (đặc biệt là viết ý tưởng) nói và nghe được mô tả kĩ. Để đạt đƣợc mục tiêu mới, việc đẩy nhanh quá trình học đọc thành tiếng trở thành một yêu cầu bắt buộc. Đây cũng là một thách thức cho các tác giả biên soạn sách giáo khoa mới.
Như đã xác định ở chương 2, thành tố đầu tiên và vô cùng quan trọng của NL ĐH của HS lớp 1 giai đoạn Học vần là khả năng giải mã kí tự. Giải mã kí tự đôi khi tạo ra “cửa ải lớp Một” với HS đặc biệt là HS vùng có điều kiện kinh tế khó khăn,
vùng có nhiều HS là người dân tộc thiểu số. Dạy giải mã kí tự (đọc kĩ thuật) trong một thời gian dài sẽ hạn chế việc hình thành NL ĐH cho người học. Muốn hình thành NL ĐH cho HS lớp 1 giai đoạn Học vần cần phải bắt đầu từ việc đề ra biện pháp góp phần giúp HS có thể có cách học để nhanh chóng bước qua giai đoạn học giải mã kí tự.
Hiện nay, giai đoạn học Vần trong các sách Tiếng Việt 1 tương đối dài. Sách Tiếng Việt 1 CT 2006 dạy học vần trong 23 tuần, sách Tiếng Việt 1 CNGD dạy học vần trong 26 tuần. Suốt thời gian học vần, các sách đều chƣa chú ý đến nội dung ĐH VB.
Thực tế cho thấy, các VB dạy đọc trong sách Tiếng Việt 1 CT 2006 quá ngắn (đến hết tuần 23, văn bản dài nhất là 28 chữ) [10, tr.21]. Dung lƣợng chữ để luyện đọc ít nhƣ vậy ít nhiều ảnh hưởng đến việc thúc đẩy học sinh đọc nhanh. Trái với sách Tiếng Việt 1 CT 2000, VB dạy đọc trong sách Tiếng Việt 1 CNGD lại quá dài, VB dài nhất là 145 chữ [12, tr.135]. Luyện đọc theo sách CNGD, HS đƣợc lợi là việc đọc thành tiếng đƣợc rèn luyện nhiều nhƣng HS không còn thời gian để hình thành và phát triển các kĩ năng khác.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Ngày xƣa đi học biết chữ nho còn hàng mười năm mới đọc được chứ nay chữ quốc ngữ chỉ ba tháng (…)” [74, tr.281]. Học chữ cái, các tổ hợp chữ cái, các dấu thanh và học cách đánh vần là toàn bộ nội dung và phương pháp dạy đọc nhằm đẩy nhanh đọc thành tiếng. Làm sao bằng cách nhanh nhất, dễ dàng nhất, nhà trường trao cho các em bộ chữ Quốc ngữ để các em có thể giao tiếp bằng kênh chữ một cách thành thạo nhất. Nếu giảm bớt đƣợc thời gian học đánh vần, cho HS đọc thẳng thì HS sẽ đọc nhanh hơn và có nhiều điều kiện hình thành NL ĐH cho các em.
Việc thiết kế các tài liệu dạy học nhằm đẩy nhanh giai đoạn đọc thành tiếng đã đƣợc Hoàng Xuân Hãn cùng các cộng sự của mình thực hiện từ những năm 40 của thế kỉ trước qua việc biên soạn cuốn Vần Quốc – ngữ dạy theo phương pháp mới [33] giúp hàng chục vạn người thoát nạn mù chữ nhanh chóng, dễ dàng chỉ sau 42 bài học. Sau này, Nguyễn Văn Trinh với Phương pháp dạy 25 buổi biết đọc biết viết [109] và các tác giả soạn tập Tập vần tráng niên [85]… đã tiếp tục soạn sách theo hướng này cho phong trào “Bình dân học vụ” những năm sau giải phóng miền Nam, sau khoảng 25 buổi học, học viên đã biết đọc, biết viết. Các tác giả này quan tâm đến cách đánh vần hơn là dạy tổng số vần nên họ chỉ cho HS học các chữ cái và học một số vần để biết cách đánh vần, từ đó vận dụng vào các vần tương tự. Mục tiêu biên soạn sách của các tác giả này tập trung vào việc giúp người học đọc thông viết thạo, chưa đặt ra yêu cầu về đọc hiểu.
Việc rút ngắn thời gian học đọc thành tiếng sẽ nhanh chóng tạo ra thành công sớm để HS hứng thú và có cơ sở học tiếp, hình thành vững chắc các năng lực khác đặc biệt là năng lực ĐH.
3.2.1.1. Thiết kế tuần học làm quen
Kết thúc bậc học mầm non, HS đã đạt chuẩn đầu ra của chương trình: “Nhận dạng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt; tập tô, tập đồ các nét chữ; sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của mình; làm quen với cách đọc và viết tiếng Việt…”[2].
Trước đó, từ năm 2010, ộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi ghi rõ: “Chỉ số 91. Nhận dạng đƣợc chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.” [1]
Việc thiết kế cho HS học tuần tự từ 1 đến 2 âm trong mỗi bài nhƣ các sách hiện nay sẽ không tận dụng đƣợc kết quả ở bậc mẫu giáo của các em, thậm chí gây nhàm chán và lãng phí thời gian, hạn chế sự phát triển năng lực của HS. HS chỉ cần một tuần đệm để nhớ, hình dung, ôn tập bảng chữ cái và các nét chữ đã đƣợc học ở mẫu giáo, sẵn sàng cho việc học phần âm. Chúng tôi thiết kế tuần học Làm quen gồm 5 bài học nhƣ sau:
Bảng 3.1. Bài học phần Làm quen
Bài Tên bài Nội dung đọc Nội dung tô, viết
Bài 1 a, b, c, d, đ, e, ê Nhận biết, đọc đúng các chữ a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê in thường và các chữ A, B, C, D, Đ, E, Ê in hoa.
Nét: thẳng, ngang, xiên trái, xiên phải
Bài 2 g, h, i, k, l, m Nhận biết, đọc đúng các chữ g, h, i, k, l, m in thường và các chữ G, H, I, K, L, M in hoa.
Nét: móc ngƣợc, móc xuôi, hai đầu
Bài 3 n, o, ô, ơ, p, q, r Nhận biết, đọc đúng các chữ n, o, ô, ơ, p, q, r in thường và các chữ N, O, Ô, Ơ, P, Q, R in hoa.
Nét: cong trái, cong phải, cong kín
Bài 4 s, t, u, ƣ, v, x, y Nhận biết, đọc đúng các chữ s, t, u, ư, v, x, y in thường và các chữ S, T, U, Ƣ, V, X, Y in hoa.
Nét: khuyết trên, khuyết dưới Bài 5 Ôn tập Đọc đúng các chữ cái in thường
và in hoa đã học.
Nét: thắt trên, thắt giữa
Kết thúc tuần Làm quen, HS nhận diện, đọc đƣợc 29 chữ cái đơn, viết đƣợc 14 nét cơ bản và dấu thanh. Để phù hợp với tâm lí lứa tuổi, phần học này cần sử dụng nhiều bài tập thú vị giúp HS nhanh nhớ mặt chữ cái. Để làm đƣợc các bài tập, HS phải huy động nhiều giác quan, sử dụng nhiều đồ dùng học tập (bộ chữ cái, dùng dây mềm để tạo hình chữ cái…), tạo hình cơ thể mô phỏng chữ cái đang học. Nhờ vậy, khả năng ghi nhớ chữ cái, nét chữ của HS tốt hơn.
Ví dụ: Bài 2 – g, h, i, k, l, m đƣợc thiết kế gồm 4 bài tập nhƣ sau:
Bài tập 1: Tìm các chữ cái g, h, i, k, l, m
Để thực hiện bài tập này, HS cần làm hai nhiệm vụ: Đọc các chữ cái g, h, i, k, l, m; tìm các đồ vật trong tranh có hình dáng giống các chữ cái g, h, i, k, l, m
Đáp án: chữ g – cái móc áo, chữ h – cái ghế, chữ i – ngọn nến, chữ k – cái rèm cửa, chữ l – cái gối ôm, chữ m – hình hai trái núi trong tranh treo tường.
Bài tập 2: Xếp chữ in thường và chữ in hoa theo cặp.
Bài tập này yêu cầu các em tìm và đọc các chữ cái in thường ghép tương ứng với chữ cái in hoa để ghi nhớ mặt chữ.
Bài tập 3: Tạo hình cơ thể cho các chữ in hoa G, H, I, K, L, M
Bài tập này yêu cầu các em tạo hình chữ cái. HS có thể tạo hình chữ cái một mình hoặc tạo với bạn theo nhóm đôi hay nhóm lớn hơn. HS cũng có thể tạo hình chữ cái bằng những cách khác (dùng que tính, dùng đồ vật tái chế, dùng dây mềm...) tùy theo sáng tạo của các em.
3.2.1.2. Tăng số lƣợng âm trong mỗi bài học
Hiện nay, các sách Tiếng Việt lớp 1 đều thiết kế mỗi bài giai đoạn Học vần học từ 1-2 âm, vần mới. Nội dung dạy học này sẽ trở lên bất cập nếu HS đã trải qua tuần học Làm quen nhƣ trình bày trong mục 3.2.1.1. Để phát huy NL tiếp thu cũng nhƣ phát triển tƣ duy của HS, đẩy nhanh giai đoạn học đọc thành tiếng, nhịp độ học cần tăng lên. Dạy học phần âm theo nhóm bài là một giải pháp.
Trong phần học âm, việc nhóm các âm vào cùng một bài học đƣợc thực hiện dựa theo cấu tạo chữ viết, ưu tiên xếp cùng một bài những chữ có nét viết tương đồng.
Việc kết hợp các nhóm âm có sự tương đồng về nét chữ nhằm giúp HS thuận lợi hơn trong quá trình học cũng nhƣ tiết kiệm thời gian tổ chức việc rèn luyện chữ viết. Vì vậy, các nhóm âm d đ i, h k kh, t u ƣ, … đƣợc kết hợp dạy trong một bài.
Hơn nữa, để đạt đƣợc mục tiêu ĐH, cần thúc đẩy nhanh quá trình tạo từ. Nhanh chóng đƣa ra các nguyên âm là giải pháp tối ƣu cho vấn đề này. Nguyên âm đảm
nhiệm vai trò là âm chính trong mọi kiểu loại vần tiếng Việt, là vật liệu cơ bản để tạo từ. Vì vậy, cần dạy nguyên âm tập trung hơn trong thời gian đầu để tạo ra đƣợc những VB có ý nghĩa, bớt gƣợng gạo. Dạy nguyên âm đôi sau khi dạy hết nguyên âm đơn trong loại vần mở thì số lƣợng vần tăng từ 9 lên 12 vần. Học nguyên âm đôi ngay sau nguyên âm đơn có nhiều thuận lợi vì các kí tự đều đã biết, số lƣợng kí tự không phải là nhiều. Theo thống kê của Nguyễn Phương Trang (dựa trên Từ điển vần của Hoàng Phê), 12 vần mở có mặt trong 1312 từ đơn tiết tiếng Việt [106].
Dạy nguyên âm xen với phụ âm. Dạy đƣợc phụ âm nào là cho ghép với các nguyên âm đã học và ngược lại. Chú ý dạy âm theo quan điểm giao tiếp, nhằm hướng đến hình thành NL đọc, đọc hiểu, viết cho HS. Do đó, nhiệm của phần học âm không chỉ dừng ở việc giúp HS thực hiện đƣợc quá trình giải mã từ âm sang chữ, từ chữ sang âm (hay còn gọi là dạy đọc – viết sơ bộ, dạy đọc – viết giai đoạn đầu) mà còn chú trọng giúp HS thực hiện đƣợc quá trình giải mã bậc 2 từ âm/chữ sang nghĩa. Để đƣa đƣợc HS vào các hoạt động, tình huống giao tiếp, cần xuất hiện các nhân vật giao tiếp, các động từ chỉ hoạt động. Các nhân vật giao tiếp nhƣ: bà, bé, cô, mẹ, bố, dì…; các hoạt động nhƣ: bê, bế, bò, bẻ, bó, bổ, đá, đổ, để, kể… cần đƣợc xuất hiện sớm trong các ngữ liệu không chỉ là từ, cụm từ mà là các câu, các đoạn hội thoại hay VB ngắn.
Vì vậy, các phụ âm b, c, d, đ, các nguyên âm a, e, ê, o, ô, ơ, u, ƣ cần đƣợc ƣu tiên dạy trước bởi tần suất xuất hiện trong tiếng của các âm này rất cao.
Luận án đề xuất các bài dạy âm nhƣ sau:
Bảng 3.2. Bài học phần Âm
Bài Âm Bài Âm
Bài 1 c a Bài 8 nh p-ph th
Bài 2 b e ê ` / Bài 9 r s x v Bài 3 o ô ơ ~ ? . Bài 10 y ch tr
Bài 4 i d đ Bài 11 g gh
Bài 5 h k kh Bài 12 q-qu gi
Bài 6 t u ƣ Bài 13 ng ngh
Bài 7 l m n Bài 14 ia
Bài 15 ua ƣa
Theo nội dung dạy học này, ngay ở bài học thứ hai “b e ê ` /”, HS đã đọc 2 câu ngắn: “Bà bế bé.”, “Cá be bé.” và đến hết tuần 5, HS đã đọc các VB nhƣ:
Khi đi xa về, mẹ nghe bé Nga bi bô kể:
- Mẹ à, ở nhà, bé đã kê ghế hộ bà đó.
Mẹ:
- Bé cừ ghê! (28 chữ, bài ng ngh)
Nhà thỏ ở kề nhà Gà Tía. Gà Tía bẻ ngô, chia cho Thỏ. Thỏ tỉa lá khô để ở ổ cho Gà Tía.(24 chữ, bài ia)
So với các sách hiện hành thì đây là một kết quả có nhiều sự khác biệt. Đẩy nhanh quá trình học đọc thành tiếng cho phép tạo ra những văn bản đọc có dung lƣợng chữ lớn hơn, có thông điệp cụ thể hơn, đảm bảo mục tiêu tích hợp cao hơn. Sách Tiếng Việt 1 của CT 2006, phải đến bài 7 (gần hết 2 tuần học), ngữ liệu mới xuất hiện câu:
“bé vẽ bê” (bài ê v) [9, tr.17] và đến bài 29 (hết gần 8 tuần), HS mới đọc câu: “Bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá” (bài ia) [9, tr.61], “Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé”
(bài ua ƣa) [9, tr.63]. Sách Tiếng Việt 1 CNGD chỉ chú ý đến mục tiêu “bắt con mồi ngữ âm” nên vật liệu không chú ý đến hoạt động giao tiếp, chỉ nhằm mục đích giúp HS giải mã từ chữ sang âm: “A, bà, ba ạ.”(Bài b a) [11, tr.21); “Bà ạ, cả cá, cả cà.”
(Bài c) [11, tr.22]; “Bé Hà à, chị đi xe ra thị xã chờ bé. Bé nhớ rủ cả dì Nghi đi, chớ sợ đi xa nhé!” (bài x) [11, tr.67]. Nhìn chung, trong các SGK hiện nay, nội dung các ngữ liệu chƣa thực sự hấp dẫn, thú vị, khó khai thác để tổ chức hoạt động giao tiếp, hình thành NL ĐH.
3.2.1.3. Ƣu tiên việc kết hợp vần theo cặp âm cuối
Khi dạy vần (thực chất dạy vần đã đƣợc bắt đầu từ phần âm vì bản thân các nguyên âm đã là vần), có thể tăng số lƣợng vần trong mỗi bài dạy lên hơn 2 vần nhƣ hiện nay trong các sách bởi vần đƣợc ghép bằng các chữ đã học, học vần là học cách ghép vần, các kí tự đã được nhận diện thành thạo ở phần học chữ ghi âm. Tương tự nhƣ vậy, các vần có cùng kiểu cấu trúc cũng có thể gộp lại để dạy trong một bài. Ví dụ nhƣ khi học kiểu vần có âm chính và âm cuối, ƣu tiên kết hợp âm cuối theo cặp n – t thì sau bài dạy an – at để hình thành kiểu vần, trừ vần ăn – ăt, ân – ât ghi nhận sự xuất hiện lần đầu của âm chính ă, â, có thể dạy tăng số vần lên 4 vần trong một bài học: en – et, ên – êt. Việc dạy tăng số vần nhƣ thế, thực tế, không gây áp lực cho học sinh bởi các em đã đọc thành thạo các âm rời, viết thành thạo các chữ rời. Trong tƣ duy, các em chỉ cần thay âm chính vào mô hình vần là có thể tự tạo ra vần mới một cách dễ dàng.
Để giải quyết vấn đề dạy tăng số lƣợng vần trong một bài, chúng tôi sử dụng mô hình âm tiết tiếng Việt.
3.2.1.4. Sử dụng mô hình âm tiết trong dạy đọc
Với đặc điểm đơn lập âm tiết tính của tiếng Việt và đặc điểm ghi âm của chữ quốc ngữ thì dựa vào cấu trúc và kiểu loại âm tiết để dạy đọc nhanh là cách thích hợp nhất. Điều mà HS chƣa biết đọc là cách chuyển chữ thành âm chứ không phải hệ thống vần. Vì vậy, nhà sƣ phạm cần dạy đánh vần chứ không dạy ngữ âm tiếng Việt. Thêm một đặc điểm nữa, chữ Quốc ngữ không lấy từ làm đơn vị nhƣ nhiều văn tự khác mà ghi rời từng âm tiết. Trong khi đó, giao tiếp đƣợc thiết lập bằng các đơn vị có nghĩa, đơn vị hai mặt chứ không chỉ có ngữ âm. Do đó, để vừa đảm bảo yêu cầu biết đọc
nhanh, vừa đảm bảo yêu cầu ĐH, HS cần đƣợc dạy từ đơn tiết. Chỉ có nhƣ vậy mới đảm bảo đƣợc yêu cầu đánh vần từng âm tiết và đơn vị học phải có nghĩa. Để giảm bớt khó khăn cho HS, trong những bài đầu học chữ, không nên dạy các từ ghép, từ láy, từ phiên âm là các từ đa tiết vì đánh vần đƣợc một âm tiết cũng chƣa biết nghĩa của từ. Số từ đơn tiết của tiếng Việt đủ để soạn các VB dạy đọc đáp ứng yêu cầu ĐH.
Dựa vào mô hình âm tiết tiếng Việt, chỉ cần dạy cho HS cách đánh vần một số vần, rồi theo đó HS tự đánh vần lấy những vần khác. Về nguyên tắc thì HS có thể tự đánh vần bất kì vần nào nhƣng để giảm bớt độ khó cho HS, có thể đƣa ra những vần tương tự, những vần cùng kiểu loại.
Giải pháp để dạy đọc nhanh ở giai đoạn học vần có thể là: vừa dạy các dạng cấu trúc vần từ tối thiểu đến đầy đủ thành phần, vừa dạy các kiểu loại vần theo cách kết thúc vần. Theo đó, quá trình dạy vần có thể chia ra hai vòng: vòng 1 – dạy các loại vần không có âm đệm, vòng 2 – dạy các loại vần có âm đệm. Điều này đảm bảo nguyên tắc dạy từ đơn giản đến phức tạp. Vòng sau vừa học cấu trúc vần đầy đủ, vừa ôn lại các vần đã học trong vòng đầu. Hơn nữa, với việc tạo lập VB dạy ĐH, giải pháp này có lợi là: chỉ với những từ thường dùng là từ đơn tiết không có âm đệm vẫn đủ để tạo ra những VB dạy đọc tự nhiên, sinh động.
Dạy theo kiểu loại vần còn tận dụng đƣợc khả năng loại suy của HS bản ngữ và để cho VB dạy đọc tự nhiên, thậm chí vẫn có thể hay. Tính chuẩn mực của VB dạy đọc là vấn đề cần phải tính toán rất kĩ. Những lời đƣa ra dạy sẽ trở nên vô nghĩa nếu đó không phải là lời nói tự nhiên, sinh động. HS cần được học cả phương pháp đánh vần theo cấu trúc âm tiết và phương pháp đánh vần theo cấu trúc vần. Phương pháp đánh vần theo cấu trúc âm tiết là ghép âm đầu với âm chính và thanh, ví dụ: tiếng cá được đánh vần là cờ - a – ca – sắc - cá. Phương pháp đánh vần theo cấu trúc vần là âm nào đứng trước thì đọc trước, âm nào đứng sau thì đọc sau, ví dụ: vần oan được đánh vần là o – a – n – oan.
Tổ chức việc dạy vần theo mô hình cấu tạo âm tiết nhƣng trong quá trình sắp xếp hệ thống vần cũng cần chú ý đặc biệt đến tần số sử dụng để:
- Vần thường dùng dạy trước vần ít dùng.
- Vần tạo được nhiều từ dạy trước vần tạo được ít từ.
Do đó, cần thiết phải đƣa ra một trật tự dạy vần mới so với các sách hiện hành.
Trong giao tiếp, các vần có âm chính là a có tần suất sử dụng cao, chứa hầu hết các từ nghi vấn là những từ công cụ để điều hành quá trình giao tiếp, dạy học bằng hỏi đáp, tạo điều kiện cho HS tự học trên cơ sở các em có thể tự đọc đƣợc các lệnh của hoạt động/bài tập: ai, cái gì, làm gì, thế nào, sao, vì sao, khi nào, bao giờ,. .. hay các động từ mệnh lệnh: hãy, trao đáp, … Đồng thời, hệ thống vần cũng phải làm sao tạo ra nhanh nhất các động từ ngữ vi: hỏi, trả lời, nói, viết, phát âm, chép, đặt câu, cảm ơn,