Xây dựng ngữ liệu dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn Học vần trong sự thống nhất với mục tiêu dạy đọc thành tiếng

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn học vần theo định hướng phát triển năng lực người học (Trang 98 - 109)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 1 GIAI ĐOẠN HỌC VẦN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC

3.1. Nguyên tắc dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn Học vần theo định hướng phát triển năng lực của người học

3.2.2. Xây dựng ngữ liệu dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn Học vần trong sự thống nhất với mục tiêu dạy đọc thành tiếng

3.2.2.1. Ngữ liệu và ý nghĩa của ngữ liệu trong dạy học đọc hiểu giai đoạn Học vần theo định hướng phát triển năng lực của học sinh lớp 1

HS lớp 1 giai đoạn Học vần không dễ dàng hiểu đƣợc những điều mình đọc.

Hầu nhƣ toàn bộ sức chú ý của các em đều tập trung vào việc nhận ra mặt chữ, đánh vần để phát thành âm. Còn nghĩa thì chƣa có đủ thì giờ và sức lực để nhận biết. Mặt khác, do vốn từ còn ít, năng lực liên kết thành câu, thành ý còn hạn chế nên việc hiểu và nhớ nội dung còn khó khăn. Việc xây dựng ngữ liệu dạy đọc vừa đáp ứng đƣợc mục tiêu dạy đọc thành tiếng vừa đáp ứng được yêu cầu DH ĐH theo hướng phát triển NL là vô cùng cần thiết.

Ngữ liệu cho môn Tiếng Việt lớp 1 giai đoạn Học vần là những ngữ liệu đƣợc xây dựng phù hợp với việc học từng âm, vần, nhóm vần… theo cách tư duy của người soạn sách hay người dạy học. Đó là những ngữ liệu có dung lượng ngắn gọn, được sử dụng để cung cấp tri thức, rèn luyện kĩ năng, kiểm tra đánh giá kết quả, có tác dụng gây hứng thú học tập và giáo dục nhân cách… trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1. Ngữ liệu đƣa vào tài liệu giáo khoa đặc biệt là tài liệu giáo khoa giai đoạn Học vần dành cho lớp 1 cần đƣợc biên soạn theo yêu cầu của việc dạy đọc thành tiếng và phù hợp với người đọc để đảm bảo mục tiêu, điều kiện dạy học.

Chúng tôi xây dựng ngữ liệu DH ĐH giai đoạn Học vần cho HS lớp 1 theo định hướng phát triển NL là các câu, đoạn, bài văn xuôi hoặc văn vần có phương thức biểu đạt tự sự là chủ yếu. Tự sự là kể chuyện, trình bày sự việc, sự vật một cách chi tiết, cụ thể, có đầu có đuôi. Tự sự tập trung chú ý vào việc miêu tả thế giới bên ngoài. Đề xuất này một phần dựa vào đặc điểm tâm lí của HS lớp 1: rất thích đọc những văn bản có cốt truyện, kể việc, nhân vật có hành động, tình tiết thú vị. VB thông tin và VB đa phương thức cũng rất phù hợp với mục tiêu dạy đọc của giai đoạn này. Theo quan điểm truyền thống và các sách giáo khoa hiện nay thì việc dạy và hình thành NL ĐH cho HS đƣợc tập trung ở giai đoạn LTTH. Các ngữ liệu ở phần âm, vần hoặc là quá ít về dung lƣợng chữ trong một bài (ở SGK 2000, đến tuần 23, bài đọc có dung lƣợng dài nhất là 28 chữ) hoặc là sử dụng nhiều từ Hán – Việt, từ cổ, phương ngữ hay bài đọc dài, nội dung chƣa thật gần gũi, hấp dẫn với các em nhƣ các bài đọc trong sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục.

Vì thế, việc xây dựng ngân hàng ngữ liệu DH ĐH cho học sinh lớp 1 giai đoạn Học vần trong sự thống nhất với mục tiêu dạy đọc thành tiếng là vô cùng có ý nghĩa.

3.2.2.2 Xây dựng hệ thống bài học vần trong mối quan hệ với ngữ liệu đọc hiểu

Mục tiêu ĐH sẽ chi phối việc xây dựng hệ thống vần dạy cho HS. Dạy bao nhiêu vần và dạy vần theo thứ tự nhƣ thế nào là vấn đề đƣợc đặt ra đầu tiên.

Khác với các sách hiện hành, ngay từ phần dạy Âm, luận án chủ trương xây dựng các bài học theo nhóm âm. Với 15 bài học âm, HS đƣợc học 41 kí tự ghi âm nhƣ đã trình bày trong mục 3.2.1.2: Bảng 3.2: Bài học phần Âm.

Ngữ liệu ĐH cần đƣợc xây dựng trong sự thống nhất với mục tiêu đọc thành tiếng. Toàn bộ hệ thống từ đều gắn liền với nghĩa sự vật hoặc hành động tường minh (phụ lục 3.1). Tuy nhiên, để mở rộng vốn từ cho HS, để chống đọc vẹt cho các em, luận án đƣa vào các từ chỉ đặc điểm, tính chất gần gũi với HS. Các bài đọc đƣợc thiết kế ở cấp độ câu ngắn hay các tình huống có hội thoại. Mỗi câu hay đoạn hội thoại ngắn đều chuyển đến HS một thông tin quen thuộc với đời sống của các em. Ví dụ nhƣ ở bài 2, bài 3, bài đọc là các câu: Bà bế bé. Cá be bé. Bò có bó cỏ. Cô có cá cờ. Đến bài 4, ngữ liệu bài đọc là một tình huống có hội thoại:

Dì, bé đi bộ ở bờ đê.

- Bờ đê có dế dì ạ.

Tuy vậy, mục tiêu đọc hiểu chỉ thực sự đƣợc đặt ra từ bài số 5. Mỗi bài đọc gồm 2 đến 4 câu kể có độ dài từ 10 – 27 chữ tạo thành một đoạn theo các chủ đề khác nhau. Việc xây dựng các bài học theo nhóm âm vừa rút ngắn đƣợc thời gian học âm so với các sách trước đây, vừa tạo ra được sự đa dạng, phong phú về ngữ liệu ĐH (xem phụ lục 3.2).

Đến phần học vần, theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, trật tự triển khai việc dạy hệ thống vần là: dạy các vần mở trước các vần có âm cuối, dạy các vần không có âm đệm trước các vần có âm đệm; dạy vần thường dùng trước vần ít dùng; dạy vần tạo được nhiều từ trước vần tạo được ít từ. Chúng tôi lựa chọn giải pháp dạy trật tự vần theo cấu trúc, từ thiếu vắng đến đầy đủ các thành phần: vần có 2 âm ( vần có âm chính và âm cuối, vần có âm đệm và âm chính), vần có 3 âm (vần có âm đệm, âm chính và âm cuối). Dựa trên nguyên tắc phát triển tư duy của người học, luận án chia quá trình dạy vần thành hai vòng: vòng 1 – dạy các loại vần không có âm đệm, vòng 2 – dạy các loại vần có âm đệm. Trong từng vòng, dạy vần có âm chính là nguyên âm đơn trước vần có âm chính là nguyên âm đôi. Việc dạy vần theo trật tự này mang đến nhiều lợi ích về việc tạo văn bản dạy đọc hiểu: chỉ với những từ thường dùng là từ đơn tiết không có âm đệm vẫn đủ để tạo ra những văn bản dạy đọc rất tự nhiên, sinh động. Việc chưa dạy ngay âm đệm không gây ảnh hưởng gì không tốt đối với việc tạo câu ứng dụng. Theo cách này, HS đƣợc lợi nhiều về ôn luyện. Khi học vòng 2, HS có điều kiện ôn lại vòng 1 vì các kiểu vần của vòng 2 lặp lại các kiểu vần ở vòng 1. Em nào còn yếu thì đến vòng này có dịp ôn lại, em nào đã khá thì tiếp nhận vần có âm đệm rất nhanh. Ngoài việc chú trọng đến các vần có âm chính a nhƣ đã trình bày ở trên, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến các cặp âm cuối: n – t, m – p, ng – c, nh – ch trong tiếng Việt. Các cặp vần đƣợc xây dựng theo các cặp âm cuối này dễ tạo

ra các từ láy. Sự hòa phối âm thanh mang lại nhạc tính cho các từ, câu và VB ứng dụng, góp phần làm giàu vốn từ cho HS. Đó cũng là lí do cơ bản để chúng tôi đề xuất mở đầu phần học vần bằng việc dạy các cặp vần: an – at, am – ap, ang – ac, anh – ach, ai – ay, ao – au. Những bài học vần đầu tiên này giúp chúng tôi xây dựng đƣợc các văn bản đọc liên quan đến các từ khóa chỉ hành động nhƣ: hát, đàn, làm, đáp, dạy, đảo, xào, sạch, đạp (xe), múa sạp, chữa cháy, lái (xe), chạy thi,...; các từ khóa chỉ tính chất nhƣ: sạch sẽ, nham nhám, chan chát, ram rám, nhang nhác, mảnh khảnh, lạch bạch, . ..; và các từ khóa chỉ sự vật gần gũi với các em nhƣ: bàn là, nhà sàn, hạt dẻ, san hô bát gỗ, nhãn vở, bờ cát, quả trám, quả cam, chú vạc, làng mạc, hạt bàng, lạc rang, nhạc sĩ, quả chanh, khách sạn, củ hành, sách vở, gà mái, dải lụa, máy bay, tai, tay,... Nhƣ vậy, đối tƣợng cuối cùng của ĐH là VB nhƣng ở giai đoạn Học vần, nhà nghiên cứu, người biên soạn sách cần tạo ra một hành trình để dẫn HS đi. HS chỉ được yêu cầu đọc những chữ đã biết, đang học, không đọc những chữ chƣa biết. Các ngữ liệu là từ chứa âm, vần mới học, HS giải mã đƣợc kí tự (đọc đƣợc vỏ âm thanh) đồng thời hiểu đƣợc nghĩa của từ ấy là một yếu tố biểu hiện để tiến gần đến NL ĐH.

Theo yêu cầu của CT GDPT môn Ngữ văn mới, VB đƣa ra phải thuộc đủ loại phong cách chức năng, có thơ, có truyện, có những cuộc thoại, có những bài khoa học thường thức,. .. Có ít nhất hai sức ép đề nặng lên công việc biên soạn ngữ liệu ĐH:

bảng chữ cái, hệ thống vần và hệ thống các chủ đề. Với một số loại VB, không phải là biên soạn mà thực chất là sáng tác. Vì vậy, soạn VB ĐH trong sự thống nhất với mục tiêu đọc thành tiếng không phải là một việc làm đơn giản, tùy hứng, phải xây dựng cả một bộ tiêu chí thỏa mãn rất nhiều yêu cầu khác nhau.

3.2.2.3. Các yêu cầu/tiêu chí với một văn bản dạy đọc hiểu giai đoạn Học vần theo định hướng phát triển năng lực

Chủ trương DH ĐH theo phát triển NL cho học sinh ngay từ giai đoạn Học vần nên luận án chú ý đến việc xây dựng các ngữ liệu có đủ các yếu tố để khai thác và hình thành NL ĐH cho các em.

Ngữ liệu ĐH được xây dựng ở cấp độ VB. VB được xây dựng ở cả phương thức biểu đạt tự sự và trữ tình nhƣng do kiến thức âm, vần còn hạn chế, đặc biệt ở giai đoạn học âm và giai đoạn đầu học vần nên các ngữ liệu thiên về phương thức biểu đạt tự sự, kể việc hoặc cung cấp thông tin. Thể loại VB cũng đƣợc chú ý xây dựng cả ở thể loại VB văn học theo phương thức tự sự dưới dạng thức biểu đạt là văn xuôi hoặc văn vần và VB thông tin (tạo cơ hội để HS có thêm kiến thức về các khoa học khác và kĩ năng sống).

Xây dựng VB rất quan trọng trong việc thực hiện DH ĐH theo hướng phát triển NL người học. Một bài đọc không thích hợp không những có thể làm cản trở sự hiểu

của HS mà còn có thể làm các em mất hứng thú đọc. Đồng thời, không chọn đƣợc VB thích hợp thì chúng ta cũng không thể hình thành kĩ năng đọc.

* Ngữ liệu phải có tính hướng đích

Mục đích của việc dạy đọc chữ là làm cho HS nhanh chóng biết đọc, biết viết một cách vững chắc. Mục đích của DH ĐH là giúp HS hiểu, cắt nghĩa đƣợc VB và từ đó có những liên hệ, vận dụng phù hợp. Dạy tiếng hướng đến phát triển NL sử dụng ngôn ngữ, nâng cao trình độ sử dụng tiếng mẹ đẻ, giúp người học biến ngôn ngữ trở thành công cụ hữu hiệu trong giao tiếp và tư duy. HS của chúng ta là người bản ngữ.

Các em cần đƣợc dạy để biết đọc, biết viết văn tự của mình và để phát triển, nâng cao NL sử dụng tiếng mẹ đẻ. Đọc đúng, chính xác sẽ giúp các em hiểu VB dễ dàng hơn.

Với HS lớp 1, do đặc điểm tâm lí, nhận thức của các em, các VB cần đƣợc biên soạn ngắn gọn, mang đến những thông tin đơn giản, gần gũi, định lƣợng số chữ cho từng giai đoạn, thậm chí từng tuần học. Mỗi VB chuyển đến các em một vài sự việc đƣợc ghép thành chuỗi tạo nên yếu tố truyện.

*Ngữ liệu có nội dung gần gũi, thiết thực, phản ánh những kinh nghiệm sống của HS Ngữ liệu đƣợc xây dựng cần đảm bảo đƣợc tiêu chí gần gũi, thiết thực về nội dung.

HS mong muốn thấy mình lớn lên nhƣ thế nào, tìm thấy trong VB đọc những hành động, suy nghĩ của bản thân các em, thấy ở đó có hình ảnh trường lớp, gia đình, quê hương yêu dấu của mình và thấy ở đó những câu chuyện của cỏ cây hoa lá, con vật quanh mình… Trong giai đoạn Học vần, do đặc điểm tâm sinh lí và ngôn ngữ của trẻ lớp 1, các ngữ liệu đọc gần với ngôn ngữ nói đƣợc ƣu tiên. Xây dựng các đoạn hội thoại là cách lí tưởng để chuyển ngôn ngữ nói hàng ngày của các em thành ngôn ngữ VB. Các ngữ liệu vừa gần gũi, tự nhiên nhƣ cuộc sống hàng ngày của các em, giúp các em dễ đọc, dễ nhớ, dễ hiểu nội dung, dễ thực hiện các thao tác tiếp theo để hình thành NL ĐH sau quá trình giải mã âm – chữ. Vì vậy, đề tài các VB nên hướng về bản thân các em, gia đình, trường học, thiên nhiên, cuộc sống quanh các em.

Ví dụ: ở phần học Âm và chữ, ngữ liệu có thể là:

é Thƣ thủ thỉ:

- Mẹ à, bé nhớ mẹ!

Mẹ khe khẽ:

- Ừ, mẹ nhớ bé!

Tính gần gũi, thiết thực của ngữ liệu còn đƣợc luận án chú ý khi khai thác đề tài về thiên nhiên, cuộc sống quanh các em đặc biệt là những con vật mà các em thường thấy: gà, thỏ, cua, rùa… Giờ học âm ua, ƣa sẽ lôi cuốn các em hơn khi các em đƣợc tiếp xúc với những văn bản kể nhƣ:

Xƣa kia, nhà cua nhỏ tí ti, nhà rùa thì to. Khi mƣa, cua trú nhờ nhà rùa. Cua đi xa về là có quà cho rùa.

*Ngữ liệu phải hấp dẫn, thú vị, gợi đƣợc hứng thú học tập cho HS

Hứng thú là một thuộc tính tâm lí – nhân cách quan trọng của con người. Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo. Hứng thú là một thuộc tính tâm lí mang tính đặc thù cá nhân. Hứng thú có tính lựa chọn. Đối tƣợng của hứng thú chỉ là những cái cần thiết, có giá trị, có sức hấp dẫn với cá nhân. HS lớp 1 là những em bé đang quen với hoạt động vui chơi đầy hứng thú. Phải làm sao duy trì đƣợc tính hứng thú này cho các em trong việc học. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu này, VB dạy đọc cần phải đa dạng về nội dung, đa dạng về phong cách chức năng, đƣợc xây dựng thành câu thành bài ngay từ đầu.

Đa dạng về nội dung:

VB theo các chủ đề đã nêu ở trên dễ gây hứng thú bởi nội dung này gắn bó với việc học, với đời sống hàng ngày của HS một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, các ngữ liệu vui, có hình thức sinh động, phản ánh sự thú vị của tiếng Việt cũng dễ gây hứng thú. Nhắc đến ngữ liệu sinh động phải kể đến những bài đồng dao. Đồng dao là những lời hát dân gian mộc mạc của trẻ con, có từ xa xƣa và đƣợc truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là các bài hát ru của mẹ đƣa nôi cho con ngủ những trƣa hè nắng gắt, là những lời hát vần điệu của đám trẻ chăn trâu, cắt cỏ hay những câu vè của trẻ con chơi trò đánh đáo, đánh chuyền, dung dăng dung dẻ những đêm trăng sáng. Đồng dao có tác dụng lớn trong việc phát triển ngôn ngữ, giáo dục, nuôi dƣỡng tâm hồn trẻ thơ, đồng thời rèn luyện thể chất cho trẻ khi đƣợc kết hợp với các trò chơi dân gian thú vị.

Đa dạng về phong cách chức năng:

VB thuộc phong cách hội thoại rất thích hợp cho thời kì đầu. Nó gần với ngôn ngữ tự nhiên, với giao tiếp đời thường của HS. Dần dần, HS học được nhiều âm, vần hơn, khả năng nhận thức tốt hơn, NL ĐH đƣợc nâng cao hơn thì cần chú ý đến tỉ lệ thỏa đáng giữa các loại bài. Những VB là các đoạn kể, tả hay văn vần nhƣ đồng dao, vè, thơ hiện đại cần có lối diễn đạt sinh động, nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ nhớ. Những VB thông tin cần quan tâm đến tính vận dụng vào thực tiễn của người học. Học đến đâu dùng đƣợc ngay đến đấy, HS thấy tác dụng thiết thực của bài học thì sẽ có hứng thú tìm hiểu kĩ, đọc kĩ và học tiếp các bài khác nữa. Tranh ảnh cũng đƣợc xem là nguồn ngữ liệu sinh động mà giáo viên có thể khai thác trong nội dung dạy học của mình.

Ví dụ: Khi học bài vần em – ep, HS sẽ hứng thú với nhân vật Tí khi bạn nhỏ này đƣa ra cách lí giải ngộ nghĩnh, đáng yêu về làn da của mình:

Hè đến, da Tí cứ đen nhẻm, chả đẹp. A, giờ thì Tí đã biết lí do.

- Mẹ à! Da Tí đen vì bố cho Tí ăn kem sô-cô-la.

- Tí lém vừa nhé! Tí chả che mũ nên thế chứ.

Hay lời hát đồng dao về trò chơi sẽ hấp dẫn các em bởi nội dung và giai điệu

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn học vần theo định hướng phát triển năng lực người học (Trang 98 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)