Thực trạng dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn học vần theo định hướng phát triển năng lực người học (Trang 78 - 85)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 1 GIAI ĐOẠN HỌC VẦN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC

2.2. Cơ sở thực tiễn của dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực

2.2.2. Thực trạng dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1

Chúng tôi tiến hành khảo sát để mô tả, phân tích, đánh giá và đƣa ra nhận xét về thực trạng DH ĐH cho HS lớp 1 nhìn từ định hướng phát triển NL. Đây là những cơ sở thực tiễn đáng tin cậy để đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học ĐH cho HS lớp 1 nói chung và giai đoạn Học vần nói riêng.

Nội dung khảo sát

Luận án tiến hành khảo sát các vấn đề sau: NL ĐH, hứng thú học đọc VB của HS lớp 1 (thông qua bài kiểm tra NL ĐH, phiếu thăm dò mức độ hứng thú học giờ Tập đọc) và hiểu biết của GV về DH ĐH cho HS lớp 1 (thông qua phiếu phỏng vấn).

Đối tƣợng, địa bàn và thời gian khảo sát

- 351 HS của 8 lớp 1 tại 04 trường tiểu học: Trường Tiểu học Thực nghiệm, Hà Nội (2 lớp, 90 HS), trường tiểu học Hoàng Diệu thuộc quận Ba Đình, Hà Nội (2 lớp, 105 HS) và Tiểu học Tam Đa 1 (2 lớp, 70 HS), Tiểu học Đông Phong (3 lớp, 96 HS) thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

- 20 GV của các trường tiểu học đã nêu.

- Khảo sát đƣợc thực hiện vào thời gian của tuần 34 trong năm học 2016 – 2017.

Phương pháp khảo sát - Điều tra qua phiếu:

+ Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra khả năng ĐH của HS, mức độ hứng thú của HS với giờ Tập đọc (phụ lục 2.4, 2.5), điều tra GV trực tiếp dạy lớp 1 (phụ lục 2.6)

- Quan sát: dự giờ 10 tiết dạy học Tập đọc để thu thập thông tin về thực trạng quá trình DH ĐH trên lớp của GV và HS.

- Công cụ khảo sát với HS: Để đánh giá NL ĐH của HS lớp 1, chúng tôi sử dụng bộ công cụ đánh giá định kì bằng bài kiểm tra theo hướng dẫn của thông tư 22/2016/TT- BGDĐT ban hành ngày 22/9/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá HS tiểu học ban hành kèm theo Thông tƣ số 30/2014/TT-BGDĐT. Chúng tôi lựa chọn bộ công cụ đánh giá của Thông tƣ 22 bởi bộ công cụ này đã đƣợc xây dựng theo hướng đánh giá được năng lực của HS, gần gũi với mong muốn của chúng tôi ở Bảng 2.1. Để đánh giá đƣợc theo bộ chuẩn của Thông tƣ 22 thì việc dạy và học ở lớp 1 đã phải tiếp cận theo định hướng phát triển năng lực người học. Theo đó, bài kiểm tra

định kì đánh giá NL ĐH phải phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập đƣợc thiết kế theo các mức độ nhận thức nhƣ sau:

- Mức 1: nhận biết, nhắc lại đƣợc kiến thức, kĩ năng đã học;

- Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích đƣợc kiến thức theo cách hiểu của cá nhân;

- Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống;

- Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đƣa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.

2.2.2.1. Quá trình dạy học trên lớp

Khảo sát quá trình dạy học trên lớp của GV và HS, chúng tôi thấy nổi cộm lên các vấn đề về điều kiện DH, về phương pháp DH của GV.

Về điều kiện DH: Sĩ số HS trong lớp ở nhiều nơi, đặc biệt là khu vực thành phố vẫn còn khá đông (các lớp ở TH Thực nghiệm đều trên 40 HS, các lớp ở TH Hoàng Diệu đều trên 50 HS), các GV đứng lớp đều đã rất cố gắng nhƣng khó kiểm soát đƣợc mức độ nhận thức của từng HS trong mỗi nội dung DH cũng nhƣ trong cả bài học.

Điều này dẫn đến việc hỗ trợ các em HS có mức độ nhận thức chƣa nhanh bị hạn chế.

GV không có đủ thời gian để chờ đợi, hỗ trợ các em nên các em dần dần bị tụt lại phía sau. GV biết điều này nhƣng vẫn loay hoay chƣa tìm ra giải pháp để hỗ trợ HS đƣợc tốt hơn. Thêm vào đó, không gian lớp học không đủ rộng, nếu không muốn nói là chật chội; bàn ghế đƣợc kê ngay ngắn, cố định, không thể di chuyển để tạo thành nhóm học tập đƣợc. Cùng với đó là sĩ số HS đông, nếu muốn sắp xếp lớp học theo nhóm thì sẽ mất rất nhiều thời gian, lớp học ồn ào khó ổn định...

Về phương pháp DH của GV: Quá trình khảo sát GV trực tiếp giảng dạy lớp 1 và các nhà quản lí là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường tiểu học, chúng tôi nhận thấy trong DH ĐH, GV chú trọng đặc biệt và đa phần là sử dụng hình thức dạy chung tập thể lớp, dùng phương pháp hỏi – đáp trực tiếp theo quan hệ GV hỏi – HS trả lời, ở một vài lớp, GV cho HS hỏi – đáp theo cặp đôi, HS 1 đọc câu hỏi trong SGK, HS 2 trả lời sau đó đổi vai cho nhau. Điều này một phần xuất phát từ SGV của cả hai bộ sách.

Các SGV hướng dẫn phần này rất sơ sài, các bài học đều định hướng GV hỏi, HS trả lời. GV rập khuôn theo SGK, SGV, ít sáng tạo, giờ học còn khô khan. Do đó HS tham gia vào bài học thụ động, thậm chí nhàm chán. Thêm vào đó, áp lực về việc đọc kĩ thuật khiến cho yêu cầu về ĐH bị giảm nhẹ. Dù cho chỉ có 13 tuần LTTH, mỗi bài học trong 2 tiết, tiết 1 có nhiệm vụ luyện đọc trơn tiếng, từ, câu, đoạn kết hợp ôn luyện các vần đã học ở phần Học vần hoặc thêm các vần khó chƣa học, tiết 2 có nhiệm vụ luyện ĐH, luyện nói nhưng SGV Tiếng Việt 1, CT 2006 vẫn lưu ý GV: “Với những lớp, cá nhân chƣa đạt yêu cầu, GV không nên vội cho các em chuyển sang giai đoạn tìm hiểu

bài. Sang tiết 2, GV vẫn có thể dành thêm thời gian cho các em luyện đọc lưu loát VB”

[15, tr.75]. Vì vậy, nhiều GV đã để một khoảng thời gian dài trong tiết 2 để tiếp tục luyện đọc. Và phần hỏi tìm hiểu bài đƣợc thu ngắn lại, thậm chí lƣợc bỏ bớt câu hỏi.

Các GV dạy học theo sách Tiếng Việt 1 CNGD luôn gặp khó khăn về thời gian để hướng dẫn HS hỏi – đáp theo SGV. Ngoài ra, các câu hỏi ĐH không được in trong SGK Tiếng Việt 1 CNGD, chỉ có trong SGV nên GV chỉ tiến hành Hỏi - đáp một chiều.

Thực trạng đặt ra từ quá trình DH ĐH của GV và HS như trên cho thấy phương pháp và các hình thức tổ chức DH ĐH chƣa đa dạng, chƣa thực sự thu hút đƣợc HS tham gia vào quá trình ĐH VB. Vì vậy, việc DH ĐH cho HS lớp 1 hiện nay chƣa đƣợc nhƣ mong muốn.

2.2.2.2. Năng lực đọc hiểu của học sinh

Để khảo sát NL ĐH của HS ở giai đoạn hết lớp 1, chúng tôi đã thiết kế một đề khảo sát theo hướng dẫn của TT 22 nhằm đánh giá kĩ năng ĐH của HS ở 4 mức độ nhận thức: nhận biết, hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao (phụ lục 2.4).

Nội dung bài kiểm tra:

- Đọc thầm một bài có độ dài khoảng 100 chữ trong thời gian 2-3 phút.

- Xác định đƣợc thông tin/ chi tiết trong bài.

- Hiểu đƣợc từ ngữ, chi tiết trong bài đọc.

- Nêu ý kiến cá nhân về một chi tiết trong bài.

- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

Thời gian tính trung bình để HS làm 1 câu hỏi TNKQ: 1-2 phút, 1 câu hỏi TL:

2-4 phút; làm xong cả bài khoảng 20 phút. Phân bổ nội dung kiểm tra ở từng mức:

Mức 1 (M1) – 33%, Mức 2 (M2) – 33%, Mức 3 (M3) – 17%, Mức 4 (M4) – 17 %.

195 HS ở Hà Nội và 156 HS ở Bắc Ninh đã tham gia làm bài khảo sát.

Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.3. Mức độ đạt được sau bài kiểm tra NL ĐH của HS Hà Nội

M1 M2 M3 M4

Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ

190 (97%)

5 (3%)

170 (87%)

15 (13%)

150 (77%)

45 (23%)

95 (48%)

100 (52%) Đ: Đạt (đƣợc hiểu là HS làm bài đúng) CĐ: Chƣa đạt (đƣợc hiểu là HS làm bài sai hoặc bỏ qua, không làm)

Bảng 2.4. Mức độ đạt được sau bài kiểm tra NL ĐH của HS Bắc Ninh

M1 M2 M3 M4

Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ

148 (95%)

8 (5%)

136 (87%)

19 (13%)

120 (77%)

36 (23%)

65 (42%)

96 (48%)

Nhìn vào bảng kết quả trên có thể thấy rằng HS Hà Nội và HS Bắc Ninh có sự tương quan khá đồng đều về NL ĐH ở M1, M2, M3. Ở M4 có độ vênh giữa HS Hà Nội và HS Bắc Ninh. Tỉ lệ câu trả lời đúng của HS trên cả hai địa bàn này đều không cao. Theo chúng tôi, kết quả này là do trong SGK hiện nay chưa chú trọng hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi ĐH ở mức độ này (sách Tiếng Việt 1 CT 2006 chỉ có 3 câu hỏi / 45 bài đọc thuộc mức độ nhận thức này) dẫn đến HS khả năng hồi đáp VB chƣa tốt, các em chƣa hình thành đƣợc thói quen đọc và suy nghĩ, đọc và trải nghiệm bản thân để từ đó tự rút ra cho mình bài học về nhận thức, tình cảm và hành vi. Các em HS ở Hà Nội có kết quả cao hơn có thể do môi trường học tập, môi trường xã hội, điều kiện tiếp xúc với giáo dục kĩ năng sống, các hoạt động trải nghiệm theo chương trình nhà trường của các em tốt hơn.

Kết quả đạt đƣợc sau bài kiểm tra của HS học hết lớp 1 đặt ra vấn đề cho chúng tôi suy nghĩ: Hình thành NL ĐH là cả một quá trình, NL đƣợc phát triển qua từng nấc thang nhận thức, qua hoạt động rèn luyện kĩ năng, qua việc hình thành và bồi đắp thói quen đọc và suy nghĩ, đọc và trải nghiệm hàng ngày, chỉ dành 9 đến 13 tuần trong thời lƣợng 35 tuần để các em học ĐH liệu có ít ỏi quá không? Các câu hỏi ở M1 vẫn còn những HS chƣa làm đúng, các câu hỏi ở M4 có số HS làm chƣa đúng hoặc chƣa làm đƣợc nhiều, liệu có phải vì chúng ta chƣa dành đủ thời gian DH ĐH cho các em? Đây cũng là một căn cứ để chúng tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp DH ĐH cho HS lớp 1 giai đoạn Học vần ở chương 3.

2.2.2.3. Hứng thú của học sinh với việc học đọc văn bản

Để tìm hiểu về hứng thú của học sinh với việc học đọc, chúng tôi đã tiến hành khảo sát HS về sự yêu thích với phân môn Tập đọc (phụ lục 2.5). Kết quả thu đƣợc 299/345 em trả lời thích học môn tập đọc (chiếm 86,7%). Đây là tín hiệu đáng mừng đối với trẻ bởi đọc là kĩ năng vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của HS, đọc sách là thói quen tích cực mang lại lợi ích hết sức to lớn, sách không chỉ là phương tiện giải trí mà nó giúp học sinh tìm hiểu với thế giới bên ngoài, mở ra con đường tiếp cận kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại.

Bảng 2.5. Tỉ trọng học sinh thích tập đọc tại 2 tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội Tỉnh Số lƣợng học sinh thích tập đọc Tổng số học sinh

trả lời Tỉ trọng

Hà Nội 153 173 88,95%

Bắc Ninh 146 172 84,88%

TỔNG 299 345 86,67%

Căn cứ trên số liệu thu thập đƣợc có thể thấy ở cả 2 địa bàn tham gia khảo sát, tỉ trọng HS lớp 1 thích môn tập đọc ở mức cao trên 80%. Tại Hà Nội, con số này đạt gần 90%, cao hơn so với Bắc Ninh khoảng 4%. Đây là con số đáng khích lệ cho thấy việc DH ĐH ở giai đoạn LTTH đã có hiệu quả tích cực, các em thích thú với việc đọc các mẩu truyện ngắn trong sách giáo khoa và một số câu chuyện khác trong sách, báo, tạp

chí…, từ đó nuôi dƣỡng thói quen ham đọc sách của HS.

Qua phiếu hỏi, chúng tôi đã tìm hiểu nguyên nhân tạo ra hứng thú cho HS với môn tập đọc. Trên 70% các học sinh tham gia khảo sát đều cho rằng thầy/cô giáo của em giải thích nghĩa của bài đọc đó làm em rất hiểu (78,1%) và vì thầy giáo/cô giáo của em đọc bài rất diễn cảm khiến các em yêu thích tập đọc hơn (70,7%). Rõ ràng, GV là nhân tố quan trọng hướng HS đến với sự thú vị của các câu chuyện, các bài thơ.

Lí do đƣợc HS lựa chọn ít hơn là em thấy học đƣợc môn Tập đọc giúp em học tốt hơn những môn khác (43,8%). Qua đó có thể thấy rằng bản thân các em học sinh lớp 1 cũng nhận thức đƣợc tầm quan trọng của môn tập đọc, nhờ biết đọc mà HS có thể học tốt đƣợc các môn học khác.

Trong hơn 10% HS tham gia trả lời không thích môn tập đọc, có 16,8% HS cho rằng em không thích môn tập đọc vì em không rút ra đƣợc thông tin hay bài học có ích từ bài đọc; 13,9% học sinh nói rằng Thầy/Cô giảng bài em không hiểu. Điều này đặt ra câu hỏi về phương pháp giảng dạy của một bộ phận GV dạy Tiếng Việt. HS lớp 1 ở độ tuổi lên 6 nên rất dễ mất tập trung bởi yếu tố bên ngoài, do đó GV cần sử dụng các phương pháp DH tích cực nhằm thu hút sự chú ý của các em, khi học sinh cảm thấy sự thú vị của bài học, các em sẽ yêu thích các bài đọc trong sách giáo khoa và cảm thấy thích thú với giờ tập đọc hơn.

Kết quả khảo sát với 351 HS trên địa bàn Hà Nội và Bắc Ninh cho thấy 176/351 HS trả lời rằng em có đọc thêm bài tập đọc bên ngoài sách giáo khoa tiếng Việt 1 chiếm hơn ẵ số học sinh trả lời bảng hỏi. Nghĩa là trong 1 lớp cú 30 học sinh thỡ cú 15 học sinh có hứng thú với việc tập đọc thêm. Việc tập đọc thêm giúp HS nâng cao NL đọc hiểu của bản thân.

Bảng 2.6. Tỉ trọng học sinh đọc thêm bài tập đọc khác tại Hà Nội, Bắc Ninh Tỉnh Số lượng học sinh có đọc thêm

bài tập đọc khác Tổng số học sinh Tỉ trọng

Hà Nội 89 176 50,57%

Bắc Ninh 87 175 49,71%

Tổng 176 351 50,14%

Biểu đồ 2.2. Tỉ trọng học sinh đọc thêm bài tập đọc khác tại Hà Nội, Bắc Ninh

Có đọc thêm bài tập

khác 51%

Không đọc thêm bài tập

khác 49%

HÀ NỘI

50%

50%

Bắc Ninh

Có đọc thêm bài tập khác

Không đọc thêm bài tập khác

Nhìn chung, tỉ lệ HS đọc thêm bài tập khác ngoài sách giáo khoa ở Bắc Ninh và Hà Nội gần nhƣ không có sự chênh lệch, đều đạt khoảng xấp xỉ 50%, đây là một con số đáng khích lệ cho thấy các em học sinh lớp 1 đã bắt đầu có niềm đam mê với việc tìm đọc các VB tương tự như trong SGK, đọc thêm nhiều truyện cổ tích, ngụ ngôn, ca dao, các bài thơ ngắn, dễ thuộc khác… Khảo sát cũng cho thấy rằng ngoài việc tìm đọc các VB thuộc thể loại văn học, các em HS rất hứng thú với các VB khoa học (tìm hiểu về thế giới các loài động vật, cây cối, các hiện tƣợng thiên nhiên…), câu chuyện về các danh nhân thế giới nhƣ Anhxtanh, Edison, Newton,…

2.2.2.4. Hiểu biết của giáo viên về dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực

Tiến hành phỏng vấn sâu 20 GV trực tiếp dạy lớp 1 tại Hà Nội và Bắc Ninh (phụ lục 2.6), chúng tôi thu đƣợc nhiều kết quả đáng suy ngẫm. 70% GV cho rằng có thể DH ĐH cho HS từ giai đoạn Học vần vì thực tế việc dạy chữ luôn gắn liền với việc dạy nghĩa. HS có nhu cầu tìm hiểu nghĩa từ, câu, VB từ rất sớm. Giờ Học vần theo quy trình hiện nay không có thời gian để GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa từ, câu, tìm hiểu VB nhƣng thực tế GV luôn phải dừng lại trong giờ học để giúp HS thỏa mãn phần nào nhu cầu hiểu nghĩa từ. Nhờ hiểu nghĩa từ trong các câu, đoạn bài đƣợc đọc, HS hào hứng hơn với việc học. 30% GV cho rằng nên DHĐH từ phần Luyện tập tổng hợp vì lúc đó HS mới đọc đƣợc hết các âm, vần, tiếng, từ, câu tiếng Việt. Vì vậy, GV mới có đủ thời gian để giúp HS ĐH VB và việc ĐH VB lúc đó sẽ hiệu quả hơn.

80% GV tham gia phỏng vấn trả lời về việc chú ý giúp HS hiểu nghĩa từ, câu và tái hiện thông tin đơn giản trong bài đọc. Số GV này cũng cho rằng thực tế việc hướng dẫn HS ĐH ở mức độ vận dụng như hướng dẫn của TT22 còn đang gặp nhiều khó khăn vì bản thân GV còn lúng túng, chƣa đủ NL để biên soạn các câu hỏi ĐH theo đủ 4 mức độ này. GV hầu hết chỉ sử dụng các câu hỏi có sẵn trong SGK, thậm chí phải chia nhỏ ý, nhằm giảm độ khó cho HS. Thêm nữa, việc luyện đọc thành tiếng mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến quỹ thời gian dành cho ĐH. Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong giờ học Tập đọc là phương pháp đàm thoại (hỏi-đáp), hình thức là GV hỏi, HS trả lời hoặc HS trao đổi trong nhóm đôi. Các phương pháp khác như làm bài tập ĐH trên Phiếu, phỏng vấn hầu nhƣ chỉ đƣợc sử dụng trong các giờ chuyên đề, hội giảng, thi GV giỏi vì các giờ học này thường được tiến hành ở những phòng học tiêu chuẩn, số lƣợng HS theo chuẩn quy định, GV nhận đƣợc sự hỗ trợ chuyên môn từ đồng nghiệp và lãnh đạo nhà trường. 90% GV tham gia phỏng vấn bày tỏ mong muốn CT GDPT mới sẽ đưa ra các chuẩn cụ thể về ĐH, có thêm nhiều hướng dẫn GV dạy học ĐH theo chuẩn, SGK biên soạn kĩ và rõ hơn các yêu cầu của hoạt động DH ĐH.

GV mong muốn được hướng dẫn thêm về các phương pháp DH ĐH gây hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động của HS.

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn học vần theo định hướng phát triển năng lực người học (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)