CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 1 GIAI ĐOẠN HỌC VẦN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC
2.2. Cơ sở thực tiễn của dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực
2.2.1. Chương trình, sách giáo khoa cho học sinh lớp 1
* Chương trình
CT GDPT cấp tiểu học (CT 2006) nêu rõ yêu cầu với nội dung giáo dục tiểu học “phải bảo đảm cho HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán;...” [3, tr.7]. CT cũng quy định rõ Chuẩn kiến thức, kĩ năng với ý nghĩa là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà HS cần phải đạt đƣợc khi học hết lớp 1 môn Tiếng Việt nhƣ sau: “Đọc đúng và rõ ràng bài văn đơn giản (khoảng 30 tiếng/ phút), hiểu nghĩa các từ ngữ thông thường và nội dung thông báo của câu văn, đoạn văn. Viết đúng chữ thường, chép đúng chính tả đoạn văn (khoảng 30 chữ / 15 phút). Nghe hiểu lời giảng và lời hướng dẫn của giáo viên. Nói rõ ràng, trả lời được câu hỏi đơn giản.” [3, tr.281]
Cụ thể hóa vào nội dung DH của môn Tiếng Việt lớp 1, CT quy định kĩ năng dạy đọc gồm: Thao tác đọc (tƣ thế; cách đặt sách, vở; cách đƣa mắt đọc); phát âm các âm, đánh vần các vần thông thường và một vài vần khó; đọc trơn tiếng, từ, cụm từ, câu, nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu; tìm hiểu nghĩa của từ, nội dung của câu và đoạn văn; đọc thuộc một số đoạn hoặc bài văn vần ngắn.
Nhìn vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của CT GDPT cấp tiểu học (CT 2006) thấy rõ định hướng dạy học theo nội dung và yêu cầu ĐH được đặt ra ở mức độ hết sức đơn giản, chỉ là hiểu nghĩa các từ ngữ thông thường và nội dung thông báo của câu và đoạn văn.
* Tài liệu sách giáo khoa
Hiện nay, yêu cầu ĐH VB chƣa đƣợc đặt ra trong giai đoạn học Vần của các bộ sách hiện hành. Các nhà trường tiểu học đang sử dụng 1 trong 2 bộ sách dạy tiếng Việt cho HS lớp 1: Sách Tiếng Việt 1 do Đặng Thị Lanh làm chủ biên, tạm gọi là sách Tiếng Việt 1 CT 2006 và sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của tác giả Hồ Ngọc Đại, tạm gọi là sách Tiếng Việt 1 CNGD. SGV Tiếng Việt 1 CT 2006 đƣa ra yêu cầu với kĩ năng ĐH như sau: “Hiểu nghĩa các từ thông thường, hiểu ý được diễn đạt trong câu đã đọc (độ dài câu khoảng 10 tiếng)” [14, tr.4]. SGV Tiếng Việt 1 CNGD không có bất cứ nội dung nào liên quan đến mục tiêu hay yêu cầu dạy ĐH. Sách Tiếng Việt 1 CT 2006 dạy học vần trong 23 tuần, sách Tiếng Việt 1 CNGD dạy học vần trong 26 tuần. Trong suốt 23 tuần Học vần, sách Tiếng Việt 1 CT 2006 chủ yếu cho HS luyện đọc câu (1 đến 2 câu kể) hoặc một khổ thơ ngắn, 1 đến 2 câu thơ lục bát, danh ngôn, tục ngữ chứa vần đang học. Các ngữ liệu luyện đọc có độ dài từ 3 đến 28 chữ. Nhiều ngữ liệu mang đậm chất nghệ thuật, hay nhưng tương đối khó hiểu với HS lớp 1, chẳng hạn nhƣ:
Bài 55:
Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững nhƣ kiềng ba chân.
Bài 60:
Mƣa tháng bảy, gãy cành trám Nắng tháng tám, rám trái bòng.
Bài 62:
Vàng mơ nhƣ trái chín Nhành giẻ treo nơi nào Gió đưa hương thơm lạ Đường tới trường xôn xao.
Ngƣợc lại, sách Tiếng Việt 1 CNGD lại thiết kế các bài đọc quá dài về dung lượng và tương đối khó về nội dung. Hết giai đoạn học Âm và chữ, bài đọc đã có độ dài khoảng 40 chữ [11, tr.6], khoảng hết tuần 15, các bài đọc có độ dài khoảng 117 chữ [12, tr.59], hầu hết là các VB văn xuôi theo phương thức biểu đạt tự sự, chỉ có 3 câu đố, 2 bài đồng dao, 1 trích đoạn thơ và 1 lời bài hát. Do dung lƣợng bài đọc quá dài nên trong giờ học, GV và HS dành hết sự tập trung cho việc học kiến thức ngữ âm và đọc thành tiếng. Thêm vào đó, việc biên soạn, phóng tác các bài đọc lấy mục tiêu luyện âm, vần mới học là cơ bản nên đề tài các VB đọc chƣa thật gần gũi, hấp dẫn HS (các bài Quả bứa, Chùa Một Cột, Mùa thu câu cá, Thả mồi bắt bóng,…). Trong SGV của Tiếng Việt 1 CNGD, từ tuần 20 trở đi có thêm một vài câu hỏi gợi ý tìm hiểu nội dung bài, chủ yếu khai thác thông tin ở mức độ nhận biết của HS. Sách lưu ý GV trong từng bài là “có thể hỏi HS” nghĩa là yêu cầu ĐH không bắt buộc. Do vậy, chúng tôi không thể khảo sát đƣợc thực trạng DH ĐH cho HS lớp 1 giai đoạn Học vần. Tuy nhiên, để có thêm cứ liệu cho việc nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát việc DH ĐH cho giai đoạn Luyện tập tổng hợp của cả hai bộ sách. Giai đoạn này gồm 9 tuần học của sách Tiếng Việt 1 CNGD và 12 tuần học của sách Tiếng Việt 1 CT 2006.
Giai đoạn LTTH của bộ sách Tiếng Việt 1 CNGD học trong 9 tuần, gồm 45 VB đọc theo thể loại VB văn học và VB nghị luận. Các VB văn học gồm nhiều thể loại nhƣ:
Bảng 2.2. Thống kê VB văn học theo thể loại trong sách Tiếng Việt 1 CNGD
Thể loại Số lƣợng Tên văn bản
Ca dao 5
Trong đầm gì đẹp bằng sen, Trâu ơi, Con gà cục tác lá chanh, Con cò mà đi ăn đêm, Thằng Bờm
Đồng dao, vè 5 Con công nó múa, Ông tiển ông tiên, Vè cá, Ông giẳng ông giăng, Vè chim
Thơ, lời bài hát 8 Mùa xuân (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du),
Ò…ó…o…, Hạt gạo làng ta, Nam quốc sơn hà, Lƣợm, Gửi lời chào lớp Một, Nhƣ có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Truyện, ngụ ngôn, cổ tích, truyền thuyết (các đoạn lƣợc trích), truyện cười, truyện kể
lịch sử, văn bản miêu tả
22
Chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh; Phù Đổng Thiên Vương; An Dương Vương; Hai Bà Trƣng; Bà Triệu; Vƣợn mẹ; Chiến thắng Bạch Đằng; Đinh Bộ Lĩnh; Sƣ Tử và Chuột Nhắt; Cáo và Mèo; Ba lần đánh thắng quân Mông – Nguyên; Hai người bạn; Nước Việt Nam ta; Các vua Hùng; Tôi cũng không biết chữ; Vì nó trống rỗng; Người ăn xin; Con bù nhìn; Hột mận; Mẹ con cá chuối; Hai người bạn; Chim rừng Tây Nguyên.
Nghị luận 5 Bình Ngô đại cáo, Chiếu dời đô, Tuyên ngôn độc lập, Quang Trung đại phá quân Thanh Các VB có độ dài từ 28 chữ đến 158 chữ. Sách chỉ gồm 1 loại bài học, mỗi bài học trong 2 tiết, gồm bài đọc đi sau phần Ôn tập kiến thức ngữ âm (cấu tạo tiếng, cấu tạo vần, luật chính tả). Ngoài phần VB đọc không có thêm phần hướng dẫn ĐH. Do bộ sách xác định “Đối tƣợng lĩnh hội môn Tiếng Việt lớp Một là cấu trúc ngữ âm của Tiếng” và “đặt cấu trúc ngữ âm của Tiếng trong một “chân không về nghĩa”” [6, tr.15]
nên phần ĐH không đƣợc chú trọng. Các VB đọc chứa nhiều từ ngữ cổ, từ Hán – Việt (sứ giả, thiều quang, thanh minh, tiết, thủ trưởng, Thái thú, lưu truyền, phản công, đô hộ, dẹp loạn, thế rồng cuộn, hổ ngồi, thủy quân, văn hiến hảo kiệt, dấy nghĩa binh, mưu đồ, tinh thần, kháng chiến…) rất khó hiểu nghĩa với HS. Trong quy trình bài học của SGV tập trung rất nhiều thời gian cho việc ôn tập kiến thức ngữ âm và đọc thành tiếng, không có phần tìm hiểu nghĩa từ, chỉ có phần hỏi – đáp nhằm tìm hiểu bài nằm ở Việc 2 của quy trình bài học. Trong phần Hỏi – đáp, mỗi bài đọc có từ 3 – 4 câu hỏi theo hình thức GV hỏi, HS trả lời. Các câu hỏi tập trung hỏi về nội dung bài, chủ yếu lấy thông tin tường minh từ bài đọc. Điều này hoàn toàn khớp với những gì chúng tôi quan sát được trong quá trình dự giờ tại trường Thực nghiệm. GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp, tương tác 1 – 1 giữa GV và HS, thời gian dành cho việc Hỏi – đáp chỉ khoảng 3 – 5 phút trong mỗi giờ dạy. Số lƣợt HS tham gia trả lời câu hỏi không nhiều, chỉ khoảng 1-2 em trả lời cho mỗi câu hỏi. Các em thực hiện rất tốt các thao tác đọc kĩ thuật nhƣng không mấy hào hứng khi tham gia vào phần Hỏi – đáp, số HS chủ động tương tác với GV không nhiều.
Giai đoạn LTTH của bộ sách Tiếng Việt 1 CT 2006 đƣợc học trong 13 tuần.
Sách cấu trúc xen kẽ các chủ điểm gần gũi với thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh các em. Các VB ĐH đều xoay quanh các chủ điểm: Nhà trường, Gia đình và thiên
nhiên – Đất nước. Chủ điểm Nhà trường cung cấp cho HS những hiểu biết mới về quan hệ với thầy cô giáo, bạn bè, đồ dùng học tập, sinh hoạt, bầu không khí nhà trường... Chủ điểm Gia đình gồm những VB nói về tình cảm giữa trẻ với người thân, công ơn của ông bà, cha mẹ,... cách cƣ xử của các em với ông bà, cha mẹ, anh chị em,... Chủ điểm Thiên nhiên – Đất nước cung cấp cho các em những hiểu biết thú vị về thế giới cây cỏ, loài vật, thiên nhiên, về đất nước, về cuộc sống của con người, làm cho trẻ yêu thiên nhiên, bước đầu có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, có tình cảm với đất nước, với Bác Hồ, với những con người Việt Nam đang xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sách thiết kế 4 loại bài học: Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện. Mỗi loại bài đều dạy cả 4 kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết) thể hiện tính tích hợp nhƣng vẫn có kĩ năng trọng tâm. Tên mỗi bài học lấy theo kĩ năng trọng tâm của bài đó. Kĩ năng trọng tâm cần rèn cho HS trong giờ Tập đọc là kĩ năng đọc. Sách có 42 bài Tập đọc, 42 VB đọc, các VB có độ dài từ 50 đến 100 tiếng. Nhiệm vụ chính của mỗi bài Tập đọc là dạy HS luyện đọc thành tiếng và ĐH. Ngoài ra còn kết hợp ôn luyện và học mới một số vần. Các VB khá đa dạng về phong cách: nghệ thuật, khoa học và nhật dụng. Trong số đó, VB văn học đƣợc lựa chọn với nhiều thể loại nhƣ: thơ hiện đại, truyện ngụ ngôn, ca dao, truyện cười,... với phương thức biểu đạt chủ yếu là tự sự và miêu tả. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của CT 2006, đảm bảo dạy tiếng đồng thời với dạy văn, phát triển khả năng giao tiếp kết hợp với bồi dƣỡng tâm hồn, tình cảm, giáo dục đạo đức, cung cấp cho trẻ những hiểu biết cần thiết về thế giới các em đang sống. Các VB khoa học, VB nhật dụng nhằm mục đích giúp trẻ biết đọc đa dạng các kiểu loại VB: mở rộng hiểu biết về thế giới tự nhiên, học cách giao tiếp với người xung quanh.
Mỗi bài Tập đọc gồm 2 phần: VB đọc và Hướng dẫn học. Phần Hướng dẫn học gồm các mục: Các từ ngữ cần chú ý khi luyện đọc (chú ý về phát âm, về âm/vần cần ôn tập, về nghĩa); đọc câu; đọc đoạn, bài.
Có thể thấy rằng hệ thống VB của mỗi bộ sách Tiếng Việt 1 thể hiện rõ tƣ tưởng, quan điểm của người biên soạn, lấy căn cứ chuẩn đầu ra về kiến thức kĩ năng của CT 2006 làm chuẩn. Soi chiếu với quy định về ngữ liệu trong CT GDPT môn Ngữ văn mới thì thấy rõ rằng ngữ liệu là câu, đoạn trong phần Học vần của sách Tiếng Việt 1 CT 2006 chƣa đủ đáp ứng về dung lƣợng chữ, phần lớn có nội dung mang tính nghệ thuật cao. Còn ngữ liệu là câu, đoạn, bài trong phần Học vần của sách Tiếng Việt 1 CNGD lại quá nhiều chữ, chƣa thực sự gần gũi với các em HS lớp 1, sử dụng nhiều từ cổ, từ Hán Việt, từ địa phương. Nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau và đáp ứng theo “chuẩn” của CT 2006, mỗi hệ thống VB đều có ƣu điểm riêng nhƣng để đáp ứng đƣợc yêu cầu cần đạt về ĐH theo CT GDPT môn Ngữ văn 2018 thì còn nhiều vấn đề phải bàn thảo. Thêm vào đó, cả hai bộ sách này đều thiếu các VB thông tin và VB đa phương thức như yêu cầu của CT GDPT môn Ngữ văn mới.
Hệ thống câu hỏi ĐH trong sách Tiếng Việt 1 CT 2006 bao gồm cả những câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Mỗi bài Tập đọc có 2 câu hỏi, có 4 bài có 3 câu hỏi. Chúng tôi xem xét các câu hỏi này bằng bộ công cụ đánh giá theo hướng dẫn của TT 22/2016/TT-BGDĐT [8].
Câu 1: là các câu hỏi về các chi tiết, nhân vật, thông tin trong bài tương đương mức độ nhận thức biết hoặc hiểu. (Trong bài, trường học được gọi là gì? [10, tr.47], Đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ. [10, tr.56], Đọc những dòng thơ nói lên tình yêu của bé: với cô giáo, với mẹ. [10, tr.74], Đọc câu văn tả hương sen? [9, tr.92], Bác Hồ tặng vở cho ai? [10, tr.50])
Câu 2: là các câu hỏi ở mức độ nhận biết hoặc hiểu hoặc vận dụng thấp (Bác mong các cháu làm điều gì? [10, tr.50], Nói tiếp Trường học là ngôi nhà thứ hai của em, vì...[ 10, tr.47], Theo em, cây bàng đẹp nhất vào mùa nào? [10, tr.128])
Câu 3: là các câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp đã đƣợc sử dụng kĩ thuật giảm độ khó, ví dụ nhƣ:
Xếp các ô chữ thành câu nói đúng về chú Sẻ trong bài. [10, tr.71]
M:
Hay những câu hỏi tích hợp kiến thức tiếng Việt nhƣ:
- Bài có mấy câu hỏi? Đọc các câu hỏi và câu trả lời.
Hoặc câu hỏi liên hệ, vận dụng ở mức độ 4 (vận dụng cao), ví dụ nhƣ:
- Em hiểu thế nào là người bạn tốt? [10, tr.107]
- Nói lời khuyên chú bé chăn cừu. [10, tr.134]
- Giờ ra chơi có gì vui? [10, tr.155]
Xem xét hệ thống các VB và câu hỏi ĐH này, chúng tôi nhận thấy SGK, SGV đang hướng dẫn cách dạy học ĐH VB văn học với các câu hỏi và bài tập hầu như chỉ yêu cầu trích xuất thông tin, chưa tạo ra cơ hội cho HS bước chân vào văn bản, chưa đƣa các em vào những trải nghiệm cảm xúc vui buồn. Ví dụ nhƣ khi học đọc văn bản
“Sau cơn mƣa” [10, tr124], HS chỉ đƣợc trích xuất thông tin, chƣa đƣợc chia sẻ niềm vui với bầu trời, đóa hoa, đám mây, đàn gà (chƣa có những câu hỏi nhƣ: Em có thích mƣa không? Các sự vật trong bài đã thay đổi nhƣ thế nào sau mƣa?...). Vì vậy, mục đích của ĐH VB là đƣa mình vào trong thế giới của VB, làm cho thế giới ấy gần gũi
Sẻ
thông minh ngốc nghếch
nhanh trí
Sẻ nhanh trí
hơn còn bị hạn chế. Cùng với đó, hệ thống câu hỏi cũng thể hiện những thiếu hụt, chƣa thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của CT GDPT môn Ngữ văn mới ở một vài nội dung ĐH VB văn học nhƣ: chƣa thể hiện đƣợc yêu cầu liên hệ, so sánh giữa các VB; kết nối VB với trải nghiệm cá nhân người đọc còn rất ít, rất hiếm và đặc biệt chưa chú trọng tích hợp để giáo dục kĩ năng sống, chƣa tích hợp để huy động các tri thức, hiểu biết cá nhân về tự nhiên, xã hội.