Đánh giá về mặt định lƣợng

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn học vần theo định hướng phát triển năng lực người học (Trang 151 - 222)

CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.5. Kết quả thực nghiệm và kết luận

4.5.2. Đánh giá về mặt định lƣợng

Từ việc thống kế kết quả bài làm của HS theo 3 mức độ đã xác định (dưới chuẩn, đạt chuẩn và trên chuẩn), tùy theo từng giai đoạn học tập, chúng tôi có bảng thống kê điểm: Bảng 4.5, 4.6, 4.7, 4.8, 4.9, 4.10. Các số liệu trong bảng đƣợc biểu diễn qua các biểu đồ 4.1, 4.2, 4.3, 4.4, 4.5, 4.6.

4.5.2.1. Kết quả đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh giai đoạn học Âm

Sau đây là các kết quả thu đƣợc sau giờ dạy TN VB “Cua và rùa” (nằm trong bài học “ua, ƣa”, thuộc tuần cuối của giai đoạn học Âm và chữ).

Bảng 4.5. Kết quả đánh giá NL ĐH của HS sau bài DH ĐH “Cua và rùa”

Thời

điểm Số HS Điểm số Điểm

TBC

4 5 6 7 8 9 10

TTN 101 20 30 20 16 15 0 0 5.7

STN 101 1 6 24 25 20 15 10 7.3

Bảng kết quả thống kê cho thấy rằng mặt bằng điểm STN cao hơn TTN. Cụ thể, điểm trung bình chung STN là 7.3, điểm trung bình chung TTN là 5.7

Biểu đồ 4.1. Mô tả kết quả đánh giá NL ĐH của HS sau bài học “Cua và rùa”

7.3 5.7

Điểm TBC

TTN STN

Sau đây là bảng đánh giá xếp loại NL ĐH của HS sau bài TN VB “Cua và rùa”

(nằm trong bài học “ua, ưa”, thuộc tuần cuối của giai đoạn học Âm và chữ), trước và sau TN:

Bảng 4.6. Kết quả đánh giá xếp loại NL ĐH của HS sau bài học “Cua và rùa”

Thời điểm

Xếp loại Tốt

(9-10)

Đạt (5-8)

Chƣa đạt Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%)

TTN 101 0 0 81 80,2 20 19,8

STN 101 25 24,5 75 75,4 1 0,1

Biểu đồ 4.2. Mô tả kết quả đánh giá xếp loại NL ĐH của HS sau bài học “Cua và rùa”

4.5.2.2. Kết quả đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh hết học kì 1

Sau đây là các kết quả thu đƣợc sau giờ dạy TN bài học Ôn tập cuối học kì 1, VB ĐH “Dê con trồng cải củ”.

Bảng 4.7. Kết quả đánh giá NL ĐH của HS sau bài DH ĐH “Dê con trồng củ cải”

Thời điểm

Số HS Điểm số Điểm

TBC

4 5 6 7 8 9 10

TTN 114 20 34 25 18 17 0 0 5.8

STN 114 2 7 8 24 25 26 22 8.0

Bảng kết quả thống kê cho thấy rằng mặt bằng điểm STN cao hơn TTN. Cụ thể, điểm trung bình chung STN là 8.0, điểm trung bình chung TTN là 5.8.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Tốt Đạt Chưa đạt

0

81

25 20

75

1

TTN STN

Biểu đồ 4.3. Mô tả kết quả đánh giá NL ĐH của HS sau bài học “Dê con trồng củ cải”

Sau đây là bảng đánh giá xếp loại NL ĐH của HS sau bài học Ôn tập học kì 1, VB ĐH “Dê con trồng cải củ” trước và sau TN:

Bảng 4.8. Kết quả đánh giá xếp loại NL ĐH của HS sau bài học “Dê con trồng củ cải”

Thời điểm

Xếp loại Tốt

(9-10)

Đạt (5-8)

Chƣa đạt Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%)

TTN 114 0 0 94 82,5 20 17,5

STN 114 48 42,1 64 56,1 2 1,8

Biểu đồ 4.4. Mô tả kết quả đánh giá xếp loại NL ĐH của HS sau bài học “Dê con trồng củ cải”

4.5.2.3. Kết quả đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh cuối giai đoạn Học vần Sau đây là các kết quả thu đƣợc sau giờ dạy TN bài học Ôn tập cuối phần Học vần, VB ĐH “Thuyền lá”.

Bảng 4.9. Kết quả đánh giá NL ĐH của HS sau bài DH ĐH “Thuyền lá”

Thời điểm

Số HS Điểm số Điểm

TBC

4 5 6 7 8 9 10

TTN 110 10 35 20 16 27 2 0 6.2

STN 110 0 8 7 22 24 27 22 8.1

8 5.8

Điểm TBC

TTN STN

0 20 40 60 80 100

Tốt Đạt Chưa đạt

0

94

20 48

64

2

TTN STN

Bảng kết quả thống kê cho thấy rằng mặt bằng điểm STN cao hơn TTN. Cụ thể, điểm trung bình chung STN là 8.1, điểm trung bình chung TTN là 6.2.

Biểu đồ 4.5. Mô tả kết quả đánh giá NL ĐH của HS sau bài học “Thuyền lá”

Sau đây là bảng đánh giá xếp loại NL ĐH của HS sau bài học Ôn tập phần Học vần, VB ĐH “Thuyền lá” trước và sau TN:

Bảng 4.10. Kết quả đánh giá xếp loại NL ĐH của HS sau bài học “Thuyền lá”

Thời điểm

Xếp loại Tốt

(9-10)

Đạt (5-8)

Chƣa đạt Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%)

TTN 110 2 1,8 98 89,1 10 9,1

STN 110 49 44,5 61 55,5 0 0

Biểu đồ 4.6. Mô tả kết quả đánh giá xếp loại NL ĐH của HS sau bài học “Thuyền lá”

Kết luận chung

Nhƣ vậy, bằng việc phân tích các kết quả TN nhƣ trên, chúng tôi đi đến kết luận: cho dù chƣa thể thực nghiệm đƣợc hết những biện pháp DH ĐH cho học sinh lớp 1 giai đoạn Học vần mà luận án đề xuất ở chương 3 nhưng việc áp dụng, thử nghiệm một phần các biện pháp đã thể hiện tính khả thi trong quá trình TN. Sau mỗi giờ học TN, HS đã bước đầu có khả năng tự ĐH một VB tương tự với VB được đề nghị trong giáo án TN. Đặc biệt trong mỗi giờ học TN, HS đã thực sự được trải nghiệm các bước

8.1 6.2

Điểm TBC

TTN STN

0 20 40 60 80 100

Tốt Đạt Chưa đạt

2

98

10

49 61

0

TTN STN

ĐH trong các hoạt động đọc độc lập và tương tác. Đồng thời, trong các giờ học, HS đƣợc GV chú ý phản hồi quá trình và kết quả ĐH, do vậy HS hứng thú với bài học, tích cực hoạt động hơn.

Tiểu kết Chương 4

Căn cứ vào mục đích, nội dung, cách thức tổ chức và các kết quả của DHTN, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

- Về các biện pháp DH ĐH cho HS lớp 1 giai đoạn Học vần:

Các biện pháp được luận án đề xuất ở chương 3 có thể áp dụng có hiệu quả trong DH ĐH cho HS lớp 1 giai đoạn Học vần ở trường tiểu học. Cụ thể:

+ Biện pháp Xây dựng ngữ liệu dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn Học vần trong sự thống nhất với mục tiêu dạy đọc thành tiếng đã tạo ra đƣợc những văn bản ĐH mang tính lợi ích, tiết kiệm, tích hợp, phù hợp với đặc điểm tâm lí, nhận thức của HS.

+ Biện pháp Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực Thực hiện các bài tập bằng các biện pháp daỵ học tích cực, gây hứng thú đã xây dựng đƣợc các câu hỏi, BT ĐH không chỉ chú ý đọc hiểu nội dung mà còn chú ý đến đọc hiểu hình thức và liên hệ, so sánh, kết nối theo yêu cầu của CT GDPT môn Ngữ văn 2018. Cách hỏi đa dạng: Tăng cường đi từ loại câu hỏi đóng, loại câu hỏi tạo ra sẵn khung câu trả lời, tiến tới câu hỏi mở để có nhiều phương án trả lời khác nhau; tạo cơ hội để tiến hành các hoạt động trò chơi, thi đố, đóng vai, tạo cơ hội tương tác giữa HS – HS, hoạt động nhóm đôi, thảo luận nhóm,…

Những phương tiện học tập như: phiếu học tập, phiếu đánh giá… là những phương tiện tốt, tích cực hóa đƣợc hoạt động của HS, góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy ĐH. Hệ thống bài tập và cách thức thực hiện như luận án đề xuất bước đầu cho thấy tác dụng tích cực đối với việc hình thành NL ĐH ở HS lớp 1 giai đoạn Học vần.

Chính bước đầu này đã mang lại sự khác biệt trong chất lượng ĐH của các giờ học đọc đƣợc thử nghiệm.

+ Biện pháp Tổ chức các hoạt động dạy học ĐH giai đoạn học vần cho HS lớp 1 theo mô hình ba giai đoạn phát huy hiệu quả tích cực, cho thấy rõ tính khả thi trong mong ước hình thành chân dung người đọc tích cực ngay từ khi các em HS bước chân vào trường tiểu học.

- Về sự phối hợp giữa các biện pháp: Các biện pháp đƣợc sử dụng phối hợp trong từng bài học cụ thể. Tuy không thể thử nghiệm hết nhưng bước đầu chúng tôi thấy rằng sự phối hợp các biện pháp này trong DH ĐH cho HS lớp 1 giai đoạn Học vần mang tính khả thi, đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPT 2018 với định hướng cơ bản: chuyển đổi giáo dục từ trang bị kiến thức sang phát triển năng lực của người học, thông qua các phương pháp; hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ

động và tiềm năng của mỗi học sinh, giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt; tăng cường thiết kế nội dung các hình thức tổ chức giáo dục; thực hiện chủ trương đa dạng hóa các tài liệu dạy học, giáo viên và học sinh có thể vận dụng tƣ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều cách tiếp cận khác nhau để đạt đƣợc mục tiêu giáo dục.

- Về kết quả thực nghiệm: Kết quả thực nghiệm ở cả ba thời điểm của giai đoạn Học vần đều cho kết quả khả quan. Việc phân tích kết quả thực nghiệm đã phần nào khẳng định đƣợc tính khả thi của các biện pháp DH ĐH mà luận án đề xuất, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và thực hiện mục tiêu giáo dục HS tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận

Phát triển NL cho HS là một vấn đề mang tính thời sự và đƣợc đặc biệt chú trọng trong giai đoạn đổi mới GDPT hiện nay. Chương trình GDPT tổng thể đã đề cập đến 3 nhóm NL chung gồm: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo và các NL chuyên môn của môn Ngữ văn: NL ngôn ngữ và NL văn học. Trong đó, yêu cầu về phát triển NL ngôn ngữ cho HS đã đƣợc thể hiện cụ thể ở các yêu cầu cần đạt của đọc, viết, nói và nghe (bao gồm cả giao tiếp đa phương thức). Hình thành và phát triển NL ĐH cho HS phổ thông nói chung, HS tiểu học nói riêng đƣợc chú trọng trong yêu cầu về đọc của CT. Luận án đã tập trung nghiên cứu về DH ĐH cho HS lớp 1 giai đoạn Học vần và đạt đƣợc một số kết quả sau:

(1) Khái quát đƣợc tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến NL, phát triển NL, ĐH, phát triển NL ĐH cho HS tiểu học và HS lớp 1 trên thế giới và ở Việt Nam.

Khảo sát cho thấy việc DH ĐH đã được nhiều nước trên thế giới như Mĩ, Anh, Pháp... đƣa vào từ giai đoạn học chữ. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã quan tâm đến DH ĐH cho HS lớp 1 nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu dày dặn đặc biệt là chƣa có công trình nghiên cứu nào bàn thảo về DH ĐH cho HS lớp 1 giai đoạn Học vần. Từ đó, luận án đánh giá đƣợc: nghiên cứu DH ĐH giai đoạn Học vần hiện còn là

“khoảng trống” ở Việt Nam. Tập trung nghiên cứu việc DH ĐH cho HS lớp 1 giai đoạn Học vần theo định hướng phát triển năng lực của người học là đóng góp của luận án vào mảng nghiên cứu lí luận DH ĐH hiện nay.

(2) Xác lập đƣợc cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu bao gồm cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn.

Luận án đã nghiên cứu những cơ sở lí luận có tính chất nền tảng nhƣ: cơ sở ngôn ngữ về cấu tạo âm tiết tiếng Việt, cơ sở tâm lí về đặc điểm nhận thức và hứng thú của HS tiểu học và HS giai đoạn đầu lớp 1, các lí thuyết dạy học hiện đại với thuyết đa trí tuệ, lí thuyết DH tích hợp và nghiên cứu về ĐH, VB ĐH, NL ĐH của HS lớp 1. Từ đó, luận án đề xuất đƣợc cấu trúc NL ĐH của HS lớp 1 giai đoạn Học vần. Luận án cũng đã khảo sát và phân tích những cơ sở thực tiễn về CT, SGK hiện hành và thực trạng DH ĐH cho HS lớp 1 hiện nay để thấy những khoảng trống còn bỏ ngỏ trong thực tiễn về hình thành và phát triển NL ĐH cho HS ở giai đoạn Học vần. Đây là một bất cập cần bổ khuyết để đáp ứng đòi hỏi, nhu cầu của HS khi học đọc cũng nhƣ đáp ứng đƣợc yêu cầu cần đạt của CT GDPT mới và cập nhật với mô hình dạy đọc chung của các nước trên thế giới.

Những cơ sở lí luận và thực tiễn này đã định hướng cho chúng tôi nghiên cứu, đề xuất các nguyên tắc DH ĐH và các biện pháp DH ĐH phù hợp cho HS giai đoạn Học vần.

(3) Đề xuất đƣợc các nguyên tắc DH ĐH và các biện pháp DH ĐH cho HS lớp 1 giai đoạn Học vần theo định hướng phát triển NL người học.

Các nguyên tắc DH ĐH giai đoạn này liên quan chặt chẽ đến các biện pháp DH ĐH được đề xuất. Các nguyên tắc đã định hướng rõ việc DH ĐH phải đảm bảo yêu cầu CT về giáo dục NL và PC, đảm bảo tính tích hợp, đảm bảo đƣợc thực hiện trong giao tiếp và bằng giao tiếp, tích cực hóa hoạt động của HS và đảm bảo tính hấp dẫn, tạo hứng thú học tập cho các em.

Năm biện pháp DH ĐH mang đến nhiều kết quả tập trung những đóng góp của luận án. Biện pháp Đẩy nhanh quá trình học đọc thành tiếng đã đề xuất đƣợc mô hình triển khai các bài dạy vần trên cơ sở cấu tạo âm tiết tiếng Việt nhằm giúp HS nhanh chóng có cách học để tự mình bước qua “cửa ải” giải mã kí tự, có kĩ thuật đọc tốt, tạo ra thành công sớm để từ đó khích lệ HS ham đọc, ham tìm hiểu các VB đọc. Biện pháp Xây dựng ngữ liệu dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn Học vần trong sự thống nhất với mục tiêu dạy đọc thành tiếng đã tạo ra một ngân hàng ngữ liệu có thể thỏa mãn những yêu cầu đặt ra của các nguyên tắc ĐH và chương trình GDPT mới. Biện pháp Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập đọc hiểu cho học sinh lớp 1 theo định hướng phát triển năng lực đã đƣa ra đƣợc hệ thống các dạng bài tập ĐH giai đoạn Học vần đáp ứng đƣợc yêu cầu của CT GDPT mới và yêu cầu về kiểm tra đánh giá theo TT 22 cũng như các yêu cầu về phương pháp DH tiếng Việt trong các giáo trình hiện nay.

Hai biện pháp Thực hiện các bài tập bằng các biện pháp daỵ học tích cực, gây hứng thú Tổ chức các hoạt động dạy học ĐH giai đoạn học vần cho HS lớp 1 theo mô hình ba giai đoạn tiếp tục đưa ra những phương án để tác động vào quá trình DH ĐH nhằm hình thành và phát triển NL ĐH cho HS.

(4) Tổ chức dạy thực nghiệm tại các trường tiểu học trên các địa bàn khác nhau trong năm học 2017 – 2018.

Kết quả thực nghiệm đã phần nào chứng minh đƣợc tính khả thi và hiệu quả tích cực của các biện pháp DH ĐH cho HS lớp 1 giai đoạn Học vần. Kết quả bài kiểm tra NL ĐH đối với VB ngoài chương trình sau dạy TN cho thấy tỉ lệ HS sau TN đạt mức Đạt và Tốt (theo các tiêu chí đánh giá được xác định) cao hơn so với trước TN. Đồng thời ở nhóm sau TN, mức độ đạt được của các bài làm cũng đồng đều hơn so với trước TN. Bên cạnh đó, HS trong các giờ học TN thể hiện rõ sự hứng thú, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập.

2. Một số đề xuất

Từ những kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận án về việc DH ĐH cho HS lớp 1 giai đoạn Học vần đã trình bày ở trên, chúng tôi có những đề xuất sau đây:

(1) Với công tác biên soạn sách giáo khoa Tiếng Việt 1 theo định hướng của CT GDPT môn Ngữ văn mới

Các nhà nghiên cứu, các tác giả sách giáo khoa chú trọng đến việc biên soạn và hướng dẫn GV tổ chức hoạt động đọc hiểu nhằm hình thành và phát triển NL ĐH cho HS lớp 1 ngay từ giai đoạn Học vần. Luận án có thể đƣợc coi nhƣ một tài liệu tham khảo, cung cấp những định hướng đã qua kiểm nghiệm của thực tiễn dạy học.

(2) Với công tác tập huấn, bồi dƣỡng GV

Để GV dạy học ĐH theo đúng định hướng và yêu cầu của CT GDPT mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Phòng Giáo dục, các Trường cần tổ chức tập huấn, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn cho GV cả về kiến thức chuyên môn lẫn phương pháp dạy đọc. Các cấp quản lí cần quan tâm đúng mức đến việc tập huấn cho GV về cách xây dựng mục tiêu dạy đọc và thiết kế hoạt động DH, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. GV đóng vai trò người hướng dẫn, tổ chức, điều hành hoạt động DH ĐH nên cần lưu ý xem xét đến tính hợp lí, phù hợp trong các đáp án, cách giải quyết vấn đề, tạo điều kiện, cơ hội để HS thể hiện sự sáng tạo, chủ động trong quá trình đọc. Đó cũng là con đường để thông qua DH ĐH hình thành cho HS các phẩm chất chủ yếu và NL cốt lõi nhƣ CT GDPT tổng thể yêu cầu.

(3) Với các cấp quản lí

Cho phép và khuyến khích GV chủ động biên soạn thêm các tài liệu dạy đọc phù hợp với mô hình nhà trường, theo đúng tinh thần của CT GDPT môn Ngữ văn 2018, lấy yêu cầu cần đạt của CT làm căn cứ để đánh giá NL ĐH của HS.

Một phần của tài liệu Dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 1 giai đoạn học vần theo định hướng phát triển năng lực người học (Trang 151 - 222)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(222 trang)