III Thái độ ứng xử trong thực thi nhi ệm vụ
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG CHỨC CÁC PHÒNG BAN
3.2.5. Giải pháp cải thiện tiền lương, thu nhập và nâng cao đạo đức công vụ
của công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Quận 3.2.5.1. Cải thiện tiền lương, thu nhập của công chức
Lợi ích kinh tế là động lực quan trọng nhất đối với việc kích thích tính tích cực lao động, nâng cao năng lực của công chức. Thực tế cho thấy, khi cuộc sống của công chức ổn định thì họ mới toàn tâm, toàn ý làm việc tận tuỵ, trách nhiệm và có hiệu quả. Thu nhập cá nhân cho công chức là vấn đề nhạy cảm có tác động làm lay động tâm tý, tình cảm, tư tưởng của công chức. Trước hết, lương của công chức phải đủ sống, phải để không chỉ nuôi sống công chức mà còn cả gia đình họ nữa. Vì vậy Nhà nước phải tính đến chính sách cải cách tiền lương, nếu không cải cách thực sự tiền lương công chức thì không thể trông đợi chất lượng công vụ được nâng cao. Bên cạnh đó, cũng cần phải tính toán giữa việc giảm biên chế, xã hội hoá dịch vụ công và chi trả lương cho công chức sao cho nguồn ngân sách của Nhà nước có thể đáp ứng được mức lương của công chức nuôi bản thân và gia đình thì mới có thể phát huy được hết năng lực, trách nhiệm của công chức.
Hiện nay Quận đã thực hiện hình thức khoán chi trong các cơ quan hành chính trực thuộc, tuy nhiên việc quản lý tài chính công cần phải quản lý, tính toán hợp lý sao cho tiết kiệm chi tiêu hơn, lấy nguồn đó để tăng thêm thu nhập cho công chức, cần công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công, kiên quyết đẩy lùi tham ô, tham nhũng. Đây cũng là một giải pháp để góp phần nâng cao năng lực của công chức.
3.2.5.2. Nâng cao đạo đức công vụ của công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Quận
Đạo đức công vụ của công chức là yếu tố cốt lõi bảo đảm cho hoạt động và quản lý nhà nước có hiệu quả. Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi có những cơ chế, quy định pháp luật đồng bộ, phù hợp để nâng cao trách nhiệm, đạo đức công vụ của công chức nhằm duy trì và phát huy cao nhất các giá trị cơ bản của nền công vụ
- một nền công vụ vì dân. Việc hình thành nên các chuẩn mực về tư cách đạo đức công vụ của người công chức là rất quan trọng. Để làm được việc này UBND Quận cần thực hiện một số giải pháp:
- Xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo về đạo đức công vụ trên cơ sở các quy định đã có về đạo đức cán bộ, công chức và công vụ đã được quy định ở Luật cán bộ, công chức; Luật phòng, chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…
- Đổi mới và cải cách công tác quản lý cán bộ, công chức ở tất cả các khâu từ tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, đánh giá và giải quyết các chính sách, chế độ theo đúng các nguyên tắc trong thi hành công vụ như: tuân thủ Hiến pháp và phát luật; công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát để giảm thiểu tối đa các tiêu cực phát sinh trong hoạt động của nền công vụ;
- Cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính nhà nước với dân, theo đó cần thực hiện rà soát thường xuyên TTHC để giảm thiểu các giấy tờ không cần thiết, rút ngắn thời gian giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân; cải cách triệt để các TTHC theo nguyên tắc thống nhất, công khai, đơn giản; chấn chỉnh bộ máy, ngăn chặn và đẩy lùi quan liêu, tham nhũng.
- Thực hiện tốt nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức, trong đó chú ý kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế;
- Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở nhằm tạo điều kiện để công chức và nhân dân kiểm tra giám sát các hoạt động của công chức; việc chi tiêu tài chính công…;
- Tăng cường thực hiện thanh tra công vụ nhằm nâng cao năng lực, trách nhiệm của công chức.
- Chú trọng công tác khen thưởng và xử lý vi phạm, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; nêu cao đạo đức công chức, công vụ, khen thưởng, động viên kịp thời gương công chức mẫu mực, mẫn cán với công vụ.