III Thái độ ứng xử trong thực thi nhi ệm vụ
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG CHỨC CÁC PHÒNG BAN
3.2.4. Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Quận
phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Quận
Trước sự phát triển của khoa học – kỹ thuật và sự biến đổi của xã hội diễn ra nhanh chóng, nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có chất lượng cao mới tồn tại và phát triển được. Vì vậy công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc Quận cũng cần phải có sự thay đổi để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Và một giải pháp không thể không thực hiện trong quá trình quản lý, sử dụng cán bộ, công chức đó là phải đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng cho công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Quận.
Mục đích của đào tạo, bồi dưỡng là giúp cho công chức thực hiện công việc tốt hơn, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc; giúp công chức cập nhật các kỹ năng và kiến thức mới, huấn luyện cho công chức áp dụng các phương pháp làm việc mới, giúp công chức thích nghi với sự thay đổi của công việc. Tạo nên thái độ làm việc đúng đắn, tận tụy, trách nhiệm với công việc.
Tuy nhiên làm thế nào để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả, đạt được mục tiêu của công tác đào tạo, UBND Quận cần thực hiện đầy đủ các bước và các nội dung sau:
Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo gắn liền với cơ cấu phát triển nguồn nhân
lực của Quận và với việc đánh giá các kỹ năng còn hạn chế của công chức;
UBND Quận cần đánh giá đúng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở lấy ý kiến đề xuất từ chính bản thân công chức và các phòng, ban chuyên môn để loại trừ những chương trình đào tạo không thích hợp, nhận biết những nhu cầu đào tạo thích hợp còn chưa được đáp ứng và để xác định mục tiêu đào tạo cho các chương trình được xây dựng.
Bước 2: Lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và chương trình đào tạo bồi dưỡng.
Căn nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Quận, Quận cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn kết với đào tạo và sử dụng công chức hành chính nhà nước của quận, khắc phục tình trạng đào tạo, bồi dưỡng sai địa chỉ, không đúng mục đích, đào tạo tràn lan, thiếu định hướng rõ ràng dẫn đến việc số lượng đào tạo, bồi dưỡng khá lớn mà vẫn chưa khắc phục được tình trạng thiếu hụt về năng lực của công chức gây lãng phí.
Bước 3: Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng
Trong quá trình thực hiện quá trình đào tạo, bồi dưỡng cần phải tìm ra các hình thức và các phương pháp thích hợp nhằm tối ưu hóa quá trình đào tạo.
- UBND Quận cần cải tiến đồng bộ nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước của Quận. Nội dung đào tạo phải xuất phát từ những kiến thức, kỹ năng cần trang bị cho học viên trong khoá học; đảm bảo phù hợp với từng đối tượng học viên để học viên có thể tiếp thu hiệu quả nội dung môn học, đồng thời cần phải đảm bảo tính tiên tiến, đảm bảo cho học viên có thể tiếp thu được đồng thời cũng đòi hỏi học viên phải không ngừng nỗ lực trong học tập, có như vậy thì việc đào tạo mới thực sự mang lại hiệu quả. Trước mắt Quận cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu các kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc còn hạn chế theo kết quả điều tra thực trạng theo khung năng lực để bổ sung kịp thời và
nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và các kỹ năng làm việc cho công chức các phòng, ban chuyên môn của Quận.
+ Các chuyên đề, môn học trong một chương trình đào tạo cần được bố trí khoa học và hợp lý, tạo điều kiện cho học viên có thể tiếp thu nhanh hơn và vận dụng được những kiến thức vừa học.
+ Việc lựa chọn phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảo mục đích của khoá đào tạo, đảm bảo một quá trình nhận thức tích cực và tương đối hoàn chỉnh.
+ Không cử công chức theo học nhiều lớp cùng một thời điểm, không cử những công chức đã nhiều tuổi, công chức không thuộc diện quy hoạch.
- Đào tạo phải kết hợp chặt chẽ với việc bố trí, sử dụng công chức một cách hợp lý, khoa học nhằm phát huy hiệu quả công tác đào tạo.
- Tăng cường và đổi mới công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng. Cụ thể: + Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống, thể chế quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức; xem xét, rà soát các văn bản pháp quy về công tác đào tạo, bồi dưỡng để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn từng thời kỳ, từng giai đoạn, từ quy chế đào tạo, bồi dưỡng; chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy đào tạo; quy chế giảng viên, học viên đến quy chế về hệ thống chương trình, nội dung, quy chế về cử công chức tham gia các lớp đào tạo dài hạn, cơ chế hỗ trợ công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
+ Xây dựng kế hoạch chiến lược về đào tạo công chức hành chính nhà nước, kế hoạch hàng năm phù hợp với tình hình của Quận. Quản lý nhà nước về đào tạo công chức chỉ thực sự có hiệu quả khi được xây dựng có kế hoạch chiến lược và gắn kết chặt chẽ trong thực hiện các bước đào tạo và sử dụng công chức sau đào tạo.
Bước 4: Đánh giá chương trình đào tạo
Tiêu thức quan trọng nhất trong việc đánh giá chương trình đào tạo vẫn là hiệu quả làm việc của công chức có thay đổi theo hướng mong muốn hay không? Do đó cần so sánh hiệu quả làm việc của công chức trước và sau khi được đào tạo
để xác định liệu chương trình đào tạo có đáp ứng được các mục tiêu đào tạo hay không.