Phân tích mô tả công việc, xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn chức danh công chức, tiêu chí đánh giá.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND quận long biên thành phố hà nội gia đoan 2010 2015 (Trang 61 - 63)

III Thái độ ứng xử trong thực thi nhi ệm vụ

3.2.1.1.Phân tích mô tả công việc, xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn chức danh công chức, tiêu chí đánh giá.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG CHỨC CÁC PHÒNG BAN

3.2.1.1.Phân tích mô tả công việc, xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn chức danh công chức, tiêu chí đánh giá.

Phân tích công việc được tiến hành nhằm để xác định các nhiệm vụ thuộc phạm vi công việc đó và các kỹ năng, năng lực quyền hạn và trách nhiệm cụ thể cần phải có để thực hiện công việc đó một cách tốt nhất. Mục tiêu của phân tích công việc là để xây dựng “Bản mô tả công việc”.

Trên cơ sở phân tích công việc, UBND Quận cần xây dựng bản mô tả công việc cho từng vị trí công tác đó.

Để thực hiện được UBND Quận cần chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phân tích mô tả công việc và xây dựng “Bản mô tả công việc” đối với từng vị trí công tác. Cần xác định rõ danh mục công việc cho từng vị trí việc làm của công chức trong các phòng, ban. Tại mỗi vị trí công tác phải có một “Bản mô tả công việc”trong đó nêu rõ:

- Vị trí công việc là gì.

- Những nhiệm vụ cụ thể của vị trí công việc đó.

- Công chức làm việc ở vị trí đó chịu trách nhiệm như thế nào?

Đồng thời với bản mô tả công việc, Quận cũng cần xây dựng bản tiêu chuẩn chức danh công chức đối với từng vị trí công việc. “Bản tiêu chuẩn chức danh công chức” là bản liệt kê các đòi hỏi của công việc đối với công chức về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần phải có; các yêu cầu về đạo đức, tinh thần, trình độ giáo dục và đào tạo cần thiết; các yêu cầu về thể lực và các yêu cầu cụ thể khác.

Tiêu chuẩn chức danh công chức đựơc xây dựng nhằm các mục đích sau: - Làm căn cứ để tuyển chọn, bố trí, sử dụng, nhận xét, đánh giá, đề bạt cán bộ và để xác định rõ nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng; để thực hiện các chính sách và các chế độ đãi ngộ khác với công chức.

- Là căn cứ để tổ chức thi tuyển, thi nâng bậc cho công chức các cấp trong hệ thống hành chính nhà nước.

- Là căn cứ, cơ sở để công chức phấn đấu trong học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, hoàn thành tốt chức trách và thực hiện đúng nghĩa vụ, quyền hạn của mình.

Một bản tiêu chuẩn chức danh công chức hành chính nhà nước phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ chính trị - Tiêu chuẩn về đạo đức cách mạng

- Tiêu chuẩn về năng lực chỉ đạo, quản lý - Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn

Việc xây dựng bản tiêu chuẩn chức danh công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc Quận cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Công chức lãnh đạo đòi hỏi đối với các tiêu chuẩn phải cao công chức chuyên môn.

- Yếu tố về đức (phẩm chất và trình độ chính trị, đạo đức cách mạng, tinh thần làm việc, đạo đức công việc) phải luôn được đề cao đối với mỗi công chức. - Các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ được xác định một cách chính xác trên cơ sở công việc và thực hiện công việc và phải phù hợp với tình hình thực tiễn. Cùng với việc phân tích, xây dựng bản mô tả công việc, xác định tiêu chuẩn chức danh công chức đối với vị trí công việc đó, UBND Quận phải xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc của công chức được phân công tại vị trí công tác đó. Đây là giải pháp hữu hiệu để nâng cao tính tích cực làm việc, lao động của công chức qua đó đánh giá được hiệu quả, năng lực của công chức.

3.2.1.2. Nâng cao cht lượng và hiu lc thc thi ca các văn bn do UBND Qun ban hành

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND quận long biên thành phố hà nội gia đoan 2010 2015 (Trang 61 - 63)