II VỀ KỸ NĂNG
UBND QUẬN LONG BIÊN
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CÔNG CHỨC CÁC PHÒNG, BAN CHUYÊN MÔN THUỘC NĂNG LỰC CÔNG CHỨC CÁC PHÒNG, BAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND QUẬN LONG BIÊN
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Long Biên là một quận mới thành lập năm 2004 được tách ra từ một số xã và Thị trấn của huyện Gia Lâm, là một trong 9 quận nội thành của thành phố Hà Nội, và có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp với Huyện Đông Anh - Phía Đông giáp với Huyện Gia Lâm - Phía Nam giáp với quận Hoàng Mai - Phía Tây giáp với quận Hoàn Kiếm
Quận Long Biên nằm giữa hai con sông là sông Hồng và sông Đuống với địa hình lòng máng cao ven theo hai con đê sông. Địa hình quận tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và hướng dòng sông chảy.
Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, quận Long Biên mang sắc thái đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nền nhiệt độ trong khu vực đồng đều và cũng khá cao, tương đương với nhiệt độ chung của toàn thành phố. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 23 – 240C. Biên độ nhiệt độ trong năm khoảng 12 – 130C, biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khoảng 6 – 70C. Độ ẩm trung bình hàng năm là 82%, ít thay đổi theo các tháng, thường chỉ dao động trong khoảng 78 – 87%. Lượng mưa trung bình năm
khoảng 1600 – 1800 mm.
Quận Long Biên không có nhiều khoáng sản, quặng. Tuy nhiên, với hệ thống sông Hồng và sông Đuống có thể làm cơ sở cho phát triển công nghiệp khai thác cát, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn quận đặc biệt trong những năm quận đang phát triển xây dựng.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Quận Long Biên là một quận có tốc độ đô thị hóa cao, quận có 14 phường gồm: Phường Ngọc Lâm, Bồ Đề, Gia Thụy, Thượng Thanh, Đức Giang, Cự Khối, Thạch Bàn, Long Biên, Phúc Lợi, Sài Đồng, Ngọc Thụy, Giang Biên, Phúc Đồng, Việt Hưng với tổng diện tích tự nhiên của quận là 5.993,03 ha, mật độ dân số trung bình 2093 người/km2. Mặc dù là một quận mới thành lập nhưng quá trình đô thị hóa rất cao nên nhu cầu sử dụng đất để phục vụ vào việc phát triển kinh tế là lớn.
Tính đến nay, trên địa bàn quận có trên 200 cơ quan đơn vị của Trung ương, Thành phố đóng trên địa bàn quận, hơn 700 doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Số hộ làm nông nghiệp hiện nay chỉ còn 17,45%.
Cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn: Giá trị tổng sản lượng các ngành kinh tế đạt trên 6012 tỷ đồng. Trong đó:
- Công nghiệp – xây dựng cơ bản chiếm 70,5%; - Thương mại – dịch vụ chiếm 28,0%;
- Nông nghiệp chiếm 1,5%.
Nhìn chung giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận hàng năm đều tăng nhanh, chủ yếu tập trung ở hai thành phần kinh tế cá thể và kinh tế hỗn hợp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Quận đạt khá nhưng chưa bền vững, hệ thống dịch vụ phát triển chậm, chưa xây dựng được loại hình dịch vụ mũi nhọn. Các HTX sau chuyển đổi hoạt động còn lúng túng. Công nghiệp Long Biên tăng trưởng khá nhưng tốc độ đang có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân chính là do mặt bằng sản xuất trên địa bàn Quận ngày càng bị hạn chế, giá thuê mặt bằng lại quá cao (đặc biệt là trong các khu công nghiệp), khó tìm, không ổn định và thường xuyên bị thay đổi về địa điểm.
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn có tỷ trọng cao nhưng tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp thuộc khu vực quốc doanh. Nhiều doanh nghiệp có trụ sở đặt trên Quận nhưng hoạt động sản xuất chủ yếu diễn ra ở nơi khác. Do vậy, việc tính GTSX của các doanh nghiệp này cũng chưa thật khách quan.
Các đơn vị sản xuất do Quận quản lý chủ yếu có qui mô vừa và nhỏ. Các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ với các khu dân cư, khu phố buôn bán,… gây ảnh hưởng không ít đến môi trường sinh thái.
Sản xuất nông nghiệp còn manh mún, cầm chừng. Mặc dù những năm vừa qua tốc độ tăng trưởng ngành này đạt khá nhưng những năm tới đây khi diện tích sản xuất ngày càng bị thu hẹp, sản lượng nông nghiệp chắc chắn sẽ suy giảm, đặt ra yêu cầu cấp bách về giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất để chuyển sang phục vụ cho các mục đích công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Quận và Thành phố.
Chính những điều kiện kinh tế, xã hội và tốc độ phát triển của quận Long Biên như vậy đã tác động, ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực đội ngũ công chức, viên chức nói chung của Quận và năng lực công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Quận nói riêng, bởi lẽ công chức phải cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới để đáp ứng với sự thay đổi của Quận. Từ đó, vấn đề nâng cao năng lực công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Quận là một việc làm cấp thiết đối với các cấp, các ngành trong Quận.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG CHỨC CÁC PHÒNG, BAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND QUẬN GIAI ĐOẠN 2009 - 2011 THUỘC UBND QUẬN GIAI ĐOẠN 2009 - 2011
Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, UBND Quận có 12 cơ quan chuyên môn ( phòng, ban chuyên môn), gồm: Phòng Nội vụ; Tư pháp; Tài chính – kế hoạch; Tài nguyên và môi trường; Lao động thương binh và xã hội; Văn hoá và thông tin; Giáo dục và đào tạo; Y tế; Thanh tra; Văn phòng HĐND&UBND; Kinh tế; Quản lý đô thị. Công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Quận được hình thành từ nhiều nguồn: công chức cũ của huyện Gia Lâm và tuyển dụng mới... Sau hơn 8 năm, kể từ khi thành lập đến nay,
công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Quận từng bước trưởng thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Lớp công chức mới được tuyển dụng được đào tạo bồi dưỡng cơ bản là nguồn lực phong phú bổ sung cho các ngành, các cấp.
2.2.1. Thực trạng về trình độ đào tạo của công chức các phòng, ban chuyên môn quận Long Biên (2009 – 2011). môn quận Long Biên (2009 – 2011).
Từ năm 2009 đến năm 2011, trình độ chuyên môn của công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Quận luôn được cải thiện, tăng về số lượng và chất lượng. Số công chức có trình độ đại học và trên đại học chiếm đa số trong tổng số các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Quận, đây cũng là biểu hiện của việc nhiều công chức đã nhận thức được sự thay đổi và yêu cầu về trình độ ngày càng cao vì vậy đã tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Số công chức có trình độ trung cấp dao động từ 10 - 02 tương ứng (10,41% - 1,77%) người có xu hướng giảm dần. Số công chức mới được tuyển dụng trong năm gần đây là những người đều có bằng đại học và được đào tạo cơ bản và số công chức có trình độ thạc sỹ ngày một tăng.
Bảng 4. Trình độ đào tạo của công chức các phòng, ban chuyên môn quận Long Biên (2009 – 2011). Năm Trình độ 2009 2010 2011 Trên đại học 02/96 2,08% 04/98 4,08% 11/113 9,73% Đại học 77 80,20% 80 81,63% 94 83,19% Cao đẳng 07 7,29% 09 9,18% 06 5,30% Trung cấp 10 10,41% 05 5,10% 02 1,77% Tổng số công chức 96 98 113
(Nguồn: Phòng nội vụ quận Long Biên – Báo cáo thực trạng đội ngũ công chức năm 2009; 2010;2011)
2.2.2. Thực trạng về sự phù hợp giữa chuyên ngành đào tạo với vị trí công tác của công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Quận của công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Quận
Căn cứ báo cáo kết quả khảo sát về trình độ, chuyên ngành đào tạo của công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND quận Long Biên cho thấy về cơ bản cán bộ, công chức đã được bố trí vị trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo. Yêu cầu này hàng năm đều tăng lên về số lượng, số công chức có chuyên ngành không phù hợp ngày càng giảm, tuy nhiên tỷ lệ chưa nhiều (từ 19,48% năm 2009 còn 17,02% năm 2011) cho thấy vẫn còn ít công chức có trình độ đáp ứng chuẩn về bằng cấp (trình độ Đại học) nhưng chưa phù hợp chuyên ngành đào tạo cần tự học tập hoặc đơn vị sử dụng có cơ chế hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu. Số công chức có trình độ trung cấp và cao đẳng hàng năm giảm dần là biểu hiện có nhiều công chức đã học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình đáp ứng yêu cầu công việc.
Bảng 5: Tỷ lệ phù hợp giữa chuyên ngành đào tạo với vị trí công tác của công chức các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND Quận