- Do đặc điểm, quy mô và yêu cầu quản lý của các DNXL khác các loại hình doanh nghiệp khác nên mô hình tổ chức công tác kế toán cũng không giống
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP XÂY LẮP DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP XÂY LẮP DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHÍNH DOANH NGHIỆP XÂY LẮP DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp xây lắp do Kiểm toán Nhà nước thực hiện [9] [14] nghiệp xây lắp do Kiểm toán Nhà nước thực hiện [9] [14]
Xây lắp là một trong những ngành cơ bản của nền kinh tế. Khi Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phát triển với tốc độ nhanh chóng đã có sự đóng góp rất lớn của ngành xây dựng cơ bản nói chung và của doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Vậy các DNXL đúng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước.
DNXL là loại hình doanh nghiệp có nhiều đặc điểm đặc thù về cơ cấu tổ chức quản lý, sản phẩm xây lắp, quy trình xây lắp… Do đó cơ chế tài chính cũng như việc tổ chức công tác kế toán, lập BCTC cũng có những đặc điểm phức tạp và khác biệt so với các ngành khác. Quy trình và thủ tục kiểm soát các hoạt động xây lắp cũng như hoạt động tài chính thường không đầy đủ và không hiệu lực. Các DNXL đang đứng trước khó khăn trong công tác tài chính nói chung và kiểm soát các khoản chi phí, doanh thu trong hợp đồng xây dựng nói riêng. Thực trạng này dẫn đến giá thành sản phẩm bị đẩy lên quá cao, doanh thu xác định không phù hợp, tài sản bị thất thoát, lãng phí…
Trong thời gian qua, việc mở cửa nền kinh tế cũng như tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ đã tạo ra những thuận lợi và cơ hội đối với doanh nghiệp nói chung và DNXL nói riêng. Thực tiễn này đòi hỏi các DNXL phải cải thiện công tác quản lý, lành mạnh hóa thông tin tài chính, kế toán trong đơn vị.
Trong hoàn cảnh hiện tại, do bị ảnh hưởng bởi đặc điểm nền kinh tế, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý và công tác kế toán tài chính của DNXL đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. Có
thể khẳng định, mức độ trung thực hợp lý của thông tin trên BCTC của các DNXL không cao. Thực trạng đó ảnh hưởng không nhỏ đến các mối quan hệ kinh tế của DNXL, các đối tượng sử dụng thông tin và quá trình hoạt động của DNXL.
Để khắc phục tình trạng mức độ tin cậy của thông tin tài chính thấp, cũng như củng cố niềm tin cho các đối tượng sử dụng thông tin thì việc kiểm toán BCTC DNXL toàn diện, triệt để và khoa học là cần thiết. Kiểm toán độc lập BCTC DNXL sẽ góp phần thực hiện công khai, minh bạch, giúp cho các đối tác tin cậy hơn vào BCTC DNXL nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên liên quan. Hơn nữa, kiểm toán còn giúp các doanh nghiệp nắm bắt được kịp thời, đầy đủ chính sách kinh tế tài chính, ngăn ngừa lãng phí tham nhũng, loại bỏ được những chi phí bất hợp lý, từng bước đưa công tác quản lý tài chính kế toán trong các doanh nghiệp vào nề nếp, góp phần quan trọng trong việc làm lành mạnh hóa môi trường tài chính DNXL, tạo nền tảng cho sự cạnh tranh và phát triển.
Thực trạng kiểm toán BCTC DNXL do KTNN thực hiện chưa có quy trình kiểm toán riêng để áp dụng. Công việc kiểm toán vẫn thực hiện theo quy trình kiểm toán BCTC DNNN nói chung. Do đó, khi làm kiểm toán BCTC DNXL thường thụ động, không đảm bảo tính khoa học, không bao quát được vấn đề cơ bản và trọng yếu nên chất lượng và hiệu quả trong kiểm toán không cao.
Mục tiêu phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 là: "Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Kiểm toán Nhà nước như một công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; xây dựng Kiểm toán Nhà nước có trình độ chuyên nghiệp cao, từng bước hiện đại, trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế”. Với triết lý “công minh, chính trực, nghệ tinh, tâm sáng”, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đang nỗ lực không mệt mỏi phấn đấu trở thành một cơ quan kiểm tra tài chính công có uy tín và có trách nhiệm, góp phần mang lại sự phát triển bền vững và sự phồn thịnh của đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
(Nguồn: Giới thiệu về KTNN, [Trực tuyến]. Địa chỉ:
Do đó, việc ồn thiện kiểm toán BCTC DNXL là hết sức cần thiết và bức bách. Những ý kiến đánh giá, nhận xét và kiến nghị của KTNN về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của BCTC DNXL có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp. Việc đánh giá, nhận xét, kiến nghị đúng tình hình thực tế tại doanh nghiệp sẽ giúp đơn vị khắc phục những yếu kém, tồn tại trong hoạt động và quản lý, ngoài ra còn có tác dụng răn đe đối với những trường hợp cố tình sai phạm, giúp doanh nghiệp phần nào giải tỏa được rủi ro về BCTC đã được kiểm toán; là cơ sở pháp lý quan trọng giúp doanh nghiệp công khai BCTC, chứng minh tình hình tài chính của đơn vị trên thị trường chứng khoán và với các đối tác khác như ngân hàng, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư… Về phía KTNN, việc đánh giá đúng về tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp KTV tránh được rủi ro kiểm toán, các phiền phức về pháp luật, nâng cao hiệu quả hiệu lực cũng như uy tín cơ quan
TNN.
Yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của KTNN, khâu quan trọng nhất là nâng cao chất lượng các cuộc kiểm toán. Thời gian qua, KTNN đã đạt được nhiều kết quả trong việc nâng cao chất lượng kiểm toán, nhưng so với yêu cầu của Đảng, Nhà nước và xã hội thì cần phải tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng
iểm toán.
Để nâng cao chất lượng kiểm toán, KTNN đã ban hành một số quy trình kiểm toán chuyên ngành như: quy trình kiểm toán NSNN, quy trình kiểm toán dự án đầu tư, quy trình kiểm toán DNNN. Đây là những quy trình đánh dấu sự trưởng thành trong hoạt động kiểm toán của cơ quan KTNN. Tuy nhiên, như đã đánh giá ở phần trên, các quy trình kiểm toán nói chung còn khá chung chung, thiếu hướng dẫn chi tiết đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, lạc hậu so với chính sách, chuẩn mực, chế độ kế toán của Nhà nước. Đặc biệt, công tác kiểm toán loại hình DNXL có nhiều đặc điểm đặc thù, phức tạp cần hướng dẫn cụ thể thì chưa có quy trình riêng. Do vậy, việc nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện quy trình kiểm toán DNNN trong đó phải nêu rõ trường hợp đặc biệt của DNXL là một đòi hỏi bức xúc đối với hoạt động kiểm toán doanh nghiệp, nhằm tăng năng lực hoạt động của KTNN và trợ giúp KTV trong hoạt động kiểm toán BCTC DNXL. Một quy trình kiểm toán BCTC DNXL hoàn chỉnh, chi tiết sẽ giúp KTV thực hiện công việc kiểm toán một cách
thống nhất và là cơ sở cho việc thực hiện công tác kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán. Hơn nữa, khi kết thúc thời gian thu thập bằng chứng, các KTV lập biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán của KTV đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá, kết luận, kiến nghị trên cơ sở những bằng chứng thu thập được đòi hỏi cần phải được tổng hợp, lập một cách thống nhất theo mẫu biên bản kiểm toán quy định. Vấn đề này rất quan trọng cho việc tổng hợp để lập báo cáo kiểm toán cho cả đoàn kiểm toán (toàn tổng công ty), vì việc tổng hợp chỉ chính xác khi các chỉ tiêu đã thống nhất ở các nội dung trong báo cáo ki
toán của các tổ kiểm toán.
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP XÂY LẮP D DOANH NGHIỆP XÂY LẮP D
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN
Kiểm toán BCTC DNXL phải được hoàn thiện một cách toàn diện. Xét về bản thân công tác kiểm toán thì phải hoàn thiện từ khâu chuẩn bị kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán đến lập báo cáo kiểm toán, và soát xét chất lượng kiểm toán theo những chuẩn mực, quy định kiểm toán quốc tế, chuẩn mực KTNN Việt Nam đã ban hành. Các nguyên
ắc hoàn thiện kiểm toán BCTC DNXL gồm:
Một là: Hoàn thiện kiểm toán BCTC DNXL phải đảm bảo tính đồng bộ: Hoàn thiện pháp luật và quy định cũng như chuẩn mực về kiểm toán; hoàn thiện tổ chức các công việc kiểm toán; hoàn thiện đối tượng, nội dung, mục tiêu kiểm toán; hoàn thiện quy trình và phương pháp kiểm toán; hoàn thiện tổ chức áp dụng quy trình
iểm toán vào hoạt động kiểm toán thực tiễn.
Hai là: Hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC DNXL phải đảm bảo về số lượng và hiệu quả trong công tác kiểm toán. Số lượng và hiệu quả là hai mặt đối lập trong một cuộc kiểm toán. Ngoài ra, bản chất của kiểm toán là xác nhận sự phù hợp của thông tin nên kiểm toán BCTC là kiểm toán điển hình, không phải kiểm toán toàn diện. Do vậy, hoàn thiện quy trình kiểm toán phải đảm bảo khái quát hết các vấn đề trọng yếu và đủ đại diện cho tổng thể. Đồng thời bằng chứng kiểm toán và ý kiến nhận xét đưa ra phải phù hợp và có tính tin cậy. Ngày càng nâng cao vai trò và
niềm tin của kiểm toán trong hoạt động quản lý t
chính nói chung và đối với hoạt động xây lắp nói riêng.
Ba là: Khi hoàn thiện BCTC DNXL phải dựa trên căn cứ, cơ sở khoa học của lý luận kiểm toán. Đồng thời khi hoàn thiện cần phải dựa trên thực trạng hoạt động kiểm toán của KTNN, và thực trạng của nền kinh tế hiện nay. Như vậy công tác kiểm toán được
oàn thiện mang tính lý luận và vừa có ý nghía thực tiễn cao.
Bốn là: Hoàn thiện nội dung, quy trình và phương pháp kiểm toán phải đảm bảo tính có thể ứng dụng, dễ đào tạo chuyển giao. Muốn vậy hoàn thiện phải đảm bảo tính đầy đủ, chi tiết được sắp xếp theo mộ trình tự khoa học, dễ hiểu, dễ làm, dễ vận dụng. Kiểm toán x ây lắp nói chung và BCTC DNXL nói riêng là một lĩnh vực không mới nhưng vô cùng phức tạp của các hoạt động và nghiệp vụ cũng như các chỉ tiêu cần kiểm toán. Mỗi một DNXL có những đặc điểm riêng, đồng thời kinh nghiệm và sự hiểu biết của KTV còn có sự hạn chế nhất định. Vì vậy chúng ta phải quán triệt nguyên tắc dễ hiểu,
ễ làm, tránh hiể u sai, trùng lặp hoặc vận dụng không phù hợp. Phương hướng hoàn thiện đối với nội dung, mục ti
, phương pháp, quy trình kiểm toán BCTC DNXL do KTNN thực hiện - Đáp ứng được mục tiêu kiểmtoán BC
DNXL là kiểm tra, xác nhận tính trung thực, hợp lý củ a BCTC;
- Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm toán BCTC với kiểm toán tuân thủ, từng bước áp dụg kiểm
án hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn củ a KTNN;
- Hoàn thiện một cách đồng bộ các quy định về chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán; về tổ chức công việc; tổ chức đoàn, tổ kiểm toán; tổ chức áp dụng quy trình kiểm toán vào thực tiễn đối với loại hình DNXL. Các chính sách, chế độ, hướng dẫn phải phùNam hợpvới ch
n mực kiểm toán của INTOSAI và sát thực với thực tiễn Việt hiệ n nay- Đảm b
nâng cao năng lực, hiệu quả và hiệu lực hoạt động kiểm toán củ a KTNN; - Đối với các g
i đoạn của quy trình kiểm toán cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
+ Về kế hoạch kiểm toán cần phải hoàn thiện quy trình khảo sát, thu thập thôngtin
xây dựng kế hoạch kiểm toán, phù hợp với mục tiêu và nội dung kiể m toán; + Về thực hiện kiểm toán cần hoàn thiện việc đánh giá hệ thốg
SNB, xác định rủi ro kiểm toán và cách thu thập bằng chứng kiểm toán cụ thể ;
+ Về lập biên bản kiểm toán cần hoàn thiện mẫu biên bản và báo cáo kiểm toán DNXL phù hợp với chế độ, chính sách, chuẩn mực kế toán của Nhà nước và hoạt động thực
ễn của KTNN, trong đócó sự hướng dẫn cụ thể việc lập biên bản, báo cáo kiểm toán.
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN T H
N KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP XÂY LẮP DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN