- Do đặc điểm, quy mô và yêu cầu quản lý của các DNXL khác các loại hình doanh nghiệp khác nên mô hình tổ chức công tác kế toán cũng không giống
BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP XÂY LẮP DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC HIỆN
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong kiểmtoán báo cáo tài chính
do Kiểm toán Nhà nước thực hiện [11]
Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các tồn tại, hạn chế nêu trên là:
Thứ nhất: Hệ thống chính sách, chế độ và pháp luật chưa đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ cho các lĩnh vực khác nhau. Mặt khác lại thường xuyên thay đổi, do vậy quá trình kiểm toán gặp phải không ít khó khăn, vướng mắc, hạn chế rất nhiều đến hoạt động kiểm toán.
Thứ hai: Các quy định về chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán chưa đầy đủ, đồng bộ. Mặc dù cho đến nay, KTNN đã ban hành khá đầy đủ chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán và các quy định khác điều chỉnh hoạt động kiểm toán, phù hợp với chuẩn mực kiểm toán, nguyên tắc kiểm toán của INTOSAI và đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán. Tuy nhiên, hệ thống các quy định đó vẫn còn nhiều hạn chế. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán chưa hướng dẫn các nghiệp vụ kiểm toán cụ thể. Hệ thống mẫu biểu hồ sơ kiểm toán chưa đầy đủ, đồng bộ, nhất là mẫu biểu kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán, mẫu nhật ký làm việc để KTV phản ánh cụ thể kết quả quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán của từng phần hành kiểm toán, các phương pháp kiểm toán được áp dụng. Chưa có quy trình kiểm toán BCTC cho loại hình DNXL, thiếu hướng dẫn cụ thể một số bước công việc quan trọng như: tìm hiểu hệ thống KTSNB và lập kế hoạch kiểm toán, trách nhiệm của mỗi cấp trong từng giai đoạn,nên khó xác định các bước công việc để thực hiện kiểm toán và chưa thể dùng làm căn cứ để kiểm tra và xác định trách nhiệm của các cấp trong việc thực hiện các quy trình này trong thực hành kiểm toán.
Thứ ba: Vai trò kiểm soát của Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành (khu vực) đối với các đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do địa bàn kiểm toán rộng và một đợt kiểm toán có đồng thời nhiều cuộc kiểm toán diễn ra nên khó kiểm soát. Vai trò, phương thức kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán trưởng và trưởng đoàn kiểm toán chưa phân định rõ ràng, hoặc chưa thực hiện đầy đủ. Đặc biệt là trong trường hợp kiểm toán trưởng kiêm nhiệm trưởng đoàn kiểm toán thì không phân định được rõ ràng chức năng của trưởng đoàn với chức năng quản lý của kiểm toán trưởng; vai trò kiểm soát của kiểm toán trưởng đối với cuộc kiểm toán hầu như không còn, chỉ còn lại vai trò kiểm soát của trưởng
đoàn kiểm toán. Mặt khác, khi kiểm toán trưởng làm trưởng đoàn kiểm toán, cũng khó có thời gian tập trung vào nhiệm vụ kiểm soát chất lượng kiểm toán của các cuộc kiểm toán.
Thứ tư: Đội ngũ kiểm toán viên đã tăng lên đáng kể về số lượng, nhưng trình độ và kinh nghiệm của các kiểm toán viên trẻ, mới vào nghề còn rất ít. Thêm vào đó, việc đào tạo kiểm toán viên trẻ còn mang nặng tính lý thuyết, chưa đi sâu vào “cầm tay chỉ việc” nên khi đi kiểm toán thực tế, các KTV trẻ thường lúng túng và gây ra hiệu quả kiểm toán không cao. Trước yêu cầu kiểm toán hàng năm của KTNN rất lớn và đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng của toàn xã hội đối với kết quả kiểm toán sẽ là một thách thức rất lớn đối với KTNN, nhất là khi thực hiện kiểm toán hoạt động về tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả. Trong khi đó hạn mức kinh phí đào tạo hàng năm cho cán bộ kiểm toán rất hạn hẹp, không đáp ứng được đòi hỏi.
Ngoài ra có một nguyên nhân đến từ chính bản thân DNXL mà không thể không đề cập đến là: Tính chất phức tạp của hoạt động xây lắp và công tác kế toán. Nhu cầu cần kiểm toán và thái độ hợp tác với các đoàn, tổ kiểm toán. Sức ép về chi phí, thời gian và nội dung kiểm toán…
Những hạn chế được đề cập trên đây cần phải nhìn nhận một cách toàn diện, cầu thị để từng bước khắc phục cả ở giác độ vĩ mô và vi mô.
CHƯƠNG 3