Những hạn chế của kiểmtoán báo cỏo tài chính do Kiểmtoán Nhà nước thực hiện [6] [9]

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp xây lắp do kiểm toán nhà nước thực hiện (Trang 101 - 108)

- Do đặc điểm, quy mô và yêu cầu quản lý của các DNXL khác các loại hình doanh nghiệp khác nên mô hình tổ chức công tác kế toán cũng không giống

BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP XÂY LẮP DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC HIỆN

2.3.2. Những hạn chế của kiểmtoán báo cỏo tài chính do Kiểmtoán Nhà nước thực hiện [6] [9]

nước thực hiện [6] [9]

Bên cạnh những thành tựu và kết quả đạt được của kiểm toán BCTC DNXL đã làm cho chất lượng và hiệu quả trong công việc kiểm toán được nâng cao rõ rệt, đảm bảo các thông tin tài chính tin cậy để các đối tượng sử dụng thông tin cú quyết định đúng đắn. Tuy nhiên, trong hoạt động kiểm toán BCTC DNXL còn tồn tại những hạn chế làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán. Vấn đề này làm ảnh hưởng đến việc: các đối tượng sử dụng thông tin không thỏa mãn về kết quả kiểm toán, KTNN không phát huy hết vai trò và trách nhiệm nghề nghiệp, rủi ro kiểm toán cao, sự minh bạch về thông tin bị hạn chế, rủi ro trong quản lý kinh tế, tài chính. Do đó, những tồn tại trong công tác kiểm toán BCTC DNXL phải được chỉ rõ và khắc phục kịp thời.

Thứ nhất: Về các quy định hiện hành liên quan đến kiểm toán BCTC DNXL

Đến nay, hệ thống chuẩn mực và quy trình kiểm toán đã được ban hành, nhưng quy trình kiểm toán BCTC của KTNN là dành cho DNNN nói chung, trong khi DNXL có những đặc điểm riêng, phức tạp và không phù hợp với quy trình kiểm toán BCTC DNNN. Nhóm chuẩn mực kiểm toán thực hành còn chung chung, thiếu hướng dẫn cụ thể, thiếu những quy định trong tác nghiệp của KTV, điều đó gây khó khăn không nhỏ cho KTV, nhất là những người mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm thực tế. Quy trình kiểm toán DNNN chưa đi sâu, hướng dẫn cụ thể theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của DNXL.

KTNN chưa có quy định về báo cáo tài chính như thông lệ quốc tế, chưa có mẫu báo cáo ngắn nên chưa đáp ứng được nhu cầu xác nhận tính trung thực, hợp

pháp của BCTC của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp muốn xác minh BCTC mà vẫn đảm bảo bí mật các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Hiện này, KTNN mới chỉ có 1 loại báo cáo kiểm toán, bao gồm cả tình hình tài chính của doanh nghiệp nên trong một số trường hợp báo cáo không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Báo cáo kiểm toán còn mang tính chất báo cáo thanh tra, nặng về nêu các phát hiện. Số liệu phản ánh không được đánh giá theo mức độ trọng yếu, hầu như tất cả các phát hiện của KTV về mặt số liệu có số chênh lệch đều được phản ảnh vào báo cáo kiểm toán.

KTNN chưa xây dựng và ban hành một bộ tài liệu thể hiện trình tự thực hiện các bước công việc kiểm toán mang tính nguyên tắc, hướng dẫn khoa học để dựa vào đó KTV thực hiện kiểm toán BCTC DNXL. Có lẽ theo quan điểm của KTNN thì việc xây dựng trình tự thực hiện các bước công việc kiểm toán cho kiểm toán BCTC DNXL là không cần thiết vì kiểm toán BCTC DNXL cũng là kiểm toán BCTC DNNN. Do đó, thực hiện kiểm toán BCTC DNNN thuộc ngành nghề khác thế nào thì áp dụng cho kiểm toán BCTC DNXL cũng như vậy. Chính vì lý do đó kèm theo tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán nên khi thực hiện kiểm toán BCTC DNXL thì KTV luôn thụ động, tính linh hoạt bị hạn chế. Những thủ tục kiểm toán thường xác định và thực hiện không phù hợp hoặc bỏ qua. Do đó những xác nhận đưa ra thường dựa vào kinh nghiệm chủ quan của KTV nên độ chính xác không cao và giới hạn rất nhiều. Do đó, hoàn thiện công tác kiểm toán nói chung và quy trình, phương pháp kiểm toán BCTC DNXL nói riêng là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại.

Hệ thống hồ sơ mẫu biểu kiểm toán còn thiếu chương trình kiểm toán chi tiết của KTV. Đoàn kiểm toán và tổ kiểm toán mới chỉ có kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế hoạch kiểm toán chi tiết mà chưa có chương trình kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục kiểm toán. Theo thông lệ quốc tế thì KTV đều phải có các chương trình kiểm toán cụ thể chi tiết cho từng khoản mục, từng phần hành công việc. Nội dung của chương trình kiểm toán bao gồm: Xác định mục tiêu kiểm toán, thủ tục kiểm tra hệ thống KSNB, phân tích soát xét, kiểm tra chi tiết và kết luận. Điều đó đã hạn chế nhiều đến việc kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán, nhất là việc kiểm tra của Trưởng đoàn kiểm toán, của Kiểm toán trưởng.

BCTC DNXL

Một là, đối tượng kiểm toán BCTC DNXL chưa được mở rộng

Thực tế khi thực hiện dịch vụ kiểm toán BCTC DNXL, các công ty và KTV thường xác định đối tượng của kiểm toán là các BCTC mà đơn vị lập theo quy định của Nhà nước. Với thực trạng xác định đối tượng kiểm toán như vậy thì việc xác nhận tính trung thực hợp lý của các đối tượng kiểm toán có thể không toàn diện và triệt để. Vì đặc điểm nổi bật của DNXL là thời gian thi công các công trình thường dài liên quan đến nhiều niên độ kế toán, việc tập hợp chi phí, xác định doanh thu theo từng công trình. Hơn nữa, cơ cấu tổ chức và cơ chế khoán trong xây dựng công trình là phổ biến. Vì vậy, khi kiểm toán BCTC DNXL cần phải mở rộng đối tượng kiểm toán. Do đó khi kiểm toán BCTC DNXL, ngoài đối tượng kiểm toán là BCTC ở niên độ đó, KTV cần yêu cầu đơn vị cung cấp các BCTC ở niên độ trước, các báo cáo tài chính ở các xí nghiệp, các báo cáo kết quả hoạt động từng công trình… Việc xác định như vậy sẽ giúp KTV mở rộng phạm vi kiểm toán, đảm bảo có đủ thông tin, cơ sở dữ liệu để kiểm toán và đưa ra ý kiến xác nhận phù hợp hơn với từng khoản mục hay nội dung kiểm toán.

Hai là, mục tiêu kiểm toán chưa mở rộng và cụ thể hóa theo từng loại thông tin

Hiện nay, mục tiêu kiểm toán BCTC DNXL thường chỉ là xác nhận mức độ tin cậy của các thông tin được trình bày trên BCTC. Đây là mục tiêu tổng quát của kiểm toán BCTC. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành xây dựng và DNXL, nên khi kiểm toán BCTC cần cụ thể thành các mục tiêu đặc thù của từng khoản mục trên BCTC. Ngồi việc kiểm toán xác nhận BCTC còn phải đánh giá tính tuân thủ quy trình xây dựng công trình, các điều khoản trong hợp đồng xây dựng và chấp hành việc vận dụng chuẩn mực kế toán hợp đồng xây dựng, cũng như các quy định kế toán khác khi thực hiện công tác kế toán đối với DNXL.

Thêm vào đó, trong cuộc kiểm toán BCTC DNXL, KTV chỉ xác định mục tiêu kiểm toán chung cho mọi khoản mục, thông tin mà chưa cụ thể hóa các mục tiêu kiểm toán đối với nghiệp vụ và số dư tài khoản. Vì khi kiểm toán xác nhận các thông tin trên BCTC thì cần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm tra cho hai loại thông tin, bao gồm: thông tin số dư và thông tin nghiệp vụ. Nếu không xác định rõ mục tiêu cho nghiệp vụ và số dư thì KTV rất khó xác định các thủ tục kiểm toán phù hợp. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến việc chỉ đạo cũng như kiểm soát các công

việc kiểm toán.

Ba là nội dung kiểm toán còn dàn trải, chưa có sự chọn lọc và tập trung cho phù hợp với từng cuộc kiểm toán.

Thực tế hiện nay, mọi công việc và nội dung kiểm toán được thiết kế sẵn và áp dụng chung cho mọi cuộc kiểm toán. Do đó, khi thực hiện kiểm toán BCTC thì sử dụng những tài liệu đó mà không phân biệt kiểm toán loại hình doanh nghiệp nào. Do đó nội dung kiểm toán thường dàn trải, liệt kê rất chi tiết, đảm bảo không bị thiếu,bỏ sót. Những nội dung kiểm toán thường xác định chung cho mọi cuộc kiểm toán BCTC mà chưa được cụ thể hóa theo từng cuộc kiểm toán cũng như từng loại hình doanh nghiệp. Ngoài ra, khi xác định nội dung, KTV không xác định rõ nội dung trọng tâm cần được kiểm toán kỹ và cẩn trọng hơn. Hơn nữa những nội dung trọng tâm cần được kiểm toán và xác nhận rõ ràng thì đôi khi lại rơi vào giới hạn kiểm toán. Do vậy, trong mỗi cuộc kiểm toán BCTC DNXL sẽ có tình trạng nội dung xác định bị thiếu hoặc thừa, ảnh hưởng đến phạm vi, chất lượng và hiệu quả kiểm toán.

Bốn là tổ chức kiểm toán BCTC DNXL

KTNN chưa xây dựng một quy trình và nguyên tắc hướng dẫn KTV sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán một cách cụ thể cho từng khoản mục, phần hành kiểm toán đối với kiểm toán BCTC DNXL. Do đó, phương pháp kiểm toán và kỹ thuật thu thập bằng chứng chưa được vận dụng một cách khoa học, đồng bộ. Chẳng hạn, cần xác định rõ phải sử dụng bao nhiêu phương pháp, kỹ thuật kiểm toán; ý nghĩa tác dụng của từng phương pháp kĩ thuật đó; thông tin tài liệu gì sẽ thu thập được để làm bằng chứng kiểm toán khi sử dụng phương pháp đó; các phương pháp, kĩ thuật được sử dụng như thế nào, trong trường hợp nào và thời điểm nào; mức độ sử dụng là bao nhiêu và ai sẽ thực hiện các phương pháp đó… Vì đối với mỗi đơn vị, mỗi cuộc kiểm toán và mỗi thông tin thì bằng chứng cần thu thập để đưa ra nhận định đánh giá là khác nhau. Do đó, việc sử dụng phương pháp và kĩ thuật kiểm toán cũng không giống nhau.

Việc thực hiện các phương pháp và kỹ thuật kiểm toán phụ thuộc vào đặc điểm thực tế tại đơn vị và kinh nghiệm của mỗi KTV. Tuy nhiên việc định ra các nguyên tắc để hướng dẫn và kiểm soát việc thực hiện các phương pháp và kỹ thuật kiểm toán không thể không thực hiện. Sự khác biệt tương đối lớn trong việc vận

dụng phương pháp kiểm toán dẫn đến chất lượng kiểm toán không đồng đều. Ngoài ra, việc vận dụng các phương pháp kiểm toán không đầy đủ và thích hợp. Có những cuộc kiểm toán không thực hiện thử nghiệm kiểm toán tuân thủ để đánh giá HTKSNB và thực hiện thủ tục phân tích. Do đó không có bằng chứng để đánh giá mức độ tin cậy của HTKSNB cũng như xác định trọng điểm kiểm toán. Hầu hết các cuộc kiểm toán đều được vận dụng cả 2 loại thử nghiệm kiểm toán nhưng việc vận dụng các kỹ thuật kiểm toán cụ thể lại không đảm bảo. Một số cuộc kiểm toán thực hiện thử nghiệm kiểm toán tuân thủ rất sơ sài, thiếu sự đánh giá hệ thống và hiệu lực các quy chế kiểm soát, thiếu thử nghiệm chi tiết về kiểm soát và thiếu quan sát thực tế quy trình kiểm soát trong các hoạt động của đơn vị. Đối với phương pháp kiểm toán cơ bản thì KTV chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục phân tích mà chủ yếu là kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản. Đa phần chỉ tập trung kiểm tra số liệu tổng hợp và đối chiếu giữa các sổ kế toán với chứng từ.

Việc sử dụng kết hợp thử nghiệm kiểm toán tuân thủ với thử nghiệm kiểm toán cơ bản chưa tốt. Thường các KTV chỉ vận dụng các loại thử nghiệm này ở các thời điểm riêng: thử nghiệm kiểm toán tuân thủ được thực hiện trước khi tiến hành thử nghiệm kiểm toán cơ bản. Do đó việc linh hoạt trong việc xác định quy mô, khối lượng và trọng điểm kiểm toán còn bị hạn chế. Điều đó có nghĩa là khi thực hiện thử nghiệm kiểm toán tuân thủ để đánh giá về HTKSNB là cơ sở để xác định mức độ thực hiện thử nghiệm kiểm toán cơ bản. Như vậy, mức độ, quy mô các thử nghiệm kiểm toán cơ bản được xác định như thế nào sẽ được KTV thực hiện. Trên thực tế, việc vận dụng kết hợp tốt hai loại thử nghiệm này còn có thể điều chỉnh lại quy mô, khối lượng các thử nghiệm kiểm toán cơ bản cho phù hợp hơn. Như vậy sẽ đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong công tác kiểm toán.

Thứ ba: Về quy trình kiểm toán BCTC DNXL

Thực tế hiện nay chưa có quy trình kiểm toán BCTC DNXL, do đó khi thực hiện kiểm toán BCTC DNXL thì thường áp dụng quy trình kiểm toán BCTC DNNN được ban hành và thiết kế sẵn theo hướng dẫn của các chuẩn mực, quy định kiểm toán.

Lập kế hoạch kiểm toán hàng năm của KTNN

Công tác lập kế hoạch kiểm toán hàng năm của KTNN chuyên ngành (khu vực) chưa thực sự chủ động, vẫn còn bị động, lúng túng. Do thời gian lập kế hoạch kiểm toán năm sau thường bắt đầu từ tháng 8 hàng năm, khi đó KTV đang tập trung cho công tác kiểm toán, nên chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, tìm

hiểu để lựa chọn đối tượng kiểm toán, vẫn có tâm lý ỉ lại vào cấp trên. Một nguyên nhân quan trọng nữa dẫn đến tình trạng này là đến nay, KTNN chuyên ngành (khu vực) chưa xây dựng được kế hoạch kiểm toán trung hạn, dài hạn để từ đó phân chia công việc và lập kế hoạch kiểm toán cho mỗi năm.

Việc nghiên cứu và đánh giá HTKSNB chưa được đầy đủ, kết quả đánh giá chưa được sử dụng đúng đắn

Việc nghiên cứu đánh giá HTKSNB và tiến hành các thủ tục kiểm toán về kiểm soát chưa được quan tâm đúng mức. Việc sử dụng kết quả về đánh giá HTKSNB để đánh giá mức trọng yếu, rủi ro chưa được KTV chú trọng để làm căn cứ xác định khối lượng kiểm toán nghiệp vụ và số dư tài khoản.

Việc khảo sát thu thập thông tin ban đầu và lập kế hoạch kiểm toán chưa được thực hiện tốt

Công tác khảo sát đối với kiểm toán BCTC DNXL nhìn chung chưa được coi trọng, ít cả về số lượng đơn vị được khảo sát, thời gian khảo sát và nhân lực khảo sát, dẫn đến tìm hiều về đơn vị chưa chính xác, bố trí thời gian và nhân sự cho cuộc kiểm toán không sát với tình hình thực tế tại đơn vị. Thu thập đầy đủ thông tin về DNXL trong giai đoạn khảo sát sẽ giúp KTV xác định đúng khối lượng, phạm vi, thời gian kiểm toán. Tuy nhiên thực tế việc khảo sát ban đầu chưa được chú trọng. Công việc khảo sát thường rất đơn điệu thời gian khảo sát ngắn, thông tin khảo sát chưa phong phú, chưa tìm hiểu nhiều về kiểm soát nội bộ của đơn vị.

Do khảo sát không kĩ, bố trí thời gian kiểm toán tại mỗi công ty căn cứ chủ yếu vào chỉ tiêu doanh thu, chi phí của doanh nghiệp dẫn đến tình trạng có đơn vị doanh thu lớn, chi phí lớn nhưng hệ thống KSNB tốt, công ty lại đang ở giai đoạn đầu của sự tăng trưởng thì thực tế không cần nhiều thời gian và nhân sự, nhưng tổ kiểm toán lại bố trí thời gian kiểm toán dài. Trong khi đó, có đơn vị tuy doanh thu ít nhưng là đơn vị đã trải qua nhiều năm hoạt động, công tác kế toán yếu kém, tình hình công nợ lại dây dưa kéo dài nhiều năm, có nhiều vấn đề phức tạp thì thời gian bố trí kiểm toán lại ngắn. Do vậy kế hoạch kiểm toán không phù hợp với thực tế, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm toán.

Ngoài ra, do công việc lập kế hoạch kiểm toán chưa được chú trọng đến việc xác định mức độ trọng yếu và đánh giá rủi ro cũng như xem xét mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro. Điều này ảnh hưởng đến việc xác định kích cỡ mẫu và đưa ra

các thủ tục kiểm toán thích hợp. Dẫn đến tình trạng kiểm toán dàn trải, không tập trung ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả kiểm toán.

Việc bố trí KTV từ các phòng khác nhau trong cùng một tổ kiểm toán dẫn đến khó khăn cho việc quản lý, phối hợp công tác. KTNN chưa có quy định và hướng dẫn về việc lập chương trình kiểm toán chi tiết, nên KTV không bám được mục tiêu và các thủ tục kiểm toán đối với từng nội dung được kiểm toán, việc kiểm toán còn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của mỗi KTV.

Thực hiện kiểm toán

Quy trình kiểm toán BCTC DNXL chưa được xây dựng riêng, nên được áp dụng thay bằng quy trình kiểm toán BCTC DNNN. Do đó dẫn đến tình trạng khó khăn cho công việc thu thập thông tin tài liệu làm bằng chứng, xác định thủ tục kiểm toán cần thiết; gây ra kết quả là bằng chứng thu thập được vừa thừa vừa thiếu, không đảm bảo độ tin cậy và tính thuyết phục; không thỏa mãn được các mục tiêu đề ra. Dẫn tới không thỏa mãn trong kiểm toán, không thể đưa ra kết luận về rủi ro kiểm toán.

Việc không xác định hoặc xác định không đúng danh mục tài liệu đã ảnh hưởng đến nguồn tài liệu phục vụ cho kiểm toán. Nhiều khi, các KTV khi xuống đơn vị mới yêu cầu tài liệu nên nhân viên kế toán không chủ động đáp ứng đầy đủ tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán, ảnh hưởng đến tâm lý và thời gian kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp xây lắp do kiểm toán nhà nước thực hiện (Trang 101 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w