- Do đặc điểm, quy mô và yêu cầu quản lý của các DNXL khác các loại hình doanh nghiệp khác nên mô hình tổ chức công tác kế toán cũng không giống
BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP XÂY LẮP DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC HIỆN
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Kiểmtoán Nhà nước Việt Nam [11][14]
[11][14]
Từ những năm cuối thập niên 1980, trong khuôn khổ của quá trình chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, nhà nước đã chủ trương cho phép phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, tiến hành phân cấp ngân sách, mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp nhà nước, tiến tới thực hiện quản lý nền kinh tế xã hội bằng luật pháp. Nhà nước pháp quyền quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa yêu cầu công khai, minh bạch về các thông tin kinh tế, tài chính nhằm tăng cường sự kiểm soát của nhà nước trong việc sử dụng ngân sách nhà nước và công quỹ quốc gia, bảo đảm tính trung thực, hợp pháp, chính xác và hợp lệ của việc sử dụng nguồn lực tài chính công, ngăn ngừa đối với sự xâm hại tài sản nhà nước, thúc đẩy các cơ quan, đơn vị, các nhà quản lý nâng cao hiệu quả trong việc thu chi ngân sách nhà nước, đồng thời cung cấp thông tin cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp phê duyệt quyết toán NSNN hàng năm của cấp mình. Vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá, xác nhận các thông tin kế toán, báo cáo quyết toán phải được đặt ra thường xuyên. Những công cụ kiểm tra trước đây không còn thích hợp và hiệu quả nữa, đòi hỏi phải thành lập một cơ quan độc lập với cơ quan trực tiếp quản lý ngân sách và tài sản nhà nước, nhằm kiểm tra tính tuân thủ của việc sử dụng tiền của nhân dân theo những quy định của pháp luật hiện hành và hiệu quả sử dụng nguồn tài chính này.
Vì những yêu cầu cấp thiết của xã hội và nền kinh tế, cũng như yêu cầu trong quản lý nhà nước, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Kiểm toán Nhà nước Việt Nam theo Nghị định Số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ và hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định Số 61/TTg ngày 24/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Kiểm
toán Nhà nước Việt Nam là một cơ quan hoàn toàn mới, không có tổ chức tiền thân. Ngay sau khi được thành lập, Kiểm toán Nhà nước vừa hình thành bộ máy tổ chức, vừa xây dựng cơ sở vật chất, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, kiểm toán viên, vừa xây dựng chuẩn mực, quy trình kiểm toán và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán do Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao. KTNN Việt Nam còn là thành viên của Tổ chức Quốc tế Các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) từ tháng 7 năm 1996 và Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Châu Á (ASOSAI) từ tháng 01 năm 1997, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã tham gia ngày càng tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế, có mối quan hệ hợp tác rộng rãi và đã ký kết văn kiện hợp tác với hàng chục cơ quan kiểm toán tối cao và các tổ chức quốc tế có uy tín khắp các châu lục.
Sau 11 năm phát triển, cùng với nhu cầu kiểm toán ngày càng lớn, ngày 14/6/2005 Quốc hội nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam khó XI thông qua Luật Kiểm toán Nhà nước và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của Kiểm toán Nhà nước với vị thế là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; thực hiện chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với mọi cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước.
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự quan tâm, giúp đỡ và phối hợp ngày càng có hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương, đơn vị được kiểm toán, công chúng và xã hội trong cả nước, với sự cố gắng nỗ lực không mệt mỏi, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, hoàn thành ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ được giao, gây dựng được uy tín và sự tin cậy trong sự nghiệp xây dựng nền tài chính quốc gia minh bạch, bền vững, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Như vậy KTNN Việt Nam ra đời vừa là sự đáp ứng đòi hỏi tất yếu khách quan trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền và chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa là sản phẩm trí tuệ của quá trình cải cách và đổi mới, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, nhằm tăng cường sự kiểm soát của Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng NSNN và tài sản quốc gia, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế.