- Do đặc điểm, quy mô và yêu cầu quản lý của các DNXL khác các loại hình doanh nghiệp khác nên mô hình tổ chức công tác kế toán cũng không giống
BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP XÂY LẮP DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC HIỆN
2.1.2. Đặc điểm tổ chức và hoạt động của Kiểmtoán Nhà nước [4] [11] [14]
[14]
KTNN được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất, gồm: Bộ máy điều hành, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước. Tổng Kiểm toán Nhà nước quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước. Số lượng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và Kiểm toán Nhà nước khu vực trong từng thời kỳ được xác định trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ do Tổng Kiểm toán Nhà nước trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước bao gồm:
Các đơn vị tham mưu thuộc bộ máy điều hành gồm:
Văn phòng Kiểm toán Nhà nước; Vụ Tổ chức cán bộ;
Vụ Tổng hợp;
Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán; Vụ Pháp chế;
Vụ Quan hệ quốc tế.
Các đơn vị Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành gồm:
Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành Ia (lĩnh vực quốc phòng);
Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành Ib (lĩnh vực an ninh, tài chính và ngân sách Đảng, hoạt động cơ yếu, dự trữ nhà nước);
Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành II (lĩnh vực ngân sách trung ương của bộ, ngành kinh tế tổng hợp);
Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành III (lĩnh vực ngân sách trung ương của bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ…);
Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành IV (lĩnh vực đầu tư, dự án hạ tầng cơ sở); Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành V (lĩnh vực đầu tư, dự án công nghiệp, dân dụng);
Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VI (các tập đoàn, tổng công ty nhà nước); Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII (ngân hàng, các tổ chức tài chính).
Các đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực gồm:
Kiểm toán Nhà nước khu vực I(trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội); Kiểm toán Nhà nước khu vực II(trụ sở đặt tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An); Kiểm toán Nhà nước khu vực III(trụ sở đặt tại Thành phố Đà Nẵng); Kiểm toán Nhà nước khu vực IV(trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh); Kiểm toán Nhà nước khu vực V(trụ sở đặt tại Thành phố Cần Thơ); Kiểm toán Nhà nước khu vực VI(trụ sở đặt tại tỉnh Quảng Ninh); Kiểm toán Nhà nước khu vực VII(trụ sở đặt tại tỉnh Yên Bái); Kiểm toán Nhà nước khu vực VIII(trụ sở đặt tại tỉnh Khánh Hòa); Kiểm toán Nhà nước khu vực IX(trụ sở đặt tại tỉnh Tiền Giang); Kiểm toán Nhà nước khu vực X (trụ sở đặt tại tỉnh Thái Nguyên); Kiểm toán Nhà nước khu vực XI (trụ sở đặt tại tỉnh Thanh Hoá); Kiểm toán Nhà nước khu vực XII (trụ sở đặt tại tỉnh Đắk Lắk);
Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII (trụ sở đặt tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Các đơn vị sự nghiệp gồm:
Trung tâm Khoa học và Bồi dưỡng cán bộ; Trung tâm Tin học;
Tạp chí Kiểm toán.
Theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước: đứng đầu và lãnh đạo KTNN là Tổng Kiểm toán Nhà nước; “Tổng KTNN do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi trao đổi thống nhất với Thủ tướng Chính phủ”. (Trích Điều 17 Luật KTNN). Giúp việc Tổng KTNN là các Phó Tổng KTNN; “Phó Tổng KTNN do Tổng KTNN đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức”. (Trích Điều 20, Luật KTNN). Phó Tổng KTNN được Tổng KTNN phân công chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Tổng KTNN về nhiệm vụ được phân công.
Đứng đầu KTNN chuyên ngành và KTNN khu vực là Kiểm toán trưởng (Vụ trưởng); giúp việc Kiểm toán trưởng có các Phó Kiểm toán trưởng. Kiểm toán trưởng và các Phó Kiểm toán trưởng do Tổng KTNN bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức. Chánh Văn phòng và Phó chánh Văn phòng; Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng; Giám đốc, các Phó Giám đốc trung tâm; Tổng biên tập, các Phó Tổng biên tập do Tổng Kiểm toán Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Mỗi đơn vị có các phòng chức năng để thực hiện nhiệm vụ. Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có con dấu riêng; Kiểm toán Nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng. Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành thực hiện kiểm toán theo chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức ở Trung ương; Kiểm toán Nhà nước khu vực thực hiện kiểm toán đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương trên địa bàn khu vực và các nhiệm vụ kiểm toán khác theo sự phân công của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
KTNN có kinh phí hoạt động riêng do NSNN cấp, là đơn vị dự toán cấp I của ngân sách Trung ương. Biên chế của KTNN thuộc biên chế quản lý Nhà nước. Tổng KTNN xây dựng và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định biên chế về việc thành lập, sáp nhập, giải thể đơn vị trực thuộc KTNN. Hiện nay, KTNN có khoảng 1.500 cán bộ, công chức, KTV và chuyên viên.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước
(Nguồn: Trang web www.kiemtoannn.gov.vn)