Với Việt Nam hiện nay, phát triển cơ sở hạ tầng để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đang được quan tâm đặc biệt: Hàng nghìn công trình xây dựng đang được thực hiện trên cả nước; Chi phí cho đầu tư xây dựng cơ bản chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng Ngân sách nhà nước và ngân sách của doanh nghiệp... Với đặc điểm của nền kinh tế hiện nay cùng với sự phức tạp trong quản lý tài chính và xây dựng của hoạt động xây lắp dẫn đến nhiều sai phạm nghiêm trọng: Hiện tượng tham ô, tham nhũng, biển thủ tài sản, xuyên tạc thông tin ngày càng tinh vi và khó kiểm soát hơn; Việc ngăn ngừa sai phạm, nâng cao khả năng quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh (SXKD) trong doanh nghiệp xây lắp (DNXL) là cần thiết và cấp bách.
Kiểm tốn nhà nước (KTNN) là cơ quan kiểm tra tài chính công của nhà nước, có chức năng kiểm tra kiểm soát việc chi tiêu ngân sách, tăng cường việc sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực tài chính của quốc gia. Trong quá trình hoạt động và phát triển, KTNN đã thể hiện là một bộ phận quan trọng trong quản lý kinh tế đất nước. Ở Việt Nam, dự nhân lực của KTNN còn hạn chế để có thể kiểm toán tất cả các ngành nghề, các loại hình kinh doanh, các chương trình, dự án … thuộc phạm vi kiểm toán của KTNN, nhưng KTNN đã nỗ lực hết sức để thực hiện kiểm toán hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế nước ta, góp phần rất lớn giúp Nhà nước điều hành quản lý kinh tế vĩ mô. Hàng năm KTNN thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) rất nhiều doanh nghiệp nhà nước. KTNN đã góp phần giúp các cơ quan hữu quan nắm bắt được tình hình tài chính thực của các doanh nghiệp, đồng thời KTNN trực tiếp tham gia vào việc kiểm tra tình hình sử dụng và quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các tổng công ty (TCT) đã và đang cổ phần hóa, nhằm ngăn chặn kịp thời việc thất thoát tài sản nhà nước sau khi chuyển đổi hình thức sở hữu vốn. Một vai trò quan trọng không kém là KTNN giúp đơn vị chấn chỉnh, hoàn thiện công tác quản lý, kiến nghị sửa đổi chính sách chế độ cho phù hợp với tình hình hiện nay. KTNN đã ban hành Quyết định 02/2010/QĐ- KTNN ngày 27/01/2010 về Quy trình Kiểm toán BCTC doanh nghiệp nhà nước, để hướng dẫn kiểm toán viên (KTV) thực hành kiểm toán một cách khoa học và thống
nhất, tuân thủ theo chuẩn mực của KTNN và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán được chấp nhận chung. Mặc dù DNXL cũng là một bộ phận của doanh nghiệp nhà nước, có những đặc điểm riêng biệt ảnh hưởng đển công tác kiểm toán nên khi áp dụng quy trình kiểm toán BCTC của doanh nghiệp nhà nước vào kiểm toán các DNXL vẫn còn nhiều vấn đề bất cập.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, Tác giả đã lựa chọn Đề tài: “Hoàn thiện
kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp xây lắp do Kiểm toán Nhà nước thực hiện” làm luận văn thạc sỹ của mình.