- Do đặc điểm, quy mô và yêu cầu quản lý của các DNXL khác các loại hình doanh nghiệp khác nên mô hình tổ chức công tác kế toán cũng không giống
BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP XÂY LẮP DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC HIỆN
2.1.3. Khái quát kết quả kiểmtoán báo cáo tài chính doanh nghiệp xây lắp do Kiểm toán Nhà nước thực hiện [7]
Kể từ khi được thành lập đến nay, KTNN nói chung và KTNN chuyên ngành, khu vực nói riêng luôn hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán được giao hàng năm, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu, mục tiêu đề ra. Lĩnh vực kiểm toán BCTC DNXL được thực hiện kiểm toán thường xuyên ở các Tổng công ty 90&91, nay đang dần chuyển đổi thành các Tổng công ty cổ phần, hay các Tập đoàn, qua đó góp phần quản lý nguồn lực tài chính Nhà nước một cách tiết kiệm và có hiệu quả.
Qua kết quả kiểm toán hàng năm cho thấy, nhìn chung các đơn vị được kiểm toán đã thực hiện quản lý tài sản, nguồn vốn theo các chế độ, chính sách của Nhà nước; đã ban hành các quy định quản lý nội bộ phù hợp với chế độ chính sách Nhà nước hiện hành; chấp hành tương đối tốt các chế độ tài chính, kế toán Nhà nước quy định; Báo cáo tài chính được lập tương đối kịp thời; công tác kiểm soát và kiểm toán nội bộ từng bước được coi trọng và tăng cường. Tuy nhiên, việc chấp hành chế độ quản lý kinh tế nói chung và chế độ quản lý tài chính, kế toán của các đơn vị được kiểm toán còn nhiều sai sót. Nhiều doanh nghiệp còn lập báo cáo tài chính thiếu trung thực, hợp lý. Nhiều doanh nghiệp lãi nhiều thì báo lãi ít, lỗ thì báo cáo lãi… Nhiều doanh nghiệp có số lỗ cao hơn nhiều lần so với số vốn của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến số liệu về tình hình doanh nghiệp không trung thực, không phản ánh đúng thực trạng tài chính. Tình trạng nợ phải thu, phải trả ở các doanh nghiệp rất lớn. Có những doanh nghiệp tỷ lệ nợ phải thu gấp 3-4 lần số vốn sở hữu của doanh nghiệp, trong đó nợ phải thu khó đòi chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhìn chung chiếm tỷ trọng rất thấp, mất cân đối cơ cấu tài chính, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nợ ngân hàng và các đơn vị khác chiếm tỷ trọng quá lớn, có những doanh nghiệp số nợ phải trả chiếm gần hết tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.
Theo kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2008 của các doanh nghiệp xây lắp do KTNN thực hiện cho thấy:
* Về hiệu quả sản xuất kinh doanh: Đa phần các doanh nghiệp được kiểm toán vẫn có lãi; đại bộ phận các Tổng công ty đã bảo toàn và phát triển vốn, cơ bản thực hiện tốt các nhiệm vụ được Nhà nước giao. Tổng lợi nhuận sau thuế tăng so
với năm trước: Tổng công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị 187,7 tỷ đồng tăng so với năm trước là 16%; Tổng công ty Xây dựng Hà Nội 185,7 tỷ đồng, tăng so với năm trước là 16%; Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam 54,6 tỷ đồng, tăng so với năm trước 14%; Tổng công ty Đầu tư Xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam 49,3 tỷ đồng, tăng so với năm trước 63,4%. Bên cạnh đó, vẫn còn một số Tổng công ty chưa phát huy tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, chưa tương xứng với những lợi thế và đầu tư của Nhà nước, hoạt động chưa hiệu quả và không bảo toàn được vốn.
Báo cáo tài chính năm 2008 của phần lớn các DNXL đã phản ánh đúng đắn tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ với NSNN. Tuy nhiên còn một số DNXL vẫn chưa thực hiện tốt là: TCT Cơ khí Xây dựng, TCT Xây dựng Công trình giao thông 6, TCT Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp. Công tác hạch toán kế toán còn nhiều sai sót nên sau kiểm toán phải điều chỉnh. Công tác quản lý tài chính của các DNXL cơ bản tuân thủ theo quy định của Nhà nước; xây dựng quy chế tài chính nội bộ phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của đơn vị. Công tác đối chiếu công nợ đã được các TCT quan tâm nên nhiều đơn vị có tỷ lệ đối chiếu cao như: TCT Xây dựng Hà Nội: Công ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng 72%, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển nhà và Xây dựng Tây Hồ 67,24%, Công ty cổ phần Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh 56%; TCT Đầu tư phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam: Công ty mẹ và các công ty con đều đạt trên 70%; TCT Đầu tư Xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam: Công ty cổ phần WASECO 90%, Công ty cổ phần WASE 89%; TCT Đầu tư phát triển Hạ tầng đô thị: Công ty cổ phần xây dựng và Phát triển Hạ tầng 80%; TCT Xây dựng Công nghiệp Việt Nam: Công ty cổ phần kết cấu thép Xây dựng 82%, Công ty cổ phần Xây lắp điện II 89%...; TCT Đường sông miền Nam: Công ty cổ phần xây lắp Công trình 100%, Công ty mẹ 78%. Tuy nhiên còn đa phần các doanh nghiệp có tỷ lệ đối chiếu công nợ rất thấp như: Công ty cổ phần Thi công cơ giới và Xây lắp 35%; Công ty cổ phần xây dựng đô thị và Khu công nghiệp 31%; Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 4 đạt 18%; Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế xây dựng kinh doanh nhà: 9,6%; Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 34 đạt 4%; Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 3,7%... Đó là do đặc trưng của DNXL thực hiện cơ chế khốn nhưng thiếu kiểm tra, kiểm soát nội bộ nên nhiều khoản phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, tạm ứng không được quyết toán, lưu trữ
hồ sơ không đầy đủ và khó có khả năng thu hồi. Đây thực chất là những khoản lỗ tiềm ẩn trong tương lai.
Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng không kiểm kê, đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối năm như: TCT Cơ khí và xây dựng; TCT Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam, TCT Đường sông miền Nam, TCT Xây dựng công trình giao thông 6, TCT Xây dựng Công nghiệp Việt Nam, Công ty Công trình Viettel… Nhiều công trình đã quyết toán, hạch toán đủ doanh thu từ năm trước nhưng chưa kết chuyển chi phí tương ứng tạo tình trạng lãi giả, lỗ thật như: Công ty cổ phần Cơ khí và xây dựng thuộc TCT Xây dựng Hà Nội 6 tỷ đồng; TCT Cơ khí Xây dựng: Công ty cổ phần Xây dựng và Lắp máy điện nước số 3 là 25,8 tỷ đồng; Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Coma 25 là 7,9 tỷ đồng, Công ty thi công Cơ giới và Lắp máy là 3,4 tỷ đồng, Công ty cổ phần Cơ khí và Xây lắp số 7 là 6,9 tỷ đồng, Công ty cổ phần Cơ khí Xây dựng và Lắp máy điện nước 30 tỷ đồng; TCT Xây dựng Công nghiệp Việt Nam: Công ty cổ phần Xây lắp và Sản xuất Công nghiệp 12 tỷ đồng, Công ty TNHH Nhà nước MTV Xây lắp Hóa chất 1,5 tỷ đồng; TCT Xây dựng công trình giao thông 6: Công ty cổ phần 623 là 65,5 tỷ đồng…Nhiều khoản chi phí lớn phát sinh trong nhiều năm nhưng lưu trữ hồ sơ không đầy đủ nên không đủ cơ sở để xác nhận như TCT Cơ khí Xây dựng.
Việc quản lý TSCĐ và đầu tư XDCB của các doanh nghiệp đã tuân thủ quy định của Nhà nước, song vẫn còn nhiều hạn chế: Không mở thẻ chi tiết TSCĐ, chưa hạch toán tạm tăng nguyên giá TSCĐ hình thành qua XDCB đã hoàn thành đưa vào sử dụng như: TCT Cơ khí Xây dựng 51,7 tỷ đồng; TCT Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam 160,4 tỷ đồng (công ty mẹ); TCT Đầu tư phát triển Hạ tầng đô thị 9,2 tỷ đồng (Công ty mẹ); TCT Xây dựng Công trình giao thông 6 là 15,2 tỷ (văn phòng TCT). Ngoài ra còn một số tình trạng hạch toán công cụ, dụng cụ vào TSCĐ, hạch toán TSCĐ vào chi phí, trích khấu hao không đúng quy định… Một số đơn vị khi đầu tư không nghiên cứu kỹ công nghệ và nhu cầu sử dụng nên hiệu quả thấp như: TCT Vật liệu Xây dựng số 1: Công ty CP Phước Hòa FICO đầu tư dự án cưa, mài đá granite trị giá 18,6 tỷ đồng, Công ty cổ phần Cơ khí Xây dựng Tân Định FICO đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất phụ kiện vệ sinh 60,9 tỷ đồng…
Nguồn vốn kinh doanh ở hầu hết các đơn vị đều tăng trưởng so với các năm trước, thể hiện quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, một số đơn vị hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên vốn chiếm dụng, vốn vay nên
tình hình tài chính thiếu ổn định và nhiều rủi ro. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu năm 2008 của một số DNXL như sau: TCT Xây dựng Công trình giao thông 6 là 30,53 lần; TCT Xây dựng Công nghiệp Việt Nam là 16,47 lần; TCT Xây dựng Hà Nội là 14 lần; TCT Cơ khí Xây dựng 7,06 lần; TCT Đầu tư phát triển Đô thị và Khu công nghiệp VN là 3,74 lần…
Nhiều DNXL phản ánh chưa đúng doanh thu chi phí do hạch toán không đúng niên độ kế toán, trích lập dự phòng, khấu hao TSCĐ, phân bổ chi phí không đúng chế độ, chuẩn mực… Qua kiểm toán đã phải điều chỉnh lại các khoản mục doanh thu, chi phí như: TCT Xây dựng Hà Nội: Tổng doanh thu – thu nhập tăng 188 tỷ đồng, tổng chi phí tăng 196 tỷ đồng; TCT Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam: Tổng doanh thu – thu nhập giảm 228 tỷ đồng, tổng chi phí giảm 222,6 tỷ đồng; TCT Đầu tư phát triển đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam: Tổng doanh thu – thu nhập giảm 311 tỷ đồng, tổng chi phí giảm 221 tỷ đồng; TCT Vật liệu xây dựng số 1: Tổng doanh thu – thu nhập giảm 128,5 tỷ đồng, tổng chi phí giảm 146,4 tỷ đồng…
Về thực hiện nghĩa vụ với NSNN: nhìn chung, các DNXL đã kê khai, nộp thuế theo quy định. Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị được kiểm toán đều xác định, kê khai thiếu thuế và các khoản phải nộp NSNN.
Về công tác sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa DNNN: Năm 2008, do tác động của suy thoái kinh tế và một số nguyên nhân khác nên nhiều doanh nghiệp bị chậm trễ thậm chí tạm dừng việc cổ phần hóa như: Văn phòng TCT Xây dựng cơng trình giao thông 6; 01 công ty độc lập thuộc TCT Vật liệu Xây dựng số 1… Ngoài ra, công tác cổ phần hóa còn có một số hạn chế như: xác định thiếu giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, thu tiền cổ phần hóa về quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp của TCT không kịp thời, sử dụng quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp không đúng quy định, công tác phê duyệt kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị bàn giao vốn sang công ty cổ phần của các bộ, ngành còn chậm.
Về quản lý đất và bất động sản: Hiện tại các DNXL đang quản lý và sử dụng số lượng lớn cơ sở, diện tích nhà, đất. Như: TCT Đầu tư phát triển Hạ tầng đô thị là 796.096m2; TCT Cơ khí Xây dựng là 1.127.631 m2; TCT Đầu tư Phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam là 62.993.931 m2; TCT Đầu tư Xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam 211.933 m2; TCT Xây dựng Hà Nội là 3.164.382 m2. Nhưng nhiều diện tích nhà, đất chưa được các địa phương ký hợp đồng cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên việc quản lý gặp nhiều khó
khăn, hiệu quả sử dụng bị hạn chế, gây thất thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Bên cạnh đó thì công tác quản lý đất tại một số doanh nghiệp còn yếu kém: quản lý, theo dõi quỹ đất hiện sử dụng không chính xác, bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích…
Kết quả kiểm toán ghi nhận được qua 17 năm hoạt động của KTNN không chỉ là con số tăng thu, tiết kiệm chi hàng tỷ đồng cho NSNN mà còn ở chỗ kết quả và các kiến nghị của KTNN còn giúp các cơ quan nhà nước chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, ngân sách, bổ sung, sửa đổi quy chế, văn bản, chế độ cho phù hợp với tình hình của nền kinh tế và hoạt động của các DNXL hiện nay, giúp ngăn ngừa tiêu cực, lãng phí, thất thoát tiền của, tài sản của Nhà nước. Không những thế, kết quả của KTNN giúp các đơn vị được kiểm toán nhận thấy những sai sót, những cách làm chưa đúng hay những sai phạm của mình để có biện pháp khách phục, hạn chế rủi ro kinh doanh, hoàn thiện công tác quản lý nhằm đảm bảo sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia một cách hiệu quả hơn.
2.2. TÌNH HÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP XÂY LẮP DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC HIỆN