Nghiên cứu bào chế phytosome quercetin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế phytosome quercetin ứng dụng vào viên nang cứng (Trang 82 - 96)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Xây dựng công thức và quy trình bào chế phytosome quercetin

3.2.1. Nghiên cứu bào chế phytosome quercetin

3.2.1.1. Lựa chọn phương pháp bào chế

Tiến hành bào chế 40 ml hỗn dịch phytosome quercetin theo hai phương pháp: Bốc hơi dung môi (mục 2.2.1.1) và kết tủa trong dung môi (mục 2.2.1.2), với công thức và thông số kỹ thuật chung như sau:

- Tỷ lệ quercetin : HSPC là 1:1 (mol:mol).

- Dung môi phản ứng: 20 ml ethanol tuyệt đối.

- Thời gian phản ứng: 16 giờ.

- Nhiệt độ phản ứng: 80oC.

Các thông số kỹ thuật khác được trình bày ở bảng 3.15.

Bảng 3.15. Các thông số kỹ thuật trong quá trình bào chế phytosome quercetin

Điều kiện Thông số

Phương pháp bốc hơi dung môi

Tốc độ quay khi phối hợp quercetin, PL 150 vòng/phút

Tốc độ quay khi tráng film 100 vòng/phút

Thời gian hút chân không 16 giờ

Phương pháp kết tủa trong dung môi

Tốc độ khuấy khi phối hợp quercetin, PL 400 vòng/phút

Môi trường kết tủa n-hexan

Tốc độ khuấy khi kết tủa dung môi 100 vòng/phút

Tốc độ bơm n-hexan 5 ml/phút

Đánh giá các đặc tính (KTTP, PDI và thế Zeta) của các hỗn dịch phytosome theo mục 2.2.3.3.b và 2.2.3.3.c. Sau đó, tiến hành sấy khô hỗn dịch, xác định độ tan trong nước (theo mục 2.2.3.3.e) và tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa của các mẫu bột thu được (theo mục 3.1.3). Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở hình 3.4 và bảng 3.16.

Hình 3.4. Tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa và độ tan trong nước

của phytosome quercetin bào chế theo các phương pháp khác nhau (n = 3)

97,13 % 93,87 %

9.88

8.92

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Bốc hơi dung môi Kết tủa trong dung môi

Độ tan (àg/ml) Tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa (%)

Tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa (%) Độ tan (àg/ml)

67

Đặc điểm của phytosome là tăng sinh khả dụng qua việc cải thiện độ tan và tốc độ hòa tan quercetin trong nước. Từ kết quả thực nghiệm nhận thấy độ tan của phytosome quercetin được cải thiện đáng kể so với quercetin dạng tự do (độ tan trong nước của quercetin dihydrat là 0,85 àg/ml). Tỷ lệ hoạt chất được phytosome hóa càng cao thì độ tan của hỗn hợp càng tăng lên. Thực tế cũng cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa hai thông số này. So sánh hai phương pháp, phytosome bào chế theo phương pháp bốc hơi dung môi có tỷ lệ hoạt chất được phytosome hóa và độ tan trong nước cao hơn.

Bảng 3.16. Một số đặc tính của hỗn dịch phytosome quercetin bào chế theo các phương pháp khác nhau (n = 3)

Phương pháp bào chế

KTTP

(nm) PDI Thế Zeta

(mV)

Hàm lƣợng quercetin (mg/ml) Bốc hơi dung môi 347,6 ± 3,5 0,303 ± 0,015 -22,1 ± 0,3 1,67 ± 0,07 Kết tủa trong dung môi 203,5 ± 8,7 0,239 ± 0,024 -33,5 ± 0,6 1,65 ± 0,03

Hỗn dịch phytosome quercetin bào chế theo phương pháp kết tủa trong dung môi so với phương pháp bốc hơi dung môi có ưu điểm: KTTP nhỏ hơn (203,5 nm) và phân bố kích thước tiểu phân đồng đều hơn (PDI = 0,239) trong khi hỗn dịch phytosome bào chế theo phương pháp bốc hơi dung môi có KTTP 347,6 nm với PDI = 0,303 (hình 3.5).

Hình 3.5. Ảnh hưởng của phương pháp bào chế phytosome đến kích thước và phân bố kích thước tiểu phân (n = 3)

So sánh các giá trị tuyệt đối thế Zeta nhận thấy phương pháp bốc hơi dung môi có thế Zeta thấp hơn nhưng giá trị này (22,1 mV) vẫn đảm bảo độ ổn định của các tiểu phân phytosome.

So sánh hai phương pháp nhận thấy:

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35

0 50 100 150 200 250 300 350 400

Bốc hơi dung môi Kết tủa trong dung môi

KTTP (nm) PDI

KTTP (nm) PDI

68

- Phương pháp kết tủa trong dung môi sử dụng dung môi hữu cơ (n-hexan) độc hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe, môi trường. Vì vậy, trong quá trình bào chế, cần áp dụng các phương pháp loại bỏ hoàn toàn dung môi này. Sau đó, phải xây dựng phương pháp xác định lượng dung môi tồn dư trong phytosome quercetin sau bào chế. Để khắc phục nhược điểm trên, luận án đã nghiên cứu sử dụng dung môi kết tủa an toàn hơn là nước. Sau khi tạo phytosome quercetin trong ethanol với công thức và thông số kỹ thuật như trên, tiến hành phân lập phytosome trong môi trường nước cất với tỷ lệ 3 ml ethanol/50 ml nước kết hợp khuấy trộn với tốc độ 750 vòng/phút ở nhiệt độ 60oC (bơm nhanh ethanol vào dung môi kết tủa theo ba đợt, để phân tán thêm 10 phút trước khi thực hiện đợt mới). Kết quả đánh giá một số đặc tính của hỗn dịch phytosome quercetin bào chế được thể hiện ở bảng 3.17.

Bảng 3.17. Một số đặc tính của hỗn dịch phytosome quercetin bào chế theo phương pháp kết tủa trong môi trường nước (n = 3)

KTTP

(nm) PDI Thế Zeta

(mV)

Hàm lƣợng quercetin (mg/ml) Kết tủa trong nước 223,2 ± 2,5 0,235 ± 0,026 -21,3 ± 0,5 0,23 ± 0,01

Nếu sử dụng nước là dung môi kết tủa, hàm lượng hoạt chất trong công thức thấp. Khi tăng hàm lượng quercetin, kích thước của các tiểu phân phytosome quercetin bào chế tương đối lớn (> 500 nm) với PDI > 0,5. Do đó, nhằm đảm bảo phytosome có KTTP nhỏ và ổn định trong thời gian bảo quản cần tăng thể tích môi trường kết tủa. Tuy nhiên, với lượng dung môi quá lớn sẽ kéo dài thời gian bốc hơi dung môi, không phù hợp khi tiến hành sản xuất phytosome quercetin trên quy mô lớn.

- Ở quy mô nhỏ, phương pháp kết tủa trong dung môi chỉ thích hợp khi thể tích hỗn dịch phytosome thu được dưới 100 ml. Để nâng quy mô cần sử dụng các thiết bị như hệ thống bơm dịch tự động để kiểm soát tốc độ phối hợp n-hexan vào hỗn hợp phản ứng, hệ thống cất quay để bốc hơi dung môi. Với quy trình như vậy gặp một số khó khăn nhất định:

+ Về thiết bị, cần sử dụng máy khuấy trộn có gia nhiệt áp dụng được với quy mô lớn.

+ Về quy trình, trải qua nhiều giai đoạn, khó áp dụng vào quy trình sản xuất.

- Trong khi đó, phương pháp bốc hơi dung môi được tiến hành trên máy cất quay, là thiết bị thông dụng, phù hợp với các quy mô khác nhau. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi khi nâng cấp quy mô đồng thời đảm bảo chất lượng của phytosome bào chế,

69

nghiên cứu đã tiến hành so sánh sự khác nhau về tỷ lệ hoạt chất được phytosome hóa khi rút ngắn giai đoạn bào chế (không tiến hành giai đoạn hydrat). Bào chế hai mẫu phytosome quercetin theo phương pháp bốc hơi dung môi ở quy mô 500 g/mẻ, với tỷ lệ quercetin : HSPC là 1:1 (mol:mol), phản ứng kéo dài trong 6 giờ ở nhiệt độ 80oC.

Trong đó, một mẫu tiến hành hydrat màng film và một mẫu không hydrat. Kết quả thu được cho thấy, không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ hoạt chất được phytosome hóa giữa hai mẫu này (94,26 ± 0,28 % và 93,07 ± 0,52 %). Độ tan trong nước của quercetin dạng phytosome (khụng thực hiện giai đoạn hydrat) trờn 8 àg/ml. Như vậy, việc bỏ qua giai đoạn hydrat màng film không ảnh hưởng quá lớn đến chất lượng của phytosome bào chế. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã tiến hành so sánh sự khác nhau giữa việc hydrat hóa màng film với việc hydrat hóa từ bột phytosome. Quá trình hydrat hóa được thực hiện theo các thông số kỹ thuật như mục 2.2.1.1. Kết quả cho thấy mẫu hydrat hóa từ bột có KTTP và PDI lớn hơn nhưng không chênh lệch nhiều giữa các mẫu (bảng 3.18). Nếu có thể giảm KTTP của bột trước khi hydrat hóa bằng phương pháp nghiền phù hợp thì có thể đảm bảo sự đồng nhất.

Bảng 3.18. Một số đặc tính của phytosome quercetin

khi tiến hành hydrat hóa từ màng film và hydrat hóa từ bột phytosome (n = 3) KTTP

(nm) PDI Thế Zeta

(mV) Hydrat hóa màng film 347,6 ± 3,5 0,303 ± 0,015 -22,1 ± 0,3 Hydrat hóa từ bột phytosome 385,1 ± 4,8 0,366 ± 0,021 -20,5 ± 0,1

Dung môi ethanol sau quá trình phản ứng có thể được thu hồi để tái sử dụng cho các quy trình sau, việc làm này sẽ làm giảm chi phí sản xuất.

Ngoài ra, để ứng dụng vào dạng uống, yếu tố ảnh hưởng nhiều đến khả năng cải thiện sinh khả dụng của quercetin chính là tỷ lệ hoạt chất được phytosome hóa và khả năng cải thiện độ tan của hoạt chất. Trên cơ sở các kết quả khảo sát ở trên, phương pháp bốc hơi dung môi được lựa chọn. Tuy nhiên, nghiên cứu tiếp theo được định hướng cải thiện hơn nữa độ ổn định hóa học của phytosome quercetin.

3.2.1.2. Xây dựng công thức bào chế phytosome quercetin

Lựa chọn loại phospholipid

Hiện nay, hai loại PL hay được sử dụng trong nghiên cứu bào chế phytosome là lecithin và HSPC với những ưu, nhược điểm khác nhau. Nhằm lựa chọn một loại PL phù hợp với nghiên cứu, tiến hành bào chế phức hợp quercetin với cả hai loại PL theo tỷ lệ 1:1 (mol:mol) bằng phương pháp bốc hơi dung môi (mục 2.2.1.1), với

70

thời gian và nhiệt độ phản ứng lần lượt là 16 giờ, 80oC; tốc độ quay của bình cất quay là 150 vòng/phút. Thành phần chính trong lecithin là SPC với hàm lượng khoảng 50,9 % (còn lại là các PL khác) nên quy tỷ lệ mol của lecithin theo SPC.

Tiến hành đánh giá các đặc tính của phytosome quercetin bào chế theo mục 2.2.3.3 và theo mục 3.1.3. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của lecithin và HSPC đến một số đặc tính của phytosome quercetin như mất khối lượng do làm khô, tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa và độ tan trong nước được thể hiện trong bảng 3.19.

Bảng 3.19. Đặc tính của phytosome quercetin bào chế với các loại phospholipid khác nhau (n = 3)

Đặc tính HSPC Lecithin

Tính chất Bột khô, mịn, màu vàng nhạt Khối bột dính, màu vàng Mất khối lượng do

làm khô (%) 2,27 ± 0,13 4,13 ± 0,19

Tỷ lệ hoạt chất được

phytosome hóa (%) 96,13 ± 0,26 92,48 ± 0,54

Độ tan trong nước (àg/ml) 9,88 ± 0,13 9,58 ± 0,17 Mức độ làm tăng độ

tan hoạt chất (lần) 11,6 11,3

Độ ổn định của bột phức hợp bào chế với lecithin hoặc HSPC được đánh giá ở 2 điều kiện: Điều kiện thực trong phòng thí nghiệm và điều kiện lão hóa cấp tốc theo phương pháp trình bày ở mục 2.2.5.1. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.20.

Bảng 3.20. Độ ổn định của phytosome quercetin bào chế với các loại phospholipid khác nhau (n = 3) Điều kiện PL Thời gian Hình thức Hàm ẩm

(%) EE (%) Độ tan (àg/ml)

15 - 35oC;

RH:

60 - 90 %

HSPC

Ban đầu Bột khô, mịn, màu vàng nhạt

2,27

± 0,13

96,13

± 0,26

9,88

± 0,13 1 tháng Bột khô, mịn,

màu vàng nhạt

2,59

± 0,22

95,67

± 0,33

9,92

± 0,14 Lecithin

Ban đầu Khối bột dính, màu vàng

4,13

± 0,19

92,48

± 0,54

9,58

± 0,17 1 tháng Khối bột ẩm,

dính, màu vàng

8,04

± 0,36

91,51

± 0,72

9,25

± 0,29

40 ± 2oC

HSPC

Ban đầu Bột khô, mịn, màu vàng nhạt

2,27

± 0,13

96,13

± 0,26

9,88

± 0,13 1 tháng Bột khô, mịn,

màu vàng nhạt

3,03

± 0,28

95,05

± 0,51

9,70

± 0,19

71 RH:

75 ± 5%

Lecithin

Ban đầu Khối bột dính, màu vàng

4,13

± 0,19

92,48

± 0,54

9,58

± 0,17 1 tháng Khối bột ẩm,

dính, màu vàng

9,68

± 0,51

90,38

± 0,47

9,02

± 0,15 So với HSPC, ưu điểm lớn nhất của lecithin là giá thành rẻ, nguồn nguyên liệu sẵn có, phù hợp bào chế phytosome sử dụng đường uống. Vì vậy, một số nghiên cứu bào chế phytosome lựa chọn phospholipid là lecithin [119], [148]. Tuy nhiên, từ kết quả khảo sát nhận thấy do lecithin hút ẩm nhanh nên thể chất của phytosome bào chế thường đặc quánh, dễ thay đổi khi bảo quản trong một thời gian dài với hàm ẩm tăng cao (bảng 3.20). Ngoài ra, đặc tính kém bền về mặt hóa học và độ tinh khiết thấp của lecithin cũng ảnh hưởng đến chất lượng của phytosome bào chế (tỷ lệ hoạt chất được phytosome hóa giảm so với phytosome bào chế với HSPC). Trên cơ sở kết quả khảo sát, lựa chọn HSPC cho những nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, luận án ưu tiên lựa chọn phospholipid tinh khiết hơn nhằm mục đích đánh giá được tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình bào chế cũng như chứng minh được sự hình thành liên kết trong phytosome quercetin.

Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ quercetin : HSPC tới đặc tính của phytosome Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ quercetin : HSPC (mol:mol) đến các đặc tính của phytosome bằng cách thay đổi tỷ lệ quercetin : HSPC trong công thức ở các mức 1:0,5; 1:0,75; 1:1,0; 1:1,25 và 1:1,5.

Tiến hành bào chế các mẫu theo phương pháp bốc hơi dung môi (mục 2.2.1.1), với thời gian và nhiệt độ phản ứng là 16 giờ và 80oC, tốc độ quay khi phối hợp quercetin và PL là 150 vòng/phút.

Đánh giá các đặc tính (KTTP, PDI và thế Zeta) của các hỗn dịch phytosome quercetin theo mục 2.2.3.3.b và 2.2.3.3.c. Sau đó, tiến hành sấy khô hỗn dịch, đánh giá độ tan trong nước (theo mục 2.2.3.3.e) và tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa của các mẫu bột thu được (mục 3.1.3). Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.21.

Bảng 3.21. Đặc tính của phytosome quercetin

bào chế với tỷ lệ quercetin : HSPC (mol:mol) khác nhau (n = 3) Tỷ lệ

quercetin : HSPC

KTTP

(nm) PDI

Thế Zeta (mV)

Độ tan trong nước (àg/ml)

Độ tan tăng so với quercetin

(lần)

Tỷ lệ hoạt chất phytosome

hóa (%) 1:0,5 434,0

± 3,8

0,263

± 0,014

-13,2

± 0,1

4,31

± 0,22 5,1 60,31 ± 0,65

72

Nhận thấy, các mẫu phytosome thu được có KTTP dưới 500 nm, và không chênh lệch nhiều giữa các mẫu với PDI < 0,4. Phytosome quercetin bào chế theo tỷ lệ quercetin : HSPC 1:1 có KTTP nhỏ, phân bố KTTP tương đối hẹp và hiệu suất phytosome hóa cao nhất (96,13 %).

Hình 3.6. Ảnh hưởng của tỷ lệ quercetin : HSPC

đến hiệu suất và độ tan trong nước của phytosome quercetin (n = 3) Kết quả thực nghiệm cho thấy sau khi tạo phức với phospholipid, độ tan trong nước của quercetin tăng lên. Có sự khác nhau về độ tan giữa các mẫu phytosome bào chế với các tỷ lệ quercetin : HSPC thay đổi. Phytosome bào chế với tỷ lệ quercetin : HSPC 1:1 có độ tan cao nhất. Khi tăng tỷ lệ quercetin trong công thức (1:0,75 và 1:0,5) thỡ độ tan trong nước của quercetin giảm từ 9,88 àg/ml xuống 4,31 àg/ml. Nguyờn nhõn cú thể là do tồn tại một lượng lớn quercetin ở dạng tự do không liên kết với HSPC, làm giảm độ tan của phytosome. Sự giảm độ tan cũng được quan sát thấy ở các mẫu bào chế với tỷ lệ quercetin : HSPC là 1:1,25 và 1:1,5.

Chính lượng HSPC tự do hình thành những lớp gel bao xung quanh các tiểu phân phytosome quercetin, ngăn cản quá trình thấm ướt. Vì vậy, tỷ lệ quercetin : HSPC được lựa chọn trong nghiên cứu này là 1:1 (mol:mol).

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

1:0,5 1:0,75 1:1,0 1:1,25 1:1,5

Tỷ lệ hoạt chất phytosome húa (%) Độ tan (àg/ml)

Tỷ lệ quercetin : HSPC

Tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa (%) Độ tan (àg/ml)

1:0,75 376,6

± 4,1

0,319

± 0,008

-19,7

± 0,3

6,75

± 0,17 7,9 76,33 ± 0,93 1:1,0 347,6

± 3,5

0,303

± 0,015

-22,1

± 0,3

9,88

± 0,13 11,6 96,13 ± 0,26 1:1,25 384,5

± 2,9

0,362

± 0,019

-20,3

± 0,4

9,56

± 0,32 11,2 95,79 ± 0,79 1:1,5 498,6

± 5,6

0,330

± 0,049

-12,4

± 0,1

9,23

± 0,28 10,8 92,45 ± 0,83

73

Khảo sát ảnh hưởng của cholesterol tới đặc tính của phytosome

Cholesterol có khả năng làm tăng độ dày và đặc khít giữa các PL nên có thể cải thiện độ ổn định và hiệu suất bào chế phytosome.

Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của cholesterol đến đặc tính của phytosome quercetin bào chế bằng cách thay đổi tỷ lệ quercetin : HSPC : cholesterol (mol:mol:mol) trong công thức ở các mức 1:1:0 (M1’); 1:1:0,1 (M2’); 1:1:0,2 (M3’) và 1:1:0,5 (M4’).

Tiến hành bào chế các mẫu M1’, M2’, M3’, M4’ theo phương pháp bốc hơi dung môi (mục 2.2.1.1), với thời gian và nhiệt độ phản ứng là 16 giờ và 80oC, tốc độ quay khi phối hợp quercetin và PL là 150 vòng/phút. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.22.

Bảng 3.22. Đặc tính của phytosome quercetin

bào chế với các tỷ lệ quercetin : HSPC : cholesterol khác nhau (n = 3) Mẫu

bào chế

Tỷ lệ quercetin : HSPC : cholesterol

KTTP

(nm) PDI Thế Zeta

(mV) EE (%) M1’ 1:1:0 347,6 ± 3,5 0,303 ± 0,015 -22,1 ± 0,3 96,13 ± 0,26 M2’ 1:1:0,1 354,9 ± 4,2 0,311 ± 0,022 -21,3 ± 0,5 94,29 ± 0,69 M3’ 1:1:0,2 364,0 ± 5,7 0,310 ± 0,031 -21,2 ± 0,5 97,01 ± 0,72 M4’ 1:1:0,5 503,0± 7,2 0,365 ± 0,029 -22,3 ± 0,7 71,94 ± 0,45

Hình 3.7. Ảnh hưởng của tỷ lệ quercetin : HSPC : cholesterol đến kích thước tiểu phân và hiệu suất phytosome hóa (n = 3)

Kết quả thu được trong bảng 3.22 cho thấy: Khi thêm cholesterol vào công thức bào chế với tỷ lệ quercetin : HSPC : cholesterol (mol:mol:mol) bằng 1:1:0,1 và 1:1:0,2 thì KTTP, PDI và tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa có thay đổi nhưng không quá lớn so với mẫu bào chế không có cholesterol (KTTP < 400 nm và PDI < 0,35).

Khi tăng tỷ lệ quercetin : HSPC : cholesterol lên tới 1:1:0,5 (mẫu M4’) thì KTTP,

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550

1:1:0 1:1:0,1 1:1:0,2 1:1:0,5 Tỷ lệ quercetin : HSPC : cholesterol

Tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa (%) KTTP

(nm)

KTTP (nm) Tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa (%)

74

phân bố KTTP có xu hướng tăng lên (KTTP 503,0 nm và PDI 0,365). Điều này có thể giải thích do sự tương tác giữa cholesterol và PL làm các phân tử PL sắp xếp chặt hơn, kết quả làm tăng độ cứng và độ dày của màng phytosome. Tỷ lệ hoạt chất được phytosome hóa của mẫu này giảm đáng kể so với các mẫu còn lại (71,94 %).

Nguyên nhân là do khi nồng độ cholesterol tăng cao sẽ cạnh tranh vị trí của quercetin trên lớp màng kép làm cho hoạt chất bị đẩy ra khỏi phytosome. Do đó, tỷ lệ quercetin:HSPC:cholesterol (mol:mol:mol) lên tới 1:1:0,5 không được lựa chọn cho nghiên cứu tiếp theo.

Các mẫu phytosome bào chế với các tỷ lệ quercetin : HSPC : cholesterol còn lại (M1’, M2’, M3’) được bảo quản ở điều kiện 5 ± 3oC (trong ngăn mát tủ lạnh).

Sau 1 tuần, 4 tuần và 8 tuần đánh giá lại các chỉ tiêu KTTP, phân bố KTTP, thế Zeta và tỷ lệ hoạt chất được phytosome hóa. Kết quả cho thấy mẫu phytosome M1’(không chứa cholesterol) không ổn định sau 4 tuần bảo quản, mẫu bị kết tụ và lắng xuống. Các mẫu M2’, M3’ có tỷ lệ hoạt chất phytosome hóa tương đối ổn định, đạt tương ứng 92,8 % và 96,8 % sau 2 tháng bảo quản. Kết quả đánh giá đặc tính của hỗn dịch phytosome quercetin theo thời gian được thể hiện ở bảng 3.23.

Bảng 3.23. Độ ổn định của hỗn dịch phytosome quercetin

bào chế với các tỷ lệ quercetin : HSPC : cholesterol khác nhau (n = 3) Mẫu

Sau 1 tuần Sau 4 tuần Sau 8 tuần

KTTP

(nm) PDI Zeta (mV)

KTTP

(nm) PDI Zeta (mV)

KTTP

(nm) PDI Zeta (mV) M1’ 416,3

± 6,8

0,302 ± 0,011

-22,1

± 0,5 Mẫu hỏng, xuất hiện kết tủa vẩn đục M2’ 364,5

± 5,2

0,316 ± 0,010

-21,7

± 0,5

373,5

± 4,2

0,322 ± 0,012

-20,4

± 0,3

402,2

± 6,1

0,328 ± 0,009

-19,6

± 0,2 M3’ 360,7

± 5,8

0,311 ± 0,017

-21,5

± 0,4

367,2

± 7,3

0,318 ± 0,018

-21,3

± 0,6

362,9

± 5,0

0,321 ± 0,012

-21,7

± 0,3 Mẫu phytosome M3’ (1:1:0,2) có độ ổn định vật lý tốt hơn M2’ (1:1:0,1): Sau 2 tháng bảo quản, mẫu M3’ có KTTP dao động trong khoảng hẹp 360,7 - 367,2 nm, PDI ổn định 0,311 - 0,321; mẫu M2’ có KTTP thay đổi không nhiều nhưng thể hiện xu hướng tăng lên trong quá trình bảo quản. Vì vậy, nghiên cứu lựa chọn tỷ lệ quercetin:HSPC:cholesterol (mol:mol:mol) là 1:1:0,2 cho các thí nghiệm tiếp theo.

 Từ kết quả của các phần khảo sát, công thức bào chế phytosome quercetin theo phương pháp bốc hơi dung môi như sau:

- Dung môi phản ứng: ethanol tuyệt đối.

- Phospholipid: HSPC.

- Tỷ lệ quercetin : HSPC : cholesterol là 1:1:0,2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế phytosome quercetin ứng dụng vào viên nang cứng (Trang 82 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(209 trang)