CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá tác dụng bảo vệ gan trên mô hình chuột bị gây độc bằng
Để đánh giá khả năng bảo vệ gan của quercetin trước và sau khi tạo phức với PL, sau khi uống mẫu, chuột thuần chủng BALB/c bị gây tổn thương gan bằng CCl4 với một liều duy nhất 0,2 ml/kg khối lượng cơ thể theo phương pháp mô tả ở mục 2.2.7. Khả năng bảo vệ gan được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Hàm lượng amino transferase (AST, ALT) trong huyết thanh; hàm lượng GSH, MDA trong gan và khối lượng gan chuột.
Kết quả thí nghiệm được biểu diễn dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Đánh giá, so sánh giá trị trung bình giữa các lô thí nghiệm bằng phương pháp thống kê sử dụng t-test. Sự sai khác có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05 và p <
0,01 với quy ước: *: p < 0,05; **: p < 0,01
Khối lượng chuột trong quá trình thí nghiệm
Sự thay đổi khối lượng của chuột trước và sau khi thí nghiệm được theo dõi và xác định nhằm tính toán lượng hoạt chất cho uống. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng 3.44.
Bảng 3.44. Khối lượng chuột trước và sau khi thí nghiệm (n = 6)
STT Lô
Khối lƣợng chuột (gam/con) Trước thí
nghiệm (ngày 1)
Sau 7 ngày uống mẫu
Sau 9 ngày uống mẫu 1 Đối chứng sinh lý 29,07 ± 1,28 30,04 ± 0,28 30,10 ± 1,77 2 Đối chứng bệnh lý 29,17 ± 1,97 30,58 ± 1,37 30,33 ± 1,31
106 3 Lô uống silymarin: 50
mg/kgP/ngày 29,20 ± 1,75 29,70 ± 1,53 30,00 ± 1,66 4 Lô uống quercetin: 50
mg/kgP/ngày 29,00 ± 1,65 28,20 ± 1,02 28,30 ± 0,89 5 Lô uống quercetin: 100
mg/kgP/ngày 29,10 ± 0,89 28,00 ± 1,11 28,60 ± 1,47 6 Lô uống phytosome quercetin:
50 mg quercetin/kgP/ngày 29,00 ± 0,63 28,80 ± 0,92 29,00 ± 1,40 7 Lô uống phytosome quercetin:
100 mg quercetin/kgP/ngày 29,10 ± 0,87 28,20 ± 1,36 29,00 ± 1,70 Kết quả bảng 3.44 cho thấy:
- Trong cùng một lô chuột, khối lượng của chuột tại thời điểm trước thí nghiệm (ngày 1) và sau thí nghiệm (sau 7 ngày và sau 9 ngày uống mẫu) không có sự sai khác thống kê (p > 0,01).
- Khối lượng của chuột ở các lô uống quercetin, phytosome quercetin (50 mg/kg và 100 mg/kg) và lô uống silymarin so với khối lượng của chuột ở lô chứng sinh lý tại tất cả các thời điểm đánh giá không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,01).
Như vậy, có thể thấy CCl4 không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của chuột thí nghiệm sau 9 ngày.
Nồng độ các enzym gan trong huyết thanh
ALT và AST là hai enzym chức năng quan trọng của gan. Ở người khỏe mạnh, hàm lượng ALT và AST trong máu thấp. Khi gan bị tổn thương hay có bệnh, hàm lượng ALT và AST sẽ tăng cao do được phóng thích vào máu.Sự tăng cao bất thường của hai chỉ số này cho phép đánh giá và phát hiện mức độ tổn thương của gan.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của quercetin nguyên liệu và quercetin dạng phytosome lên nồng độ amino transferase huyết thanh được trình bày ở bảng 3.45 và hình 3.26.
Bảng 3.45. Sự thay đổi nồng độ AST và ALT
trong huyết thanh chuột BALB/c bị nhiễm độc CCl4 (n = 6)
STT Lô AST (UI/L) ALT (UI/L)
1 Đối chứng sinh lý 115,20 ± 6,56 42,97 ± 3,97
2 Đối chứng bệnh lý 1528,59 ± 86,53 553,38 ± 45,86 3 Lô uống silymarin:
50 mg/kgP/ngày 1366,06 ± 84,31 336,75** ± 58,69
107 4 Lô uống quercetin: 50
mg/kgP/ngày 1397,96 ± 81,60 445,07 ± 54,31
5 Lô uống quercetin: 100
mg/kgP/ngày 645,75** ± 78,02 267,94** ± 39,26 6 Lô uống phytosome quercetin: 50
mg quercetin/kgP/ngày 598,34** ± 74,11 230,34** ± 49,97 7 Lô uống phytosome quercetin: 100
mg quercetin/kgP/ngày 323,84** ± 30,86 104,47** ± 13,32
**: p < 0,01 so với đối chứng bệnh lý;
p6-7 < 0,01; p5-6 > 0,01
Hình 3.26. Nồng độ AST và ALT trong huyết thanh chuột ở các lô thử nghiệm (n = 6)
Kết quả thu được cho thấy:
- So với nhóm chứng sinh lý, hoạt độ của hai enzym ALT và AST tăng mạnh trong các lô chuột bị gây độc bằng CCl4, trong đó nồng độ AST tăng cao hơn ALT.
Điều này phản ánh tế bào gan chuột đã bị tổn thương ở mức dưới tế bào vào tới ty thể.
- Các lô chuột uống phytosome quercetin ở mức liều tương đương với 50 mg và 100 mg quercetin/kgP/ngày có các chỉ số ALT và AST giảm theo hướng về mức bình thường so với đối chứng bệnh lý. Như vậy, phytosome quercetin ở cả hai mức liều đều cho thấy tác dụng bảo vệ gan thông qua ổn định hoạt động enzym chức năng gan. Hiệu quả bảo vệ gan của hai lô này tốt hơn so với đối chứng tham khảo là silymarin ở mức liều 50 mg/kgP/ngày. Khả năng bảo vệ và phục hồi chức năng gan
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800
Chứng sinh lý
Chứng bệnh lý
Chứng dương
Quercetin (50 mg/kg)
Quercetin (100 mg/kg)
Phytosome (50 mg/kg)
Phytosome (100 mg/kg)
Nồng độ các enzym gan (UI/L) AST
ALT
108
sau khi gây độc bằng CCl4 của phytosome tỷ lệ thuận với sự tăng liều hoạt chất (p <
0,01). Khi lượng quercetin trong phytosome tăng từ 50 mg lên 100 mg thì giá trị ALT giảm từ 230,34 UI/L xuống 104,47 UI/L.
- So với đối chứng bệnh lý, hoạt độ của hai enzym ALT và AST có xu hướng giảm nhưng không có ý nghĩa thống kê ở lô chuột uống quercetin liều 50 mg/kgP/ngày (p > 0,01). Khi tăng liều quercetin lên 100 mg/kgP/ngày, các chỉ số enzym chức năng gan giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). So với lô uống phytosome quercetin ở mức liều tương đương với 50 mg quercetin/kgP/ngày (bằng một nửa lượng quercetin ở trên), hoạt độ của ALT và AST không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,01). Điều này cho thấy quercetin trong phytosome thể hiện hoạt tính bảo vệ gan in vivo tốt hơn quercetin dạng tự do.
Hàm lượng GSH, MDA trong gan
Sự thay đổi hàm lượng GSH và MDA trong gan ở các lô thí nghiệm và đối chứng được trình bày trong bảng 3.46. Kết quả cho thấy nhóm chuột đối chứng bệnh có hàm lượng MDA tăng trong khi hàm lượng GSH giảm so với nhóm đối chứng sinh lý. Nguyên nhân của sự thay đổi là do quá trình stress oxy hóa và quá trình peroxid hóa lipid xảy ra mạnh mẽ ở gan.
Bảng 3.46. Sự thay đổi hàm lƣợng GSH và MDA trong gan chuột BALB/c bị nhiễm độc CCl4 (n = 6)
STT Lô
Hàm lƣợng GSH (nM/ml dịch đồng
thể gan)
Hàm lƣợng MDA (nM/ml dịch đồng
thể gan)
1 Đối chứng sinh lý 1,38 ± 0,29 0,88 ± 0,14
2 Đối chứng bệnh lý 0,58 ± 0,07 3,14 ± 0,26
3 Lô uống silymarin:
50 mg/kgP/ngày 0,72* ± 0,05 2,56* ± 0,24 4 Lô uống quercetin:
50 mg/kgP/ngày 0,63 ± 0,09 3,15 ± 0,32
5 Lô uống quercetin: 100
mg/kgP/ngày 0,75* ± 0,07 2,50* ± 0,27
6 Lô uống phytosome quercetin:
50 mg quercetin/kgP/ngày 0,79* ± 0,08 2,48* ± 0,30 7 Lô uống phytosome quercetin:
100 mg quercetin/kgP/ngày 0,98** ± 0,13 2,05** ± 0,28
*: p < 0,05; **: p < 0,01 so với đối chứng bệnh lý.
109
Hình 3.27. Hàm lượng GSH và MDA trong gan chuột ở các lô thử nghiệm (n=6) Trong tế bào GSH tự do chủ yếu ở dạng khử, là một chất chống oxy hóa mang nhóm sulfhydryl (-SH) đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do, làm giảm chất oxy hóa nội sinh và chống stress oxy hoá ngoại sinh. Qua kết quả nghiên cứu nhận thấy phytosome quercetin ở mức liều tương đương với 50 mg và 100 mg quercetin/kgP/ngày làm tăng hàm lượng GSH trong gan có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng bệnh lý. Sự thay đổi hàm lượng GSH được thể hiện rõ ở lô chuột uống liều cao hơn (p < 0,01). Với nhóm chuột uống quercetin ở mức liều 100 mg/kgP/ngày, gấp đôi lượng quercetin so với phytosome quercetin 50 mg/kgP/ngày, hàm lượng GSH giữa hai nhóm không có sự sai khác thống kê (p > 0,01). Trong khi đó, lô chuột uống 50 mg quercetin/kgP/ngày có xu hướng làm tăng hàm lượng GSH nhưng chưa đạt mức có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng bệnh lý (p > 0,01).
Kết quả này cũng phù hợp với kết quả đánh giá hàm lượng MDA - sản phẩm của quá trình oxy hóa lipid màng tế bào. Sự cải thiện tác dụng bảo vệ gan in vivo của quercetin trong phytosome so với quercetin dạng tự do được thể hiện thông qua việc làm giảm hàm lượng MDA sinh ra ở gan sau các tác động oxy hóa bởi các gốc tự do.
Khối lượng gan chuột
Sau khi kết thúc thí nghiệm, tiến hành giết chuột để tách lấy gan và xác định khối lượng tương đối. Kết quả thu được trình bày ở bảng và hình sau:
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5
Chứng sinh lý
Chứng bệnh lý
Chứng dương
Quercetin (50 mg/kg)
Quercetin (100 mg/kg)
Phytosome (50 mg/kg)
Phytosome (100 mg/kg) Hàm lƣợng (nM/ml dịch đồng thể gan)
GSH MDA
**
* * *
110
Bảng 3.47. Khối lượng gan tương đối của chuột ở các lô thí nghiệm (n = 6)
STT Lô Khối lƣợng gan (g/10g cơ thể)
1 Đối chứng sinh lý 0,45 ± 0,02
2 Đối chứng bệnh lý 0,76 ± 0,04
3 Lô uống silymarin: 50 mg/kgP/ngày. 0,65* ± 0,01 4 Lô uống quercetin: 50 mg/kgP/ngày 0,70 ± 0,02 5 Lô uống quercetin: 100 mg/kgP/ngày 0,74 ± 0,04 6 Lô uống phytosome quercetin:
50 mg quercetin/kgP/ngày 0,67* ± 0,02
7 Lô uống phytosome quercetin:
100 mg quercetin/kgP/ngày 0,53** ± 0,03
*: p < 0,05; **: p < 0,01 so với đối chứng bệnh lý
Hình 3.28. Khối lượng gan tương đối của chuột ở các lô thí nghiệm (n=6) Kết quả thu được cho thấy:
- So với các lô khác, lô đối chứng bệnh lý (chuột có gan bị nhiễm độc CCl4 và không sử dụng hoạt chất bảo vệ) có khối lượng gan tương đối lớn nhất.
- Ở các lô uống mẫu (mẫu đối chứng và mẫu thử), khối lượng gan tương đối đều giảm theo hướng về mức bình thường so với đối chứng bệnh lý. Tuy nhiên, sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê ở các lô chuột uống silymarin và uống phytosome quercetin ở cả 2 mức liều. Mặt khác, lô chuột uống phytosome quercetin liều 100 mg/kgP có khả năng hồi phục tế bào gan tốt hơn so với lô uống phytosome ở mức liều thấp hơn (p < 0,01). Điều này cho thấy hoạt tính bảo vệ gan của phytosome quercetin tỷ lệ thuận với sự tăng liều hoạt chất.
Từ các số liệu thu được đã chứng minh phytosome quercetin thể hiện tác dụng bảo vệ gan in vivo mạnh hơn quercetin. Nguyên nhân có thể là do sau khi tạo phức với PL, hệ số phân bố dầu nước của hoạt chất bị thay đổi, kết quả gia tăng tác dụng sinh học của hoạt chất.
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9
Chứng sinh lý
Chứng bệnh lý
Chứng dương
Quercetin (50 mg/kg)
Quercetin (100 mg/kg)
Phytosome (50 mg/kg)
Phytosome (100 mg/kg) Khối lƣợng gan (g/10g cơ thể)
*
**
*
111