ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Pháp luật chống định giá lạm dụng của eu, hoa kỳ, việt nam so sánh và kinh nghiệm áp dụng cho việt nam (Trang 32 - 36)

Hiện nay chƣa có một định nghĩa chính thức cho thuật ngữ

“định giá lạm dụng” ở các hệ thống pháp luật luận án này nghiên cứu.

Tuy nhiên, thuật ngữ này đƣợc sử dụng phổ biến trong các văn bản pháp luật và các tài liệu học thuật pháp lý. Có thể thấy rằng thuật ngữ này đƣợc thừa nhận một cách rộng rãi với cùng một ý nghĩa: nó dùng để chỉ những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền liên quan đến định giá. Do đó, trong phạm vi luận án này, tác giả sử dụng thuật ngữ “định giá lạm dụng” với định nghĩa sau: Định giá lạm dụng là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hay vị trí độc quyền (theo pháp luật cạnh tranh EU và Việt Nam) hoặc cố ý độc quyền hay nỗ lực độc quyền (theo pháp luật chống độc quyền Hoa Kỳ), có liên quan trực tiếp với việc xác định giá cả hàng hóa, dịch vụ của chủ thể vi phạm.

Luận án này chỉ tập trung vào pháp luật chống định giá lạm dụng.

Hay nói cách khác, nội dung của luận án hoàn toàn nằm trong khuôn khổ định giá đơn phương nhằm hạn chế cạnh tranh. Luận án không bàn luận về sự thông đồng, tức là hành vi liên kết với nhau để hạn chế cạnh tranh nhƣ thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và hành động phối hợp,59 ngay cả khi những hành vi đó liên quan đến định giá. Mặt khác, luận án cũng không bàn luận về các hành vi lạm dụng không trực tiếp liên quan với việc định giá.

Công trình này tìm hiểu qui định pháp luật có liên quan và làm sáng tỏ phạm vi áp dụng, giá trị của chúng thông qua nghiên cứu án lệ và nêu ra những vấn đề mới chƣa đƣợc điều chỉnh. Theo quan điểm của tác giả

xác lập

59 Theo pháp luật EU, Điều 101TFEU điều chỉnh; theo pháp luật Hoa Kỳ, Điều 1 Luật Sherman điều chỉnh.

. Luận án này sẽ không đề cập đến yếu tố thứ ba vì yếu tố này nằm trong phạm vi rất rộng thủ tục tố tụng khác nhau giữa các hệ thống pháp luật và bản thân nó có thể là một đề tài nghiên cứu riêng biệt.

Nhƣ tên đề tài của luận án đã xác định, tác giả lựa chọn nghiên cứu pháp luật của ba hệ thống: EU, Hoa Kỳ và Việt Nam. EU và Hoa Kỳ

b

EU

EU đƣợc xem là ều ƣu điểm. Hai hệ thống pháp luật này có nhiều kinh nghiệm trong xác định, xử lý hành vi định giá lạm dụng cũng nhƣ những hình thức lạm dụng khác. Nghiên cứu hai hệ thống này là phương thức tốt để có thể áp dụng kinh nghiệm của họ trả lời những vấn đề liên quan ở Việt Nam. Tất cả các qui tắc cơ bản, các qui định về hình thức vi phạm và phương thức xử lý của pháp luật Việt Nam về định giá lạm dụng cũng sẽ đƣợc phân tích. Luận án sẽ tập trung làm sáng tỏ những điểm hạn chế trong các qui định hiện hành của pháp luật Việt Nam để đề xuất giải pháp khắc phục.

Luận án sử dụng các dữ kiện thực tế và lý luận pháp lý có đƣợc từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ văn b

chuyên ngành

. Tất cả các trang thông tin điện tử đƣợc đề cập đến trong luận án đã đƣợc truy cập kiểm tra lần cuối vào ngày 30 tháng 6 năm 2011. Tác giả nỗ lực tối đa để đảm bảo các thông tin sử dụng là chắc chắn, đáng tin cậy và cập nhật.

Luận án sử dụng án lệ của EU và Hoa Kỳ để minh họa cho các nội dung bàn luận. Các vụ án đƣợc lựa chọn trên cơ sở có khả năng chứng tỏ nội dung qui định pháp luật và giới hạn trong thời gian đến ngày 31

tháng 3 năm 2011. Với lịch sử phát triển lâu dài, phạm vi nguồn luật của EU và Hoa Kỳ rất lớn, cung cấp lƣợng khổng lồ các quan điểm đa dạng và kinh nghiệm thực tế cho những vấn đề nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên, mặt khác, điều đó gây khó khăn cho việc so sánh ở tầm vĩ mô nhằm tìm ra những điểm giống và khác nhau điển hình giữa hai hệ thống. Vì vậy, trong một số trường hợp khi trình bày quá trình phát triển lịch sử của án lệ hoặc các lý luận ở EU và Hoa Kỳ, luận án dựa trước tiên vào các báo cáo và văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về cạnh tranh ở hai hệ thống này, bao gồm cả các nguồn tham khảo đƣợc đề cập trong đó, dù tác giả không tự mình nghiên cứu tất cả nội dung chi tiết của các nguồn này.

Đối với pháp luật cạnh tranh Việt Nam thì các nhà nghiên cứu đều gặp một vài khó khăn cản trở việc tìm và cập nhật thông tin. Một là việc không công bố rộng rãi thông tin về các vụ việc cạnh tranh ở Việt Nam. Các trang thông tin điện tử và ấn phẩm của Cục Quản lý Cạnh tranh, Hội đồng Cạnh tranh không cung cấp thông tin chi tiết về các vụ việc đang giải quyết và cả các vụ việc đã phân xử. Nội dung đầy đủ các quyết định của Cục Quản lý Cạnh tranh và Hội đồng Cạnh tranh không đƣợc công bố. Hệ quả là không thể nghiên cứu đánh giá các dữ kiện, lập luận của các bên tham gia, phân tích và kết luận của cơ quan có thẩm quyền. Để vƣợt qua những trở ngại này, tác giả thu thập thông tin từ nhiều nguồn gián tiếp và không chính thức. Các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau đƣợc so sánh với nhau để phát hiện loại bỏ những thông tin không đúng. Những nguồn thông tin này đƣợc lựa chọn theo thứ tự nhƣ sau. Báo cáo chính thức và ấn phẩm của cơ quan có thẩm quyền ở thứ tự ƣu tiên đầu tiên. Bài viết tạp chí chuyên ngành và tham luận tại các hội thảo khoa học ở thứ tự ƣu tiên thứ hai. Khi không có thông tin ở cả hai nguồn trên, thông tin chung tìm thấy trên các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ được sử dụng. Hai là, khó khăn trong so sánh các thuật ngữ kinh tế dùng trong bản tiếng Anh của các văn bản pháp luật Việt Nam với các thuật ngữ kinh tế sử dụng phổ biến ở EU và Hoa Kỳ. Để giải quyết vấn đề này luận án sử dụng các thuật ngữ kinh tế phổ biến phù hợp ngữ cảnh thay cho từ ngữ trong

bản dịch văn bản pháp luật nếu những từ ngữ đó tối nghĩa khó hiểu.

Một phần của tài liệu Pháp luật chống định giá lạm dụng của eu, hoa kỳ, việt nam so sánh và kinh nghiệm áp dụng cho việt nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(290 trang)