3. CHƯƠNG 3 - PHÁP LUẬT CHỐNG ĐỊNH GIÁ LẠM DỤNG CỦA VIỆT NAM, SO SÁNH VỚI EU VÀ HOA KỲ
3.1. BỐI CẢNH, CÁC QUI TẮC CƠ BẢN VÀ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN
3.1.1. Lịch sử phát triển của pháp luật và cơ quan thi hành
3.1.1.1. Quá trình phát triển của pháp luật
Ở Việt Nam, trước khi ban hành Luật Cạnh Tranh, pháp luật điều chỉnh cạnh tranh nói chung chỉ dừng lại ở các qui định lẻ tẻ nằm rải rác trong một số văn bản pháp luật, và có rất ít qui định về chống lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền. Đó là Hiến pháp nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, xác lập các nguyên tắc hiến định về tự do kinh doanh và cạnh tranh, cùng một số qui định sơ khởi điều chỉnh vài dạng lạm dụng ở Bộ Luật Dân Sự 1995, Luật Thương Mại 1999, Pháp lệnh Giá 2002, Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông 2002. Những qui định ít ỏi này có phạm vi áp dụng hạn hẹp trong những lĩnh vực phân tán.
Cụ thể đó là những qui định sau:
Qui định về hợp đồng theo mẫu và giải thích hợp đồng trong Bộ Luật Dân Sự 1995:
Điều 406 Bộ Luật Dân Sự 1995 nhắm đến điều chỉnh các hợp đồng theo mẫu, là hình thức hợp đồng mà các doanh nghiệp qui mô lớn thường sử dụng cho khách hàng cũng đồng thời là người tiêu dùng, ví dụ như hợp đồng cung ứng điện, nước, điện thoại, bảo hiểm, ngân hàng, vận tải hàng không, đường sắt, vv... Khách hàng chỉ có thể hoặc đồng ý toàn bộ các điều kiện của hợp đồng do bên doanh nghiệp cung ứng dịch vụ đƣa ra và ký vào hợp đồng, hoặc từ chối toàn bộ hợp đồng, nếu không đồng ý một trong các điều khoản của hợp đồng.
Trong thực tế, việc từ chối ký kết các hợp đồng này từ phía khách hàng là hãn hữu, và không bao giờ xảy ra nếu doanh nghiệp cung ứng dịch vụ này là doanh nghiệp độc quyền.
Khoản 2 Điều 406 Bộ Luật Dân Sự 1995 qui định “trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đƣa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó”.
Ngoài ra, Khoản 2 Điều 135 Bộ Luật Dân Sự qui định: “Trong trường hợp giao dịch dân sự có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau nếu một bên mạnh thế về kinh tế đƣa vào giao dịch dân sự nội dung bất lợi cho bên yếu thế về kinh tế, thì khi giải thích giao dịch dân sự phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế”. Trong một chừng mực nhất định, những điều khoản này có ý nghĩa bảo vệ người tiêu dùng đơn lẻ không có khả năng và điều kiện để thương lượng trực tiếp hay kiểm tra đánh giá nội dung hợp đồng với những doanh nghiệp lớn đang khống chế thị trường. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, việc giải thích nội dung hợp
đồng bởi một cơ quan có thẩm quyền chỉ diễn ra khi có khiếu nại hoặc tranh chấp, mà trong thực tế điều này chẳng mấy khi xảy ra, nhất là đối với các doanh nghiệp độc quyền. Ngoài ra, còn có trường hợp những hợp đồng này có nội dung rõ ràng (không có một điều khoản nào không rõ ràng để giải thích theo hướng có lợi cho khách hàng hoặc người tiêu dùng), kể cả những điều khoản ràng buộc bất hợp lý và bất lợi cho khách hàng cũng rất rõ ràng, và vì thế không có một cơ sở pháp lý nào để giải quyết cả.1
Qui định liên quan Quyền Sở hữu Trí tuệ trong Bộ Luật Dân Sự Việt Nam 1995 và các Nghị định của Chính phủ
Khoản 1(c) Điều 793, Clause 1(c) Bộ Luật Dân Sự Việt Nam 1995 là qui định đầu tiên chống việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ nhằm hạn chế cạnh tranh. Điều khoản này qui định về đình chỉ hiệu lực của văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong trường hợp chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá không sử dụng hoặc không chuyển giao quyền sử dụng trong thời hạn do pháp luật qui định, kể từ ngày văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá có hiệu lực.
Theo Khoản 2(c) Điều 28 Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ về Quyền Sở hữu Công nghiệp, thời hạn do pháp luật qui định là 5 năm. Ngoài ra, còn có qui định liệt kê và mô tả một số ví dụ của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh tại Điều 13 Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 1 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ về Chuyển giao Công nghệ.2 Đây là một qui định nêu nhiều và chi tiết
1 Xem Nguyễn Văn Vân, Hợp đồng theo mẫu và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [Standard Form Contracts and consumers‟ benefits protection], Tạp chí Khoa học Pháp lý số (7)/2000, Đại học Luật TP. HCM, tr. 36-40, tiếng Việt
2 Điều này qui định các điều khoản không đƣợc có trong hợp đồng chuyển giao công nghệ, ví dụ nhƣ (i) Buộc bên nhận chuyển giao phải mua hoặc phải tiếp nhận từ bên chuyển giao hoặc từ bên thứ ba bất kỳ do bên chuyển giao chỉ định những đối tƣợng sau: Nguyên vật liệu, tƣ liệu sản xuất, sản phẩm trung gian, lao động giản đơn và quyền sử dụng đối tƣợng sở hữu công nghiệp; (ii) Buộc bên nhận chuyển giao phải chấp nhận một số hạn mức nhất định nhƣ: qui mô sản xuất, số lƣợng sản phẩm, giá bán của sản phẩm, chỉ định đại lý tiêu thụ sản phẩm cho bên bán, qui định cơ chế hoạt động và quan hệ giữa bên nhận chuyển giao với các bên đại lý do bên chuyển giao chỉ định; (iii) Hạn chế thị trường xuất khẩu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, khối lượng và cơ cấu sản phẩm được xuất khẩu của bên nhận chuyển giao; (iv) Quy định bên nhận không đƣợc tiếp tục nghiên cứu và phát triển công
nhất những ví dụ điển hình của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Tuy nhiên qui định này chỉ có hiệu lực trong phạm vi các hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Một qui định khác về quyền sở hữu trí tuệ là Điều 802 Bộ Luật Dân Sự, qui định về chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Qui định này nêu các biện pháp kiểm soát không cho những chủ thể kinh doanh có quyền lực thị trường nhờ quyền sở hữu trí tuệ có thể từ chối giao dịch, hạn chế cạnh tranh.
Các qui định trong Luật Thương Mại 1997
Điều 8 của Luật Thương Mại năm 1997 qui định về cạnh tranh trong thương mại. Đây là lần đầu tiên vấn đề cạnh tranh trong kinh doanh nói chung và hoạt động thương mại nói riêng đã được qui định trực tiếp, mặc dù rất khái quát và đơn giản. Khoản 2 Điều 8 liệt kê những hành vi cạnh tranh trong thương mại bị cấm, trong đó có hành vi “đầu cơ để lũng đoạn thị truờng”, “bán phá giá để cạnh tranh”. Mặc dù chưa có văn bản hướng dẫn Luật Thương Mại giải thích trực tiếp về các hành vi này nhƣng có thể hiểu đây là những hành vi mà các doanh nghiệp thống lĩnh dễ lạm dụng sức mạnh thị trường để thực hiện, ví dụ nhƣ hạn chế lƣợng hàng bán ra tạo chênh lệch cung cầu giả tạo nhằm tăng giá, hoặc bán hàng dưới giá thành để tiêu diệt đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 9 Luật Thương Mại qui định
“cấm thương nhân không được nâng giá, ép giá gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dung”`. Nếu có hướng dẫn cụ thể và có cơ chế áp dụng hiệu quả trong thực tế thì có lẽ những điều khoản này đã giúp Nhà nước ngăn chặn, xử lý được nhiều trường hợp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường trong thời gian đó.
nghệ được chuyển giao hoặc không được tiếp nhận những công cụ tương tự từ các nguồn khác; (v) Buộc bên nhận chuyển giao cho bên chuyển giao vô điều kiện quyền sử dụng các kết quả cải tiến, đổi mới công nghệ do bên nhận tạo ra từ công nghệ đƣợc chuyển giao, quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và được hưởng các quyền khác từ việc cải tiến, đổi mới công nghệ; v.v.
Qui định về kiểm soát giá cả hàng hóa, dịch vụ độc quyền
Từ năm 1992, Chính phủ và Ủy Ban Vật Giá Nhà Nước đã ban hành một số văn bản về quản lý giá.3 Các văn bản này qui định những lĩnh vực, mặt hàng, dịch vụ được Nhà nước quản lý về giá và cách thức quản lý nhƣ giá tối thiểu, giá bán tối đa, giá chuẩn và giá tính thuế đối với một số mặt hàng, dịch vụ, đƣa ra danh mục hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá chuẩn hoặc giá giới hạn, những hàng hoá, dịch vụ kinh doanh độc quyền do Nhà nước định giá. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh bán buôn các vật tƣ, hàng hoá quan trọng có sản lượng lớn, chi phối giá cả thị trường thì phải áp dụng chế độ đăng ký giá mua và giá bán buôn.
Sau đó, Thông tƣ số 09/1998/TT-BVGCP ngày 31 tháng 12 năm 1998 qui định về chế độ đăng ký giá, hiệp thương giá và niêm yết giá.
Các cơ quan quản lý giá của Nhà nước được quyền tổ chức hiệp thương giá khi đơn vị kinh doanh đề nghị hiệp thương do giữa họ không thoả thuận đƣợc mức ký giá hợp đồng hoặc khi cơ quan quản lý Nhà nước phát hiện đơn vị kinh doanh có hoạt động lợi dụng vị thế độc quyền hoặc liên minh độc quyền để tăng giá, hạ giá, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khác, người tiêu dùng và lợi ích của nhà nước.
Trong trường hợp đã tổ chức hiệp thương mà các bên vẫn không thoả thuận được mức giá thì cơ quan quản lý Nhà nước về giá sẽ quyết định giá nhằm phục vụ kịp thời cho các hoạt động sản xuất, lưu thông và dịch vụ.
Niêm yết giá là việc các doanh nghiệp phải thông báo rõ hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá tại quầy bán hàng phù hợp với chủng loại, quy cách, chất lượng, trong lượng, số lượng để người tiêu dùng đƣợc thuận lợi khi lựa chọn và quyết định việc mua bán hàng hoá, dịch vụ, cũng là để người tiêu dùng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện những vi phạm nhƣ bán cao hơn giá qui định, hay phân biệt đối xử về giá.
3 Quyết định 137/HDBT ngày 27 tháng 4 năm 1992 và Thông tƣ 04/VGNN-KHC ngày 6 tháng 7 năm 1992.
Về nguyên tắc, mọi hành vi vi phạm pháp luật về giá đều bị xử lý, buộc đình chỉ ngay hành vi vi phạm, đồng thời tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý một hoặc nhiều hình thức nhƣ: Cảnh cáo, thu hồi toàn bộ số tiền chênh lệch sai giá … bị phạt tiền với mức tối đa 3%
trên tổng số tiền chênh lệch sai giá. Trong trường hợp không phát sinh chênh lệch sai giá, có thể bị phạt tiền tối đa ba triệu đồng cho một lần vi phạm; kiến nghị cơ quan chức năng thu hồi có thời hạn hoặc vô thời hạn giấy phép kinh doanh. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.4 Nhƣ vậy, ở khía cạnh độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước giai đoạn đó thì những qui định về kiểm soát quản lý giá nhƣ trên đã phần nào hạn chế đƣợc những thiệt hại do sự độc quyền đối với người tiêu dùng. Những nội dung nêu trên sau đó đã đƣợc đƣa vào Pháp lệnh Giá ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội.5 Pháp lệnh này là văn bản pháp luật quan trọng nhất về định giá ở Việt Nam cho đến nay. Pháp lệnh khẳng định rằng Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá và cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo đúng pháp luật. Pháp lệnh mô tả một số khái niệm liên quan đến định giá nhƣ “bán phá giá”, “liên kết độc quyền về giá”, và “giá độc quyền”.6 Mặc dù sử dụng thuật ngữ “bán phá giá”, Pháp lệnh định nghĩa hành vi nhƣ là hành vi hạn chế cạnh tranh trong thị trường nội địa Việt Nam bằng định giá bán quá thấp, nghĩa là trong chừng mực nhất định nội dung thuật ngữ này rất gần với định giá hủy diệt.7 Tuy nhiên, định nghĩa này quá rộng, và
4 UNDP và Bộ Tƣ Pháp, Báo cáo chuyên đề về các lĩnh vực của khung pháp luật kinh tế tại Việt Nam [Report on fields in economic legal framework in Vietnam], Dự án VIE/94/003, Kỷ yếu tóm tắt, tập IV, NXB Dân tộc và Văn hóa, 1998, tr. 23, tiếng Việt.
5 Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH10. Bản tiếng Anh có tại http://www.vietnamembassy-usa.org/news/story.php?d=20021003151257; hoặc tại http://moj.gov.vn/vbpq/en/Lists/
Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=10220
6 Xem Pháp lệnh Giá, Điều 4 .
7 So sánh với nghĩa chung nhất của “định giá hủy diệt” ở pháp luật EU và Hoa Kỳ, cũng nhƣ Luật Cạnh Tranh Việt Nam. Pháp lệnh Giá, Điều 4.3 qui định: “Bán phá giá là hành vi bán hàng hóa, dịch vụ với giá quá thấp so với giá thông thường trên thị trường Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác và lợi ích của Nhà nước.”
nhiều từ quan trọng không có giải thích rõ ràng nên khó thực hiện trong thực tế. Cụ thể, xác định thế nào là “giá thông thường trên thị trường Việt Nam”, hay thế nào là “quá thấp” không có câu trả lời.
Pháp lệnh dành Mục 5 Chương 2 (gồm các điều từ 22 đến 26) qui định về chống bán phá giá để cấm hành vi này và đƣa ra một số biện pháp xử lý vi phạm nhƣ quyết định giá bán tối thiểu, xử lý vi phạm hành chính, buộc chủ thể vi phạm bồi thường thiệt hại, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu phạm tội. Mục 4 Chương 2 (gồm các điều từ 19 đến 21) qui định về kiểm soát giá độc quyền. Tuy nhiên, mặc dù Pháp lệnh đƣa ra định nghĩa rộng về giá độc quyền, là giá hàng hóa, dịch vụ chỉ do một tổ chức, cá nhân bán, mua trên thị trường hoặc là giá hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân liên kết độc quyền chiếm phần lớn thị phần, có sức mạnh chi phối giá thị trường, Pháp lệnh chỉ trao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý giá độc quyền của nhóm (liên kết độc quyền về giá).8 Qui định chi tiết hướng dẫn Pháp lệnh đƣợc ban hành ở Nghị định số 170/2003/ND-CP của Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2003 (Nghị định 170/2003).9 Nghị định Decree 170/2003, theo tinh thần của Pháp lệnh Giá, điều chỉnh các thỏa thuận định giá bị cấm giữa các chủ thể kinh doanh.10 Những qui định của cả Pháp lệnh Giá và Nghị định 170/2003 đều còn chung chung. Nghị định 170/2003 cũng không có giải thích chi tiết gì để hướng dẫn thực hiện chống hành vi “bán phá giá” nêu trong Pháp lệnh Giá.
Qui định trong Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 200211
Pháp lệnh số 43/2002 là văn bản pháp luật đầu tiên đề cập đến vấn
8 Xem Pháp lệnh Giá, Điều 21.
9 Đồng thời xem Nghị định số 75/2008/ND-CP ngày 9 tháng 6 năm 2008 (Decree 75/2008) sửa đổi Nghị định 170/2003. Nghị định này đƣợc ban hành sau khi có Luật Cạnh Tranh.
10 Xem Nghị định 170/2003, Điều 20
11 Pháp lệnh số 43/2002/PL-UBTVQH (Pháp lệnh số 43/2002). Bản tiếng Anh có tại http://www.vietnamembassy-usa.org/news/story.php?d=20021003152750 .
đề “doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế”, với mức thị phần trên 30% và “có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc xâm nhập thị trường…”. Ngoài nghĩa vụ “cạnh tranh đúng pháp luật”, doanh nghiệp này “không đƣợc sử dụng các ƣu thế của mình để hạn chế hoặc gây khó khăn cho hoạt động cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông khác”. Nhà nước nêu rõ chính sách kiểm soát các doanh nghiệp này bằng qui định buộc các doanh nghiệp này phải thực hiện hạch toán riêng đối với dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thị phần, chất lượng và giá cước đối với dịch vụ viễn thông chiếm thị phần khống chế.12
Luật Cạnh Tranh Việt Nam, số 27/2004/QH11 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn
Cũng nhƣ các qui định ở các văn bản khác nêu trên, những qui định của Pháp lệnh số 43/2002 về doanh nghiệp có thị phần khống chế đã không đƣợc thực thi hiệu quả vì thiếu một hệ thống qui định toàn diện tập trung vào cạnh tranh nói chung và điều chỉnh hành vi lạm dụng nói riêng. Do đó, các chiến lược phát triển kinh tế đất nước trong giai đoạn đó đều đề cập đến xây dựng hệ thống pháp luật cạnh tranh.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mười năm cho giai đoạn từ 2001 đến 2010 của Đại hội toàn quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 9 bao gồm nội dung nỗ lực tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng cho tất cả doanh nghiệp không phân biệt thành phần sở hữu, để dần mở cửa hoàn toàn nền kinh tế, hội nhập vào cạnh tranh toàn cầu trên cơ sở thị trường nội địa có cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh.13 Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xóa đói
12 Xem Tlđd, Điều 39
13 "Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau. Mọi doanh nghiệp, mọi công dân đƣợc đầu tƣ kinh doanh theo các hình thức do luật định và đƣợc pháp luật bảo vệ. Mọi tổ chức kinh doanh theo các hình thức sở hữu khác nhau hoặc đan xen hỗn hợp đều đƣợc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.