2. CHƯƠNG 2 - PHÁP LUẬT CHỐNG ĐỊNH GIÁ LẠM DỤNG CỦA EU VÀ HOA KỲ
2.1. CÁC QUI TẮC VÀ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH GIÁ LẠM DỤNG Ở EU VÀ HOA KỲ
2.1.3. Khái niệm Thị trường Liên quan
2.1.3.1. Thị trường sản phẩm liên quan
Tòa án Chung EU khẳng định rằng xác định thị trường liên quan vô cùng quan trọng, bởi vì chỉ có thể phán xét khả năng cạnh tranh trong mối liên hệ với các đặc điểm của thị trường.104 Khái niệm thị trường liên quan hàm ý rằng trong đó có cạnh tranh hiệu quả giữa các sản phẩm là bộ phận của thị trường thông qua khả năng thay thế cho nhau của chúng.105
A. Phân tích khả năng thay thế về cầu
Phân tích này đo lường sự sẵn lòng của người tiêu dùng trong việc thay thế một sản phẩm này bằng sản phẩm khác. Nếu người tiêu dùng có thể dễ dàng thay đổi sử dụng giữa hai sản phẩm để thỏa mãn cùng một nhu cầu thì hai sản phẩm đó được xem là bộ phận của một thị trường. Hầu hết sản phẩm đều có sản phẩm nào đó thay thế đƣợc dựa vào mục đích sử dụng. Tuy nhiên, bên cạnh mục đích sử dụng còn có một số yếu tố quyết định các sản phẩm có thể thay thế được cho nhau hay không từ góc độ ưa thích của người tiêu dùng, như thời gian cần để thích nghi sự thay thế, chất lƣợng và giá. Việc xác định sẽ phức tạp nếu một số khách hàng có thể chuyển sang sản phẩm thay thế nhƣng số khác không thể hoặc nếu một sản phẩm có nhiều tính năng sử dụng và có sản phẩm thay thế đƣợc cho một vài tính năng sử dụng nhƣng không có sản phẩm thay thế cho một vài tính năng sử dụng khác.106
Ở Hoa Kỳ, Hướng dẫn Sáp nhập Hợp nhất theo Chiều Ngang năm 2010 đặt ra cách thức mà Bộ Tư pháp Hoa Kỳ sử dụng để xác định thị trường sản phẩm liên quan nhƣ sau:107 Đầu tiên, Bộ Tƣ pháp Hoa Kỳ áp dụng phép thử „tăng giá nhỏ nhƣng đáng kể và không nhất thời‟ (SSNIP) với từng sản phẩm. Nếu, phản ứng lại phép thử này doanh số bán ra của sản phẩm giảm sút (vì khách hàng chuyển sang mua sản phẩm khác) nhiều đến mức doanh nghiệp độc quyền giả thuyết không thu đƣợc lợi nhuận từ việc tăng giá đó, Bộ Tƣ pháp Hoa Kỳ sẽ cộng sản phẩm nào thay thế tốt nhất cho sản phẩm điều tra vào nhóm. Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi xác định đƣợc một nhóm sản phẩm mà khi
104 Xem Europemballage Corp and Continental Can Co Inc. v. Commission, chú thích 101
105 Hoffmann-La Roche Co AG v. EC Commission, chú thích 33, đoạn 28
106 Xem Jones, Alison và Suffrin, Brenda, chú thích 28, tr. 53
107 Xem DOJ và FTC, chú thích 99
doanh nghiệp độc quyền giả thuyết thực hiện SSNIP thì sẽ thu đƣợc lợi nhuận.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ xem thị trường sản phẩm liên quan là nhóm sản phẩm nhỏ nhất thỏa mãn phép thử này. Bản Hướng dẫn nói rằng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ trong hầu hết trường hợp sử dụng mức tăng giá năm phần trăm cho phép thử.
Trong trường hợp đặc biệt Bộ Tư pháp Hoa Kỳ có thể sử dụng mức tăng lớn hơn hoặc nhỏ hơn năm phần trăm, tùy thuộc bản chất của ngành.108
Ở EU, Ủy Ban Châu Âu sử dụng một phân tích tương tự. Để xác định sản phẩm thay thế, khi thích hợp cơ quan có thẩm quyền của EU có thể dựa vào đặc điểm và mục đích sử dụng của sản phẩm. Trong vụ án United Brands, Toà án Tư pháp EU xác định vấn đề cần giải quyết là xem xét xem liệu “người tiêu dùng có thay đổi nhu cầu ăn chuối sang ăn những loại trái cây tươi khác hay không”.109 ỉ ra cụ thể là “chuối có vai trò quan trọng trong chế độ ăn kiêng của một bộ phận dân cư nhất định”110, như trẻ nhỏ, người già và người bệnh, và rằng chuối có những đặc điểm rất riêng biệt về hình dáng, mùi vị, mềm, không hột, dễ cầm và có quanh năm. Hơn nữa, nhu cầu tiêu thụ và giá của chuối thường không phản ứng theo khả năng cung ứng của các loại trái cây khác.111 Cuối cùng Toà án Tƣ pháp EU kết luận bằng tuyên bố “một số đông người tiêu dùng có nhu cầu không đổi về chuối, và họ không chú ý cũng như không bị hấp dẫn”112 bởi các loại trái cây khác và “do đó thị trường chuối là một thị trường riêng biệt với thị trường các loạ .113
Trong khi thực hiện phân tích khả năng thay thế về cầu, cơ quan có thẩm quyền EU có thể phân loại các nhóm ngườ
. Ủy Ban cho rằng nế
. Điều này xảy ra khi nhóm đó là đối tƣợng của phân biệt đối xử về giá. Ủy Ban chỉ
ủa trường hợ ị
ệ ới ngườ
108 Tlđd , tr.10
109 United Brands Company and United Brands Continental v Commission, chú thích 61, đoạn 12
110 Tlđd, đoạn19
111 Xem Tlđd, đoan 20-27
112 Tlđd, đoạn 34
113 Tlđd, đoạn 35
thi.114
Có thể đo lường mức độ khả năng thay thế cho nhau một cách hợp lý của các sản phẩm bằng cách xác định mức độ co giãn chéo về cầu. Nếu một thay đổi nhỏ trong giá cả của sản phẩm này dẫn đến một thay đổi lớn nhu cầu sử dụng sản phẩm kia, thì đƣợc xem là có mức độ co giãn chéo về cầu cao, và hai sản phẩm đó được xếp chung vào một thị trườ
ộ ỏ
, n
.115
B. Phân tích khả năng thay thế về cung
Phân tích này xác định những doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm hoặc sẵn lòng và có khả năng chuyển sang sản xuất sản phẩm đó khi có sự tăng giá sản phẩm. Sản phẩm liên quan phải đƣợc sản xuất bởi cùng một ngành công nghiệp, do đó, khả năng chuyển đổi sản xuất dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và ít tốn kém hơn. Bên cạnh đó, nếu các nhà sản xuất đang hoạt động trong cùng thị trường và các sản phẩm càng giống nhau, khả năng thay thế về cung càng cao.
Ở Hoa Kỳ, việc xác định thị trường tập trung hoàn toàn vào phân tích khả năng thay thế về cầu. Hành động hưởng ứng của các nhà cung cấp cũng quan trọng trong phân tích cạnh tranh, nhưng chỉ để nhận diện những người tham gia thị trường và đo lường thị phần, chứ không phải để xác định thị trường liên quan.116
Ở EU, Thông báo về Xác định Thị trường đưa phân tích khả năng thay thế về cung vào qui trình xác định thị trường sản phẩm liên quan. Thông báo đưa ra một ví dụ về thay thế về cung trong thị trường giấy.
. Nếu xét t góc độ của cùng mục đích. Ví dụ
114 Xem Ủy Ban Châu Âu, chú thích 102, đoạn 43
115 Tlđd, đoạn 17
116 Xem DOJ và FTC, chú thích 99, tr.7
các giấy
. Vì thế,
.117 Phân tích này khá khó và phức tạp, cho nên, trong thực tế, việc đánh giá khả năng thay thế một cách hợp lý từ phía cung thường chỉ được xem như là một cơ sở bổ sung thêm cho kết quả đã có của phân tích từ phía cầu, để xác định quyền lực thị trường. Trong vụ án Michelin I,118 Uỷ Ban Châu Âu cho rằng thị trường sản phẩm liên quan của công ty Michelin là lốp xe tải nặng, xe buýt và các loại xe tương tự. Với thị trường này doanh số của Michelin đạt từ 57% đến 65%.
Công ty Michelin cho rằng thị trường liên quan phải bao gồm cả thị trường lốp xe hơi và xe tải nhẹ. Do đó, công ty Michelin tự đánh giá thị phần của mình chỉ là 37% và cho rằng mình không có vị trí thống lĩnh. Khi xét xử, Toà án Tƣ pháp EU đã nhấn mạnh rằng “không có khả năng thay thế hợp lý cho nhau giữa một bên là lốp xe hơi, xe tải nhẹ với bên kia là lốp các loạ .119 Toà án cũng lưu ý rằng việc chuyển đổi từ sản xuất lốp xe hơi và xe tải nhẹ sang sản xuất lốp các loại xe lớn không dễ dàng và đòi hỏi các nhà sản xuất phải đầu tƣ nhiều thời gian, tiền bạc. Cơ sở của việc phân chia thị trường trong vụ án này là sản phẩm không thể thay thế cho nhau dưới góc độ sử dụng do
của sản phẩm, đồng thời thiếu khả thế cho nhau giữa hai nhóm sản phẩm.
Ngoài ra, trong một vài trường hợp thị trường liên quan còn có thể có cả khía cạnh thời gian, mặc dù nó thường được xem là một đặc điểm của sản phẩm và vì thế là một khía cạnh mô tả về thị trường sản phẩm.120 Ví dụ thị trường vận chuyển hành khách nội thị giờ cao điểm.
117 Xem Ủy Ban Châu Âu, chú thích 102, đoạn 22
118 Nederlandsche Banden-Industrie Michelin N.V. v Commission, Case 322/81 [1983] ECR 3461 CMLR 282 (từ đây xin viết tắt là Michelin I)
119 Tlđd, đoạn 39
120 Jones, Alison và Suffrin, Brenda, chú thích 28, tr.268