2. CHƯƠNG 2 - PHÁP LUẬT CHỐNG ĐỊNH GIÁ LẠM DỤNG CỦA EU VÀ HOA KỲ
2.2. CÁC HÌNH THỨC ĐỊNH GIÁ LẠM DỤNG
2.2.1. Định giá quá đáng
2.2.1.1. Định giá quá đáng từ phía người bán
Định giá quá đáng đƣợc xem là hành vi “bóc lột” vì doanh nghiệp thống lĩnh khai thác ưu thế quyền lực thị trường của mình để “bòn rút” tiền của khách hàng, điều mà một doanh nghiệp không có vị trí thống lĩnh không thể làm đƣợc.131 Từ “quá đáng” ở đây để biểu thị sự khác biệt lớn giữa giá “công bằng”
và giá “không công bằng”. Tuy nhiên, hiện nay trong kinh tế học không có định nghĩa đƣợc thừa nhận chung về giá không công bằng hay giá quá đáng, bởi vì định nghĩa về giá “công bằng” rất đa dạng. Một số nhà kinh tế học dùng chi phí để xác định tính “công bằng” của giá (ví dụ kinh tế học Mác-xit và các nhà kinh tế học cổ điển), số khác dùng lý thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa thị trường cạnh tranh và giá cả (ví dụ các nhà kinh tế học phi cổ điển và các nhà kinh tế học thị trường tự do).132
Mặc dù luật cạnh tranh EU chống định giá quá đáng vì nhận thức rõ về mặt xấu gây tác hại của sự độc quyền, cơ quan có thẩm quyền EU cũng thừa nhận rằng nền kinh tế thị trường tự do cần sự cám dỗ của định giá quá đáng. Trong Báo cáo Chính sách Cạnh tranh lần thứ XXIV, Ủy Ban Châu Âu khẳng định:
Bản thân sự tồn tại của vị trí thống lĩnh không chống lại các qui tắc cạnh tranh. Người tiêu dùng có thể phải chịu đựng việc doanh nghiệp thống lĩnh khai thác vị trí này, với cách thức có khả năng lớn nhất là thông qua mức giá cao hơn mức giá ở thị trường có cạnh tranh hiệu quả. Tuy nhiên, khi Ủy Ban thực hiện việc ban hành quyết định sẽ không kiểm soát hay cáo buộc mức giá cao đó, mà kiểm tra cách cƣ xử của doanh nghiệp trong việc bảo toàn vị trí thống lĩnh của mình, xem có nhằm chống lại đối thủ cạnh tranh hay sự gia nhập thị trường mang theo cạnh tranh hiệu quả và mức giá tương ứng.133
Giá quá đáng có thể mang ý nghĩa thúc đẩy hơn là phản cạnh tranh, vì lợi
131United Brands Company v. Commission, chú thích 61, đoạn 249 (Doanh nghiệp thống lĩnh sử dụng vị trí của mình để “hưởng những lợi ích thương mại mà lẽ nó không thể thu được nếu có cạnh tranh bình thường và đủ hiệu quả.” )
132 Xem O'Donoghue, Robert và Padilla, A Jorge, chú thích 2, tr. 604 (“Theo những nhà kinh tế học Mac-xit, giá “công bằng” của sản phẩm bằng với giá trị lao động tạo thành để sản xuất ra sản phẩm.
Các nhà kinh tế học cổ điển cũng theo lý thuyết giá trị dựa trên chi phí. Theo những nhà kinh tế học phi cổ điển, giá trị “công bằng” của hàng hóa hay dịch vụ chính là giá thị trường “cạnh tranh”, là mức giá cân bằng kết quả sự tương tác giữa cung và cầu trong một thị trường cạnh tranh. Theo những nhà kinh tế học thị trường tự do, một mức giá là công bằng khi nó là kết quả của cạnh tranh “tự do và trung thực”; hay nói cách khác, doanh nghiệp thống lĩnh phải định ra mức giá “cạnh tranh”, nghĩa là phải hành động “như thể” doanh nghiệp đang hoạt động trong thị trường cạnh tranh.”)
133 Ủy Ban Châu Âu, XXIVth Report on Competition Policy, 1994, đoạn 207.
nhuận cao thu hút đối thủ cạnh tranh mới tham gia vào thị trường. Nếu điều này không thể xảy ra do rào cản gia nhập thị trường lớn, cơ quan có thẩm quyền về cạnh tranh có thể phải hành xử nhƣ cơ quan điều chỉnh giá khi xử lý định giá quá đáng. Mà điều chỉnh, ấn định giá thì đối lập với thị trường tự do.
Do đó, Ủy Ban Châu Âu thường không quan tâm, lo lắng nhiều đến giá quá đáng. Ủy Ban thể hiện sự đồng ý với quan điểm rằng can thiệp vào giá và lợi nhuận cao là không khuyến khích cải tiến và đầu tƣ, và tốt nhất việc điều chỉnh giá chỉ nên giới hạn trong những trường hợp độc quyền tự nhiên hay độc quyền theo pháp luật.134 Vì thế, án lệ về định giá quá đáng ở EU chỉ giới hạn trong một số lƣợng nhỏ. Các vụ án nổi bật là United Brands 135, General Motors136, British Leyland137 và Port of Helsingborg.138
Vụ án nổi bật nhất về định giá quá đáng là United Brands 139. Trong vụ án này Tòa án Tƣ Pháp EU lần đầu tiên đƣa ra định nghĩa về giá quá đáng. Ủy Ban Châu Âu cáo buộc công ty United Brands (UBC) định giá quá đáng đối với mặt hàng chuối nhãn hiệu Chiquita ở Lux-xam- bua, Đức, Đan Mạch và Bỉ.
Mặc dù Tòa án Tƣ Pháp EU không công nhận quyết định của Ủy Ban Châu Âu về việc có hành vi áp đặt giá không công bằng vì Ủy Ban đã không đƣa ra đƣợc đầy đủ chứng cứ và đã không phân tích chi phí của UBC,140 Tòa chấp nhận rằng định giá quá đáng có thể cấu thành hành vi lạm dụng và rằng đặt ra một mức giá không có mối liên hệ hợp lý với „giá trị kinh tế‟ của sản phẩm là định giá quá đáng.141 Tuy nhiên, Tòa không nêu mức chính xác nào có thể xem là lợi nhuận vượt quá bình thường. Tòa nhận định sự quá đáng này có thể được xác định bằng cách so sánh giá bán với chi phí sản xuất để tìm ra biên lợi nhuận,142 nhƣng Tòa không chỉ ra lợi nhuận ở mức độ nào thì trở thành quá đáng, và vì thế mang tính lạm dụng. Ngoài ra, Tòa khẳng định việc tìm ra mức chênh lệch giữa giá bán và chi phí là “quá đáng” cũng chƣa phải kết thúc vấn đề, bởi vì
134 Xem Jones, Alison và Sufrin, Brenda, chú thích 28, tr. 586
135 United Brands Company v. Commission , chú thích 61
136 General Motors Continental NV v. Commission , Case 26/75 [1975] ECR 1367
137 British Leyland Plc. v. Commission ,Case 226/84 [1986] ECR 3263
138 Scandlines Sverige AB v. Port of Helsingborg, Case COMP/A.36.568/D3, Quyết định của Ủy Ban ngày 23 tháng 7 năm 2004, đoạn 102 và Sundbusserne v. Port of Helsingborg, Case COMP/A.36.568/D3, Quyết định của Ủy Ban ngày 23 tháng 7 năm 2004, đoạn 85
139 United Brands Company v. Commission , chú thích 61
140 Tlđd, đoạn. 267-268
141 Tlđd, đoạn 250
142 Tlđd, đoạn 251
sau đó cần phải xác định xem giá có “bất công” hay không.143 Tòa cũng đề cập đến “những cách thức khác” mà các nhà kinh tế học nghĩ ra để nhận diện giá bất công 144 nhƣng không xác định rõ đó là những cách thức nào. Tòa cho rằng so sánh với giá của sản phẩm cạnh tranh cũng là một phương pháp hợp lệ 145 để xác định giá có bất công hay không.
Từ định nghĩa của Tòa án Tƣ Pháp EU về giá quá đáng, khó khăn nảy sinh là làm thế nào xác định “giá trị kinh tế” của một sản phẩm, và sau đó, làm thế nào cơ quan có thẩm quyền về cạnh tranh và tòa án có thể phân biệt mức giá nào tương ứng với “giá trị kinh tế” của sản phẩm, mức giá nào không tương ứng.
Nói cách khác, làm sao phân biệt đƣợc mức giá cao nhƣng mang tính cạnh tranh với mức giá cao “một cách bất công”. Giá cao có thể nâng cao lợi ích xã hội khi nó khuyến khích đầu tƣ và cải tiến. Ví dụ, một số ngành đòi hỏi vốn đầu tƣ rất lớn, chi phí nhiều, dài hạn cho nghiên cứu và phát triển, vì vậy thu nhập phải cao mới thu hút đƣợc nguồn vốn cho việc đầu tƣ.
Trong khi, “theo lý thuyết kinh tế cơ bản, giá trị kinh tế của một sản phẩm hoặc dịch vụ được xác định phối hợp giữa sự sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng và chi phí cung ứng”146, ý nghĩa của thuật ngữ “giá trị kinh tế” lần đầu tiên sử dụng trong vụ United Brands không rõ ràng. Do đó, trong các vụ án tiếp theo, Ủy Ban Châu Âu chỉ giải thích thuật ngữ này một cách gián tiếp. Vụ án General Motors và British Leyland có vẻ kết nối “giá trị kinh tế” của sản phẩm chỉ với chi phí. Trong vụ án General Motors,147 Ủy Ban Châu Âu xác định giá của công ty General Motor cho kiểm định xe hợp chuẩn là bất công vì nó cao
“quá đáng so với giá trị kinh tế của dịch vụ cung ứng”.148 Công ty General Motors đặt một mức giá cao cho việc cấp giấy xác nhận đã kiểm tra sự hợp chuẩn, mà nếu không có giấy xác nhận đó chủ xe không thể nhập khẩu xe vào Bỉ. Tuy nhiên, sau khi có khiếu nại nhưng trước khi Ủy Ban Châu Âu tiến hành điều tra, công ty General Motors đã giảm giá xuống tương ứng với chi phí thực tế và hoàn trả khoản thu vƣợt quá cho khách hàng. Tòa án Tƣ Pháp EU chấp nhận rằng không có hành vi lạm dụng vì đó chỉ là trường hợp không đáng kể,
143 Tlđd, đoạn 252
144 Tlđd, đoạn 253
145 Tlđd, đoạn 252 và 266
146 O'Donoghue, Robert và Padilla, A Jorge, chú thích 2, tr. 612
147General Motors Continental NV v. Commission, chú thích 136. Thực ra vụ án này là vụ án đầu tiên về định giá quá đáng.
148 Tlđd, đoạn12 và 16
và đặc biệt là vì công ty General Motors đã sửa lại việc thu phí quá đáng.149Vì vậy Tòa đã không đi sâu bàn luận khái niệm giá bất công. Sau vụ án United Brands, có một vụ án khác cũng liên quan giá kiểm định xe hợp chuẩn. Trong vụ án British Leyland, công ty này đã đặt ra những mức giá rất khác nhau đối với cấp giấy chứng nhận cho xe tay lái thuận và xe tay lái nghịch,150 mặc dù chi phí cho việc kiểm định hầu nhƣ giống nhau.151 Tòa án Tƣ Pháp EU tuyên rằng Ủy Ban có thể kết luận mức phí ấn định “rõ ràng không tương xứng với giá trị kinh tế của dịch vụ cung ứng”.152 Gần đây hơn, trong vụ án Port of Helsingborg, Ủy Ban dựa vào một giải thích về “giá trị kinh tế” gần với lý thuyết kinh tế hơn. Thừa nhận rằng “chỉ đơn thuần sự kiện doanh thu cao hơn nhiều so với chi phí thực tế phát sinh không đủ để kết luận sự chênh lệch đó là
„quá đáng‟ theo ý nghĩa...của bản án United Brands”,153 Ủy Ban sau đó nêu ra năm nguyên tắc đánh giá giá trị kinh tế:
Thứ nhất, “không thể xác định giá trị kinh tế của sản phẩm/dịch vụ một cách đơn giản bằng việc cộng thêm vào chi phí phát sinh cho cung ứng sản phẩm/dịch vụ...một biên lợi nhuận là một tỷ lệ phần trăm được xác định trước của chi phí. [Tốt hơn là] giá trị kinh tế phải đƣợc xác định trong từng hoàn cảnh cụ thể của vụ việc và phải tính đến cả các yếu tố ngoài chi phí nhƣ nhu cầu đối với sản phẩm/dịch vụ.”154
Thứ hai, Ủy Ban giải thích rằng “khách hàng đặc biệt sẵn lòng trả thêm cho một số điều gắn liền với sản phẩm/dịch vụ mà họ cho rằng có giá trị hơn. Đặc điểm cụ thể này không nhất thiết dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn cho nhà cung ứng.”155 Vì vậy, chi phí cung ứng không phải là yếu tố quyết định duy nhất, hay thậm chí là yếu tố quyết định chính, vì xem xét khía cạnh nhu cầu cũng rất quan trọng.
Thứ ba, Ủy Ban lưu ý rằng trong một số trường hợp việc định giá cao là cần
149 Tlđd, đoạn 22-23
150 British Leyland Plc. v. Commission, chú thích 137, đoạn 28 (“ban đầu mức phí cho xe tay lái bên trái cao gấp sáu lần mức phí cho xe tay lái bên phải.”)
151 Tlđd
152 Tlđd, đoạn 30
153 Scandlines Sverige AB v. Port of Helsingborg, Case COMP/A.36.568/D3, Quyết định của Ủy Ban ngày 23 tháng 7 năm 2004, đoạn 142
154 Tlđd, đoạn 232. Đồng thời xem Sundbusserne v. Port of Helsingborg, Case COMP/A.36.568/D3, Quyết định của Ủy Ban ngày 23 tháng 7 năm 2004, đoạn 207
155 Scandlines Sverige AB v. Port of Helsingborg, chú thích 154, đoạn 227. Đồng thời xem Sundbusserne v. Port of Helsingborg, chú thích 155, đoạn 205
thiết để thu hồi vốn đầu tư ban đầu lớn. Ủy Ban lưu ý rằng cảng Helsingborg có chi phí chìm rất cao, mà đã không tính đến trong số liệu tài chính kế toán kiểm toán của công ty vận hành cảng. Nếu cảng phải xây lại kho bãi, hoặc xây dựng một cảng phà mới, chi phí phát sinh để cung ứng những dịch vụ và cơ sở hạ tầng tương đương cho cảng phà sẽ cao hơn nhiều so với chi phí do cảng hiện tại tính toán.156
Thứ tƣ, Ủy Ban xác định rằng cần bao gồm cả giá trị vô hình của cảng khi đánh giá “giá trị kinh tế”. Ủy Ban khẳng định công ty khai thác cảng hưởng lợi từ yếu tố vị trí của cảng Helsingborg đáp ứng nhu cầu một cách hoàn hảo. Giá trị vô hình này cần đƣợc tính đến nhƣ là một phần trong giá trị kinh tế của dịch vụ do doanh nghiệp cảng cung ứng, dù rằng nó không đƣợc phản ánh trong số liệu kế toán hàng năm.157
Cuối cùng, Ủy Ban chỉ ra rằng có thể cần tính cả chi phí cơ hội – những mục đích sử dụng khác mà tài sản đang xem xét có thể đáp ứng – khi đánh giá “giá trị kinh tế”. Ủy Ban khẳng định bản thân khu đất mà doanh nghiệp cảng dùng cho vận hành cảng phà rất có giá trị và duy trì khai thác cảng phà thay vì sử dụng khu đất vào mục đích khác thì chủ cảng mất đi khoản chi phí cơ hội.158
Từ vụ án United Brands, Tòa án Tƣ Pháp EU áp dụng phép kiểm tra gồm hai giai đoạn để xác định giá quá đáng. Phép kiểm tra này yêu cầu, trước tiên, so sánh chi phí thực tế với giá, và thứ hai, xác định giá có quá đáng hay không từ yếu tố nội tại của chính nó hoặc từ so sánh với giá sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Trong giai đoạn đầu tiên, Tòa án Tƣ Pháp EU tuyên rằng giá công bằng
“có thể, không kể những yếu tố khác, đƣợc xác định một cách khách quan nếu tính toán đƣợc và so sánh giá bán sản phẩm với chi phí sản xuất ra sản phẩm, từ đó tìm ra biên lợi nhuận.”159 Đối với giai đoạn thứ hai, Tòa án Tƣ Pháp EU cho rằng khác biệt giữa giá của UBC và giá của đối thủ cạnh tranh chỉ là 7%,
“không thể tự động xem là quá đáng và không công bằng.”160
Nói một cách tổng quát, cho đến nay có bốn phép so sánh đƣợc áp dụng để thực hiện phép kiểm tra hai giai đoạn xác định giá quá đáng của Tòa án Tƣ Pháp EU: (1) So sánh Giá – Chi phí; (2) So sánh giá của doanh nghiệp thống
156 Scandlines Sverige AB v. Port of Helsingborg, chú thích 154, đoạn 209.
157 Tlđd
158 Tlđd,
159 United Brands Company v. Commission chú thích 61, đoạn 251
160 United Brands Company v. Commission chú thích 61, đoạn 266
lĩnh với giá của đối thủ cạnh tranh; (3) So sánh giá ở các thị trường địa lý khác nhau; và (4) So sánh giá theo thời gian.
Một số vấn đề phát sinh liên quan đến phép so sánh giá – chi phí, bao gồm lựa chọn chi phí phù hợp, xác định biên lợi nhuận hợp lý, xử lý các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp đa sản phẩm, và qui định khuyến khích cắt giảm chi phí.161 Tòa án Tƣ Pháp EU thừa nhận rằng có những lúc:
Khó khăn rất lớn trong xác định chi phí sản xuất mà đôi khi bao gồm một phần chi phí gián tiếp và chi phí chung, và khác nhau đáng kể theo qui mô, mục đích của doanh nghiệp, đặc điểm phức hợp, khu vực doanh nghiệp hoạt động, việc doanh nghiệp sản xuất một hay nhiều sản phẩm, số lƣợng đơn vị phụ thuộc và mối quan hệ của chúng với nhau.162
Do đó, xác định một mức lợi nhuận hợp lý cần phải tính đến hàng loạt yếu tố, bao gồm hiệu quả kinh tế nhờ qui mô, chi phí chìm, giá trị vô hình của tài sản, chi phí cơ hội có liên quan, và rủi ro. Mức lợi nhuận cao có thể phản ánh sự đền bồi lại cho những rủi ro gắn với ngành nghề, số vốn đầu tƣ ban đầu lớn và chi phí cho nghiên cứu phát triển. Một mặt, mức lợi nhuận của một doanh nghiệp thống lĩnh có thể cao bởi vì chi phí sản xuất của doanh nghiệp thấp hơn của đối thủ, nhờ cải tiến tiết kiệm chi phí hoặc những nguyên nhân khác dẫn đến hiệu quả hoạt động tốt. Buộc một doanh nghiệp thống lĩnh phải giảm giá để có lợi nhuận bằng với đối thủ cạnh tranh hoạt động kém hiệu quả hơn có thể giảm khuyến khích doanh nghiệp cắt giảm chi phí trong tương lai, về lâu dài gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Phép kiểm tra thứ hai là so sánh giá của doanh nghiệp thống lĩnh với giá của đối thủ cạnh tranh. Trong vụ án United Brands, giá chuối nhãn hiệu Chiquita cao hơn giá chuối của các nhãn hiệu đối thủ 7%. Tòa án Tƣ Pháp EU, khi kết luận mức chênh lệch này không thể xem là quá đáng, không xác định mức chênh lệch quá đáng là nhƣ thế nào. Vì vậy, so sánh giá của các đối thủ cạnh tranh với nhau cũng khó, vì sự khác biệt về giá có thể chỉ đơn giản phản ánh sự khác biệt về chất lƣợng hoặc sở thích, mong muốn của khách hàng.
So sánh giá theo thị trường địa lý ở EU là so sánh giá phổ biến ở các Quốc gia Thành viên khác nhau. Trong vụ án United Brands, Tòa án Tƣ Pháp EU cũng đồng ý rằng có thể so sánh với giá ở các khu vực khác.163 Kết quả là, phép
161 Xem O'Donoghue, Robert và Padilla, A Jorge, chú thích 2, tr. 613-616
162 United Brands Company v. Commission chú thích 61, đoạn 254
163 United Brands v. Commission chú thích 61, đoạn 258-260