3. CHƯƠNG 3 - PHÁP LUẬT CHỐNG ĐỊNH GIÁ LẠM DỤNG CỦA VIỆT NAM, SO SÁNH VỚI EU VÀ HOA KỲ
3.1. BỐI CẢNH, CÁC QUI TẮC CƠ BẢN VÀ KHÁI NIỆM CÓ LIÊN
3.1.2. Những vụ việc có liên quan hoặc gây bàn cãi về dấu hiệu định giá lạm dụng
3.1.2.5. Vấn đề giá dƣợc phẩm và giá sữa
Ngoài các vụ việc nổi bật đã đƣợc bàn luận ở trên, trong thực tế ở Việt Nam còn có nhiều vấn đề liên quan việc định giá của các doanh nghiệp đang thu hút sự chú ý của cơ quan nhà nước và người tiêu dùng. Trong số đó, phần này của luận án xem xét pháp luật điều chỉnh
66 Xem http://vietbao.vn/Kinh-te/EVN-giam-gia-thue-cot-dien-cho-VNPT/11167770/87/ .
việc định giá dƣợc phẩm và giá sữa. Có ba lý do cho sự lựa chọn này.
Thứ nhất, trong những năm gần đây, giá dƣợc phẩm và giá sữa gây nhiều tranh cãi, rất đƣợc dƣ luận quan tâm. Giá của hai loại hàng hóa này tăng không ngừng và bị nhiều người xem là cao bất hợp lý. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành về kiểm soát và quản lý giá hai mặt hàng này có vẻ không phát huy hiệu quả. Thứ hai, dƣợc phẩm và sữa là những hàng hóa thiết yếu, giá của chúng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và chất lượng sống của người tiêu dùng. Thứ ba, có dấu hiệu về sự thống lĩnh ở một số thị trường liên quan của hai loại hàng hóa này và các báo cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đặt ra một số nghi vấn về hành vi định giá lạm dụng.
Theo một nghiên cứu do Cục Quản lý Cạnh tranh và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC) thực hiện năm 2009,67 trong lĩnh vực phân phối dƣợc phẩm nhập khẩu có những dấu hiệu của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh.68 Liên quan đến định giá lạm dụng, bản báo cáo cho rằng một số doanh nghiệp nước ngoài như Zuellig Pharma, Diethelm, và Mega đã áp đặt giá bán cao quá đáng gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, báo cáo này cũng nhận định việc xác định doanh nghiệp có nắm giữ vị trí thống lĩnh/vị trí độc quyền hay không rất phức tạp.69 Trong thực tế, Cục Quản lý Cạnh tranh chƣa từng tiến hành một cuộc điều tra nào về hành vi của các doanh nghiệp dƣợc phẩm.
Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực năm 2010 của Cục Quản lý Cạnh tranh70 kết luận rằng trên thị trường sữa bột pha chế
67 VCA và IDRC,
[Report on competition law regulating Anti-competitive practices in pharmaceutical distribution system in Vietnamese market], 2009.
68 Tlđd, tr. 86-93.
69 Tlđd, tr. 93.
70 VCA, Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực [Report on assessment of competition in 10 areas], 2010
nhập khẩu có những doanh nghiệp nắm giữ vị trí thống lĩnh71 và vị trí độc quyền phân phối.72 Báo cáo này cảnh báo về nguy cơ lạm dụng quyền lực thị trường để tăng giá.73 Tuy nhiên, cũng giống như báo cáo về hệ thống phân phối dƣợc phẩm, những nhận định của Cục Quản lý Cạnh tranh trong báo cáo này chỉ mang tính dự báo hoặc trình bày nghi vấn, chứ chƣa có vụ việc cụ thể nào liên quan định giá lạm dụng trong lĩnh vực sữa đƣợc cơ quan có thẩm quyền về cạnh tranh điều tra xử lý.
Pháp luật điều chỉnh việc định giá dƣợc phẩm ở Việt Nam bao gồm Luật Dƣợc74 và Pháp lệnh Giá. Luật Dƣợc, một mặt qui định nguyên tắc tự định giá, cạnh tranh về giá cho các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán thuốc, mặt khác cho phép nhà nước sử dụng các biện pháp bình ổn giá thuốc trên thị trường để đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.75 Để quản lý giá thuốc, Luật Dược và nghị định hướng dẫn76 yêu cầu thuốc trước khi lưu hành trên thị trường phải được cơ sở sản xuất, nhập khẩu kê khai giá và khi thay đổi, giá thuốc phải được kê khai lại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bảo đảm giá thuốc không cao hơn giá thuốc tại các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự như Việt Nam.77 Giá dự kiến bán buôn và bán lẻ thuốc đều phải đƣợc kê khai, và các cơ sở sản xuất hay nhập khẩu thuốc không đƣợc bán thuốc với mức giá cao hơn mức đã kê khai.
Luật Dƣợc cũng cấm lợi dụng độc quyền trong kinh doanh thuốc để thu lợi bất chính, bán phá giá thuốc, tăng giá thuốc trái quy định của
71 Tlđd, tr. 35.
72 Tlđd, tr. 36.
73 Tlđd, tr. 88.
74 Luật số 34/2005/QH ngày 15 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2005 .
75 Xem Luật Dƣợc, Điều 5.(1).
76 Nghị định số 79/2006/NĐ-CP.
77 Tlđd, Điều 10.(4).
pháp luật.78 Tương tự như vậy, Pháp lệnh Giá và các nghị định hướng dẫn khẳng định thuốc là hàng hóa quan trọng đối với quốc kế dân sinh, nhà nước tôn trọng quyền của cá nhân, tổ chức kinh doanh được tự định giá và cạnh tranh về giá, giá thuốc phải đƣợc quản lý và điều chỉnh bằng các biện pháp bình ổn giá của nhà nước.79
Trong những năm gần đây, nhà nước Việt Nam ngày càng thừa nhận vai trò quan trọng và thiết yếu của mặt hàng sữa. Chất lƣợng sữa, giá sữa tác động đáng kể đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên. Giá sữa tăng cao có ảnh hưởng bất lợi lớn đối với người tiêu dùng. Năm 2008, Nghị định 75/2008 hướng dẫn Pháp lệnh Giá đã lần đầu tiên đƣa sữa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu sự điều chỉnh của Nhà nước bằng các biện pháp bình ổn giá.80
Theo đó, khi giá thuốc và giá sữa có biến động bất thường, Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp cần thiết để bình ổn, như điều chỉnh lƣợng cung ứng hay nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm soát lượng hàng tồn kho, mua vào hoặc bán ra hàng hóa dự trữ, qui định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá, kiểm soát các yếu tố hình thành giá, và trợ giá.81
Cuối năm 2008, Thông tƣ số 104/2008/TT-BTC của MoF qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá, Nghị định 75/2008 và Nghị định 170/2003 (Thông tƣ 104/2008) xác định điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá là khi giá thị trường trong nước của hàng
78 Xem Luật Dƣợc, Điều 9.(7).
79 Xem Pháp lệnh Giá, Điều 2; đồng thời xem Nghị định 170/2003 và Nghị định 75/2008, Điều 2 .(1) và Điều 7.
80 Xem Điều 2.1.(i) Nghị định 75/2008. Bên cạnh sữa, còn có 13 loại hàng hóa, dịch vụ khác trong phạm vi Nhà nước bình ổn giá. Đó là (i) xăng dầu; (ii) xi măng; (iii) thép xây dựng; (iv) khí hóa lỏng; (v) phân bón hóa học; (vi) thuốc bảo vệ thực vật; (vii) thuốc thú y:
vac xin lở mồm long móng; vac xin cúm gia cầm; các loại kháng sinh: Oxytetracycline, Ampicilline, Tylosin, Enrofloxacin; (viii) muối; (ix) đường ăn (đường trắng và đường tinh luyện); (x) thóc, gạo; (xi) thuốc phòng, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế quy định; (xii) Cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng; và (xiii) một số loại thức ăn chăn nuôi gia súc: ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương.
81 Xem Pháp lệnh Giá, Điều 6 .
hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn có biến động bất thường: tăng quá cao hoặc giảm quá thấp không hợp lý so với mức giá thị trường trong nước trước khi biến động do một trong nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân lạm dụng vị thế độc quyền hoặc liên kết độc quyền về giá. Thông tư cũng qui định rằng Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp bình ổn giá khi giá bán lẻ các loại thuốc phòng, chữa bệnh cho người, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y trên thị trường trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục tăng từ 15% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động. Đối với giá sữa, Thông tƣ qui định mức tăng cao hơn – 20% trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tiếp – thì bị xem là biến động giá bất thường.82 Ngoài ra, Thông tư 104/2008 qui định thuốc và sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi là hàng hóa phải đăng ký giá và kiểm soát các yếu tố hình thành giá.83 Đặc biệt trong lĩnh vực dƣợc phẩm, Thông tƣ 104/2008 tạo sự kết nối chặt chẽ với Luật Dƣợc và các qui định của liên Bộ Y tế, Tài chính, Công thương về yêu cầu thực hiện kê khai giá thuốc phòng chữa bệnh cho người.84
Tóm lại, pháp luật Việt Nam đã có một loạt qui định nhằm điều chỉnh và kiểm soát giá dƣợc phẩm và giá sữa. Tuy nhiên, vẫn còn một vài kẽ hở trong qui định của Thông tƣ 104/2008 tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh dƣợc phẩm, kinh doanh sữa tiếp tục tăng giá. Các doanh nghiệp có thể tăng giá thuốc dưới 15% và giá sữa dưới 20% mỗi tháng một lần trong nhiều tháng cũng không bị xem là vi phạm qui định và cơ quan có thẩm quyền không thể áp dụng các biện pháp bình ổn giá.
Để khắc phục vấn đề này, ngày 12 tháng 8 năm 2010, MoF ban hành Thông tƣ số 122/2010/TT-BTC (Thông tƣ 122/2010) sửa đổi bổ sung Thông tƣ 104/2008. Có hai điểm mới đáng chú ý trong Thông tƣ Circular 122/2010. Thứ nhất là qui định tất cả cá nhân, tổ chức sản
82 Xem Thông tƣ 104/2008, Phần B. I. 2.
83 Tlđd, Phần B. V. và VI.
84 Xem Phụ lục 1c Thông tƣ 104/2008 và Thông tƣ Liên Bộ Số 11/2007/TTLT/BYT- BTC-BCT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ Y Tế, Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương hướng dẫn quản lý nhà nước về giá thuốc chữa bệnh cho người.
xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc diện áp dụng biện pháp bình ổn giá đều phải đăng ký giá.85 Điểm mới này nhằm tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng hơn, vì theo Thông tư 104/2008 chỉ những doanh nghiệp có trên 50% vốn sở hữu nhà nước trong vốn điều lệ bị buộc phải đăng ký giá.86 Thứ hai là việc sửa đổi những điều kiện áp dụng biện pháp bình ổn giá. Thay vì sử dụng các biểu thị về thời gian và tỷ lệ tăng giá để xác định biến động giá bất thường, Thông tư 122/2010 qui định ba trường hợp: (i) Giá tăng cao hơn so với mức tăng giá của các yếu tố “đầu vào”, hoặc cao hơn so với giá vốn hàng nhập khẩu do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính toán các yếu tố hình thành giá (chi phí sản xuất, giá thành, chi phí lưu thông, lợi nhuận, v.v.) không đúng với các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. (Hoặc giá giảm thấp hơn không hợp lý so với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đƣợc tính toán theo các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.); (ii) Giá tăng hoặc giảm không có căn cứ, trong khi các yếu tố hình thành giá không có biến động trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, địch hoạ, khủng hoảng kinh tế - tài chính, mất cân đối cung - cầu tạm thời hoặc do các tin đồn thất thiệt không có căn cứ về việc tăng giá hoặc giảm giá; (iii) Giá tăng hoặc giảm không hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền về giá theo quy định của Luật Cạnh tranh và pháp luật có liên quan.87
Dƣợc phẩm và sữa là những ví dụ điển hình của hàng loạt sản phẩm mà việc định giá phải tuân theo pháp luật về quản lý giá, nhƣng cho đến nay các qui định về quản lý giá đó vẫn chƣa có hiệu quả. Thực tế đó gợi ra những câu hỏi. Tại sao dù đã có nhiều công cụ điều chỉnh
85 Xem Thông tƣ 122/2010, Điều 7.
86 Xem Thông tƣ 104/2008, Phần B. VI. 2.
87 Xem Thông tƣ 122/2010, Điều 2.
nhƣ Luật Cạnh Tranh và Pháp lệnh Giá, “bão giá” vẫn hoành hành trên thị trường? Tại sao dù có những nghi vấn và kêu than trong công chúng về tình trạng doanh nghiệp định giá thuốc, giá sữa cao quá đáng, cho đến nay vẫn chƣa có vụ việc nào liên quan hành vi này đƣợc điều tra và truy cứu trách nhiệm? Câu trả lời sẽ đƣợc đề cập trong những phần tiếp theo của luận án.