Chèn ép giá theo pháp luật Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Pháp luật chống định giá lạm dụng của eu, hoa kỳ, việt nam so sánh và kinh nghiệm áp dụng cho việt nam (Trang 101 - 107)

2. CHƯƠNG 2 - PHÁP LUẬT CHỐNG ĐỊNH GIÁ LẠM DỤNG CỦA EU VÀ HOA KỲ

2.2. CÁC HÌNH THỨC ĐỊNH GIÁ LẠM DỤNG

2.2.3.1. Chèn ép giá theo pháp luật Hoa Kỳ

Ở Hoa Kỳ, vụ án mang tính tiền lệ đầu tiên liên quan đến chèn ép giá là Alcoa.253 Trong vụ án này, Thẩm phán Hand đã bàn luận về chèn ép giá và cung ứng. Alcoa bị cáo buộc áp dụng chèn ép giá chống lại các nhà sản xuất nhôm độc lập cũng là khách hàng mua nhôm thỏi của mình. Thẩm phán Hand phán

251 Xem EU Commission, chú thích 43, Phần D “Từ chối cung ứng và chèn ép lợi nhuận”, đặc biệt đoạn 80; Đồng thời xem Hovenkamp, Herbert, chú thích 65, tr. 304

252 Xem Hovenkamp, Herbert, Tlđd, tr.304 (“Giả sử một doanh nghiệp thống lĩnh ở thị trường sản xuất sở hữu một số cửa hàng bán lẻ và cũng bán sản phẩm của mình cho các nhà bán lẻ độc lập. Các nhà bán lẻ độc lập sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh với cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp thống lĩnh. Họ cho rằng doanh nghiệp thống lĩnh luôn ƣu ái các cửa hàng bán lẻ của mình về thời gian cung ứng nhanh, và đôi khi còn từ chối bán hàng cho các nhà bán lẻ độc lập. Hơn nữa, doanh nghiệp thống lĩnh bán sản phẩm cho các nhà bán lẻ độc lập với giá cao hơn so với giá cung ứng cho cửa hàng của mình, hoặc các cửa hàng đó bán lại sản phẩm ở mức giá mà các nhà bán lẻ độc lập không thể đối chọi đƣợc...

Doanh nghiệp thống lĩnh tích hợp thao túng giá cả thị trường để gây tổn hại các đối thủ không tích hợp.

Các nhà bán lẻ độc lập bị chèn ép bởi cả việc cung ứng không nhanh, không đủ lẫn việc chi phí phải bỏ ra cao hơn so với chi phí tương ứng mà các cửa hàng của doanh nghiệp thống lĩnh phải chịu.”); Đồng thời xem O'Donoughue, Robert và Padilla, A Jorge, chú thích 2, tr. 303 (“Đây là chiến lƣợc theo đó doanh nghiệp thống lĩnh tích hợp theo chiều dọc có thể sử dụng việc kiểm soát giá đầu vào và giá bán lẻ để “chèn ép” biên lợi nhuận của đối thủ cạnh tranh ở thị trường đầu ra mà doanh nghiệp cũng là người cung ứng đầu vào. Doanh nghiệp thống lĩnh có thể sử dụng yếu tố tích hợp theo chiều dọc của mình kiểm soát giá cả đầu vào, đầu ra để phân biệt đối xử một cách hiệu quả chống lại đối thủ không tích hợp ở thị trường đầu ra.”)

253 United States v. Aluminum Co. of America, chú thích 15, đoạn 436-438

quyết chống lại Alcoa ở Tòa Phúc Thẩm năm 1945, đề nghị rằng ngoài những vấn đề khác, Alcoa có tội về việc tăng giá nguyên liệu đầu vào thiết yếu – nhôm thỏi – vì thế khách hàng của công ty Alcoa không thể cạnh tranh với Alcoa về sản phẩm nhôm lá cuộn, tức là sản phẩm ở thị trường đầu ra. Thẩm phán Hand tuyên rằng: “Nguyên đơn mô tả về hành vi „Chèn ép Giá‟ trong đó nguyên đơn nói rằng Alcoa đã cố ý chèn ép hoạt động kinh doanh của các nhà sản xuất nhôm lá cuộn là đối thủ cạnh tranh của mình.”... “Để xác lập điều này nguyên đơn yêu cầu Tòa lấy chi phí sản xuất nhôm lá cuộn của Alcoa làm mức chuẩn công bằng đối với chi phí của đối thủ, và chấp nhận là các đối thủ phải cạnh tranh với Alcoa về giá của nhôm lá trong khi không thể mua nhôm thỏi ở bất kỳ nơi nào khác.”... “Đối với Tòa không nghi ngờ gì đó là một việc bất hợp pháp khi định giá bán nhôm lá rất thấp và giữ mức giá bán nhôm thỏi quá cao, nhƣ theo hồ sơ ghi chép này giá của nhôm thỏi phải bị xem là cao hơn „mức giá công bằng‟.”254

Một vụ án khác liên quan đến chèn ép giá là Bonjorno Kaiser.255 Công ty Kaiser đã đe dọa và có những hành động khác nhƣ hỗ trợ các đối thủ cạnh tranh không có uy tín cố ý đẩy công ty Bonjorno ra khỏi thị trường. Kaiser cũng bị tuyên đã sử dụng chính sách chèn ép giá để kéo doanh thu sản xuất của Bonjorno xuống mức vừa đủ bù lại chi phí khả biến bình quân, nhƣng không đủ cho công ty này có lợi nhuận.

Hơn bốn mươi năm sau vụ án Alcoa, các tòa án Hoa Kỳ đã bàn luận sâu hơn về phép thử để xác định chèn ép giá trong vụ Alcoa và đƣa ra những quan điểm mới. Đầu tiên là vụ án Town of Concord.256 Trong vụ án này, các thị trấn ở Concord và Wellesley công kích và kiện công ty Edison ra tòa án liên bang cấp quận về việc tăng giá điện bán sỉ. Họ chỉ ra rằng các mức tăng giá bán sỉ này không phù hợp với mức tăng giá bán lẻ. Vì vậy, trong khoảng thời gian hơn ba năm, giá bán của công ty Edison cho Concord và Wellesley tăng trong khi giá bán lẻ cho khách hàng trực tiếp của công ty Edison ở 39 thị trấn xung quanh Concord và Wellesley vẫn hầu nhƣ giữ nguyên. Thị trấn Concord và Wellesley nói rằng, tác động của sự khác biệt này làm hai thị trấn bị chèn ép giá. Nếu họ không tăng giá bán lẻ lên để phản ánh chi phí cao mua điện từ công ty Edison,

254 Tlđd,

255 Bonjorno v. Kaiser Aluminum & Chemical Corp. 752 F.2d 802 (3d Cir.1984), cert. Denied, 477 U.S. 908, 106 S.Ct. 3284 (1986)

256 Town of Concord v. Boston Edison Co., 915 F.2d 17, 24 (1st Cir. 1990), cert. Denied, 499 U.S. 931, 111 S.Ct. 1337 (1991)

họ kiếm đƣợc ít tiền hơn; nhƣng nếu họ tăng giá bán lẻ trong khi giá của công ty Edison vẫn giữ nguyên, khách hàng có thể bỏ họ để chuyển sang mua điện trực tiếp từ công ty Edison. Dựa vào thiệt hại tiềm năng đối với hoạt động phân phối điện của hai thị trấn, Concord và Wellesley lập luận rằng tăng giá bán sỉ, trong khi không tăng giá bán lẻ tương ứng, là hành vi cố ý độc quyền bất hợp pháp. Tòa án cấp quận chấp nhận lập luận của thị trấn Concord.257 Tuy nhiên, Tòa Phúc Thẩm Khu vực Một (Thẩm phán Breyer) đã không đồng ý với tòa án cấp quận và có phán quyết ngƣợc lại.258 Tòa giải thích phép kiểm tra chèn ép giá của Thẩm phán Hand là nhằm đảm bảo bị đơn phải để cho đối thủ một mức lợi nhuận “công bằng” hay “thỏa đáng” giữa giá bán sỉ và giá bán lẻ.259 Sau đó Tòa lập luận một thẩm phán hay một bồi thẩm đoàn gặp khó khăn thế nào khi xác định một mức “giá công bằng” và một “mức thỏa đáng cho khoảng cách giữa hai giá”. Đáng chú ý là Tòa đã nêu sự lo ngại về việc trở thành “một cơ quan điều chỉnh ấn định giá” và việc bảo vệ tất cả các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh, bao gồm cả các doanh nghiệp “kém hiệu quả”.260 Tòa cũng chỉ ra hai tình huống giá tạo thành sự chèn ép nhƣng đồng thời lại mang đến lợi ích kinh tế.261 Tòa tuyên rằng để đạt đƣợc kết luận theo vụ Alcoa về hành vi chèn ép giá là loại bỏ đối thủ, phải có cơ sở để tin rằng những nguy cơ phản cạnh tranh của hành vi chèn ép giá áp đảo các lợi ích có thể xảy ra và những cân nhắc ngƣợc lại về mặt hành chính.262 Do đó, Tòa tuyên rằng trong những trường hợp có sự cân bằng giữa thiệt hại và lợi ích, và sự hiện diện của những tình huống kinh tế khác nhau đáng kể, thì không nên áp dụng các qui tắc xác định chèn ép giá theo vụ Alcoa “một cách máy móc và mù quáng”.263

Gần đây hơn, Tòa án Tối Cao Hoa Kỳ đã đƣa ra một quyết định trong vụ án

“chèn ép giá” nổi tiếng theo Điều 2 Luật Sherman giữa các đối thủ là những

257 Xem Town of Concord Mass. v. Boston Edison Co., 721 F. Supp. 1456 (D.Mass.1989), aff‟d 915 F.2d 17 (1st Cir. 1990), cert. denied, 499 U.S. 931 (1991) reh. denied 500 U.S. 930 (1991).

258 Town of Concord v. Boston Edison Co., chú thích 256, đoạn 13, 14

259 Tlđd , đoạn 23-25.

260 Tlđd, đoạn 29

261 Tlđd, đoạn 26, 27 (“Thứ nhất, doanh nghiệp thống lĩnh ở thị trường sơ cấp có thể tiến hành các hoạt động ở thị trường thứ cấp hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh độc lập. Nếu như vậy, mức giá chèn ép các đối thủ cạnh tranh kém hiệu quả ở thị trường thứ cấp, kể cả khi buộc họ phải rời bỏ thị trường, cũng có thể (dựa vào giảm chi phí) là mức giá thấp hơn, hoặc, trong bất kỳ trường hợp nào, tiết kiệm các nguồn lực kinh tế. Thứ hai, mức giá mà chèn ép một doanh nghiệp ở thị trường “thứ cấp” sẽ có lợi cho người tiêu dùng khi bản thân doanh nghiệp ở thị trường “thứ cấp” đó là một doanh nghiệp thống lĩnh.”)

262 Tlđd, đoạn 31

263 Tlđd

công ty điện thoại: vụ án Linkline.264 Tòa đã dựa vào những phát triển trong lý thuyết kinh tế và luật chống độc quyền từ vụ án Alcoa cho đến các phán quyết trong Town of Concord 265, Trinko266Brooke Group267 để trả lời thỏa đáng hơn cho câu hỏi về chèn ép giá. Tòa tuyên rằng theo luật chống độc quyền doanh nghiệp tích hợp theo chiều dọc không có nghĩa vụ phải cung ứng sỉ dịch vụ cho đối thủ cạnh tranh với mình ở thị trường bán lẻ, không thực hiện hành vi cố ý độc quyền bất hợp pháp khi “chèn ép” đối thủ cạnh tranh của mình bằng việc tính giá bán sỉ cho họ cao làm cho họ không thể theo đƣợc mức giá bán lẻ của doanh nghiệp tích hợp. Đƣa ra quyết định nhƣ vậy, Tòa án Tối Cao Hoa Kỳ đã đảo ngược tất cả các phán quyết trước đây của tòa án Hoa Kỳ công nhận các khiếu kiện về tội cố ý độc quyền đối với hành vi chèn ép giá.268

Trong vụ án Linkline, các nguyên đơn khởi kiện theo Điều 2 Luật Sherman cáo buộc công ty AT&T đã “chèn ép” bất hợp pháp biên lợi nhuận của họ bằng cách ấn định mức giá cao cho dịch vụ chuyển tải DSL sỉ mà công ty cung ứng cho các nguyên đơn và mức giá bán lẻ thấp cho dịch vụ in-te-net DSL đối với khách hàng của mình. Các nguyên đơn cáo buộc rằng cấu trúc định giá này đặt các nguyên đơn vào thế cạnh tranh bất lợi, vì họ không thể theo đƣợc mức giá bán lẻ thấp do phải trả mức giá bán sỉ cao, và cho phép công ty AT&T duy trì quyền lực độc quyền trên thị trường DSL. Công ty AT&T lập luận rằng khiếu nại của nguyên đơn đã từng bị kháng biện trong vụ Trinko, theo đó tuyên rằng một doanh nghiệp không có trách nhiệm chống độc quyền khi giao dịch với đối thủ của mình không có nghĩa vụ phải cung cấp dịch vụ cho đối thủ ở mức “đủ”

theo quan điểm của đối thủ.269 Phán quyết Linkline bao gồm hai điểm chính yếu sau:

(1) Tòa án Tối Cao Hoa Kỳ áp dụng phán quyết của mình trong vụ án Trinko để phủ nhận phương diện định giá bán sỉ là chèn ép giá. Mặc dù vụ án Trinko liên quan vấn đề dịch vụ, không phải định giá, Tòa cho rằng lập luận của bản án Trinko “có hiệu lực áp dụng tương đương đối với các khiếu nại về chèn ép giá.” Trong vụ án Trinko Tòa đã tuyên rằng nếu một

264 Pacific Bell Telephone Co. v. Linkline Communications Inc., 555 U.S. 438, S. Ct. 1109, 1120, 172 L.Ed.2d 836 (2009).

265 Town of Concord v. Boston Edison Co., chú thích 256

266Verizon Communications Inc. v. Law Offices of Curtis V. Trinko, chú thích 40

267 Brook Group Ltd. v. Brown & Williamson Tobacco Corp., chú thích 209

268 Pacific Bell Telephone Co. v. Linkline Communications Inc., chú thích 264, đoạn 1115

269 Verizon Communications, Inc. v. Law Offices of Curtis V. Trinko, chú thích 40, đoạn 410

doanh nghiệp không có trách nhiệm chống độc quyền giao dịch với đối thủ cạnh tranh ở thị trường bán sỉ, doanh nghiệp đó rõ ràng không có trách nhiệm phải giao dịch theo các điều khoản và điều kiện mà đối thủ cạnh tranh cảm thấy có lợi. Trong vụ này, công ty AT&T không có trách nhiệm chống độc quyền khi giao dịch với đối thủ ở thị trường bán sỉ. Nếu công ty AT&T chỉ đơn giản ngừng cung cấp dịch vụ chuyển tải DSL cho các nguyên đơn, nó cũng không vi phạm luật chống độc quyền. Bằng lập luận này, Tòa đã xác định rằng công ty AT&T không bị yêu cầu phải cung ứng dịch vụ theo mức giá mà các nguyên đơn thích hơn.270

(2) Tòa án Tối Cao Hoa Kỳ cũng xác định rằng khiếu nại về giá bán lẻ trong vụ án này không phù hợp với Điều 2 Luật Sherman. Tòa bàn luận về việc án lệ chống định giá hủy diệt nêu trong bản án Brook Group cấm doanh nghiệp định giá thấp hơn chi phí để đẩy đối thủ ra khỏi thị trường và sau đó cho phép kẻ độc quyền tăng giá thu bù lỗ.271 Còn trong vụ án này, các nguyên đơn không cáo buộc công ty AT&T đã định giá bán lẻ thấp hơn chi phí hay định giá hủy diệt. Thay vào đó, khiếu nại của họ nêu mối quan hệ giữa thị trường bán lẻ và thị trường bán sỉ. Nguyên đơn khiếu nại rằng công ty AT&T có quyền lực thị trường ở thị trường bán sỉ và có thể “ép” biên lợi nhuận của đối thủ cạnh tranh của mình ở thị trường bán lẻ bằng cách tăng giá bán sỉ và giảm giá bán lẻ. Tòa tái khẳng định rằng khi không có cáo buộc về việc giá bán lẻ của công ty thấp hơn chi phí, thì không thể truy cứu trách nhiệm theo luật chống độc quyền. Theo Tòa án Tối Cao Hoa Kỳ, “công nhận một khiếu nại chèn ép giá khi giá bán lẻ của bị đơn vẫn duy trì cao hơn chi phí sẽ tạo ra những thiệt hại rõ ràng mà chúng ta đã cố tránh trong vụ Brooke Group: doanh nghiệp có thể tăng giá bán lẻ lên hoặc kiềm chế việc cạnh tranh tích cực về giá để tránh bị truy cứu trách nhiệm chống độc quyền.”272 Vì các nguyên đơn không cáo buộc hay chứng minh đạt đƣợc các tiêu chuẩn của hành vi định giá hủy diệt, các nguyên đơn không có cơ sở theo Điều 2 Luật Sherman để khiếu nại công ty AT&T về giá bán lẻ. Kết quả là, Tòa xác định rằng khiếu nại về chèn ép giá “không là gì khác hơn một sự trộn lẫn giữa một

270 Pacific Bell Telephone Co. v. Linkline Communications Inc., chú thích 264, đoạn 1119

271 Brook Group Ltd. v. Brown & Williamson Tobacco Corp., chú thích 209, đoạn 222-224

272 Pacific Bell Telephone Co. v. Linkline Communications Inc., chú thích 264, đoạn 1120

khiếu nại không thỏa đáng ở cấp độ bán lẻ với một khiếu nại không thỏa đáng ở cấp độ bán sỉ.”273

Theo đó, Tòa án Tối Cao Hoa Kỳ đã viện dẫn những lý do từ phía cơ quan để không cho phép khiếu nại về “chèn ép giá” theo Điều 2 Luật Sherman trong tình huống này. Ví dụ, việc cho phép những khiếu nại nhƣ thế sẽ buộc tòa án đồng thời kiểm soát cả hai loại giá bán sỉ và giá bán lẻ, làm thay đổi mục tiêu của việc này vì vấn đề nằm ở mối quan hệ giữa hai mức giá. Đối với các doanh nghiệp, sẽ không có cơ sở an toàn để tránh chịu trách nhiệm về chèn ép giá.

Trong khi ít nhất với định giá hủy diệt các doanh nghiệp biết rằng cho đến khi nào họ còn định giá bán cao hơn chi phí, họ không bị truy cứu trách nhiệm.274

Đồng thời, Tòa án Tối Cao Hoa Kỳ công nhận quyết định của mình trong bản án Trinko, từ chối lập ra lý thuyết mới về trách nhiệm chống độc quyền và bày tỏ sự lo lắng về việc làm giảm quá đáng tinh thần cạnh tranh tích cực về giá, điều mà Luật Sherman khuyến khích.

Tóm lại, điều đáng chú ý là dựa vào nguyên tắc “bảo vệ cạnh tranh, không phải bảo vệ đối thủ cạnh tranh”, luật chống độc quyền chỉ điều chỉnh hành vi

“chèn ép giá” khi nó gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh có hiệu quả ngang bằng với doanh nghiệp thống lĩnh. “Chúng ta phải ghi nhớ rằng một hành vi không thể là “phản cạnh tranh” chỉ đơn giản bởi vì nó gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh... Đúng hơn là một hành vi “phản cạnh tranh” chỉ khi nó gây tổn hại cho tiến trình cạnh tranh... Nó gây tổn hại tiến trình đó khi nó cản trở hoạt động cạnh tranh đạt đến những mục tiêu cơ bản – giá thấp hơn, sản phẩm tốt hơn, và những phương thức sản xuất hiệu quả hơn.”275 Do đó, “bất kỳ việc „chèn ép‟

nào là kết quả của việc doanh nghiệp độc quyền cắt giảm chi phí đều không nên bị xem là vi phạm luật chống độc quyền” và “một doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải tạo cho các doanh nghiệp khác khả năng thu đƣợc lợi nhuận.”276 Điều quan trọng nhất là giá bán lẻ có tính cạnh tranh, nhờ thế mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Pháp luật Hoa Kỳ không chống hành vi định giá quá đáng nên cũng không có cơ chế để cáo buộc một mức giá bán sỉ “quá cao”. Trong các tình huống bị “chèn ép giá”, các doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng phép kiểm tra định giá hủy diệt để cáo buộc doanh nghiệp thống lĩnh trách nhiệm

273 Tlđd, đoạn 1120

274 Tlđd, đoạn 1121

275 Town of Concord v. Boston Edison Co., chú thích 256, đoạn 16

276 Hovenkamp, Herbert, chú thích 65, tr. 304

Một phần của tài liệu Pháp luật chống định giá lạm dụng của eu, hoa kỳ, việt nam so sánh và kinh nghiệm áp dụng cho việt nam (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(290 trang)