Khách thể nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 67)

Chương 2. Thực trạng hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.3. Khách thể nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên SV một số trường đại học thuộc khối trường công lập và ngoài công lập trên địa bàn Tp. HCM (Trường Đại học Sài Gòn, Trường

Đại học Khoa học tự nhiên, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM). Để có sự so sánh đối chiếu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát sinh viên thuộc các khối ngành khoa học xã hội (Trường Đại học Sài Gòn, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành) và khối ngành công nghệ - kỹ thuật (Trường Đại học khoa học tự nhiên, Trường Đại học Công nghệ Tp. HCM).

Tổng số phiếu phát ra: 800 phiếu, tổng số phiếu thu về: 583 phiếu, đạt tỉ lệ 72,9%. Tỉ lệ thu hồi phiếu vẫn còn hạn chế vì một số yếu tố khách quan, đặc biệt là sinh viên các trường tạm nghỉ học hoặc học theo hình thức online do tình hình dịch bệnh COVID-19. Mặt khác, trong tổng số 583 phiếu thu về, có 34 phiếu hư hỏng hoặc sinh viên trả lời không đúng theo hướng dẫn của bảng hỏi. Những phiếu trên đã được loại bỏ, do đó, tổng số phiếu đáp ứng được mục tiêu là 549 phiếu và phân bổ như sau:

Bảng 2. 4.Thống kê khách thể nghiên cứu phân bố các tiêu chí

Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ %

Trường

ĐH Sài Gòn 185 34,0

ĐH Khoa học tự nhiên 126 23,0

ĐH Nguyễn Tất Thành 131 24,0

ĐH Công nghệ Tp. HCM 107 19,0

Khối ngành

Xã hội, Du lịch 316 57,6

Công nghệ, Kỹ thuật 233 42,4

Giới tính Nam 229 41,7

Nữ 320 58,3

Làm thêm Có 301 54,8

Không 248 45,2

Loại hình nhà ở

Gia đình 156 28,4

Nhà trọ 272 49,5

Ký túc xá 98 17,9

Người thân quen 23 4,2

Nhìn chung số lượng khách thể nghiên cứu không đồng đều giữa các trường (Bảng 2.4) ở tổng số khách thể nghiên cứu, số lượng nam, nữ. Cụ thể:

Xét trên tổng số khách thể nghiên cứu: số khách thể trường ĐH Sài Gòn chiếm tỉ lệ cao nhất (34%), thấp nhất là trường ĐH Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (19%), số lượng khách thể nghiên cứu giữa Trường ĐH Nguyễn Tất Thành và Trường ĐH Khoa học tự nhiên có sự chênh lệch không cao.

Xét theo khối ngành: Số lượng khách thể thuộc các ngành xã hội (NXH, DL = 316) chiếm tỉ lệ cao hơn khối ngành kỹ thuật, công nghệ (NCN, KT= 233). Có nhiều yếu tố khách quan tác động đến việc phản hồi của sinh viên, vì vậy có sự chênh lệch về số phiếu phản hồi của hai khối ngành. Tuy nhiên, việc chênh lệch này không nhiều và không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

Xét theo tỉ lệ nam nữ: có sự không đồng đều giữa các trường tỉ lệ nam nữ. Sự không đồng đều này do xu hướng chọn ngành của sinh viên. Xu hướng chọn ngành ngành CN, KT của nam nhiều hơn nữ và ngược lại. Điều này phụ thuộc vào các yêu cầu của nhóm ngành nghề về cấu trúc tâm lý, đặc biệt là thể lực của người làm nghề.

Mặc dù không đồng đều về khách thể nghiên cứu khối ngành, tỷ lệ nam nữ (Bảng 2.4), nhưng không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

Xét theo tỉ lệ có làm thêm: nhìn chung số lượng sinh viên tham gia làm thêm nhiều hơn số lượng sinh viên không làm thêm. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không cao. Điều này khá dễ hiểu khi sinh viên ngày càng năng động, thích sống tự lập, do đó, ngày càng đông sinh viên tham gia các công việc làm thêm, bán thời gian để có thể trang trải cuộc sống tại các thành phố lớn.

Xét theo mô hình nhà ở: với mong muốn sống tự lập nên sinh viên ở trọ với bạn bè, ở một mình là nhu cầu cấp thiết. Do đó, tỉ lệ sinh viên ở nhà trọ chiếm 49,5%

tổng số khách thể nghiên cứu. Kế tiếp là sống cùng gia đình (28,4%), tỉ lệ sinh viên ở ký túc xá chỉ 17,9% tổng khách thể khảo sát và số sinh viên sống cùng người thân (nhà cô, dì, chú, bác, anh, chị, em họ hàng …) rất ít, chỉ 4.2%. Qua đó cho thấy, đa phần họ không có sự kiểm soát từ gia đình, mức độ sử dụng TTXH của họ sẽ gia tăng theo nhiều hướng với nhiều mục đích khác nhau.

Một phần của tài liệu Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)